
Tác giả: Đang cập nhật
Ngày cập nhật: 00:18 17/12/2015
Lượt xem: 1341796
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1796 lượt.
trong nhà bật lên một tràng cười sảng khoái, như thể vừa được xem một vở tuồng hay vậy.
– Ngươi đã mất công như thế, để ta cho ngươi xem cái ngươi vất vả đi tìm. Ngươi hãy vào đây…
Hồ Nguyên Tấn nghe nói thế thì hít một hơi rất sâu, đẩy của bước vào. Trong nhà, tất cả mọi vật dường như đều được làm từ gỗ, một cái ban thờ lớn chiếm đến nửa gian nhà, một cái sập gụ lớn bóng lộn chắc nịch, bên trái có một tủ sách lớn với vô số sách sắp đầy, một bộ bàn ghế mà trên bàn vẫn còn bày một ấm trà có lẽ mới pha vì vẫn còn có thể thấy mùi thơm ngào ngạt và bốc khói từ ấm, tất cả đều được làm bằng gỗ, được khảm ốc rất cầu kỳ và tinh xảo nhưng vẫn tránh được sự diêm dúa dễ thấy ở đồ khảm ốc. Mọi đồ vật được sắp xếp rất gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ, chắc hẵn vẫn được thường xuyên lau dọn tỷ mỉ.
Phía bên phải ngôi nhà có một cánh cửa nhỏ ngăn giữa hai phòng. “cạch” một tiếng, Tấn thấy cánh cửa này mở ra, để lộ ra bên trong một căn phòng hẳn cũng chỉ thắp một ngọn nến trong đó. Bóng đen vừa mở cửa đứng nguyên ở đó như mời hắn vào.
Trống ngực hắn đập thình thịch, nhưng đích đã ở rất gần làm tâm trí hắn nhộn nhạo. Hắn bước tới gần cánh cửa, từ đây hắn có thể thấy rõ hơn bóng đen đứng đó. Đấy là một dáng hình phụ nữ mềm mại, yểu điệu nhưng hơi gầy gò, đầu nàng hơi cúi xuống đúng như cung cách của một người dưới, mái tóc người này không búi lên như những người phụ nữ Đại Nam thời ấy vẫn làm, mà xõa tóc che đi phần lớn khuôn mặt.
Mặc dù thân hình người này tao nhã nhưng khi đến gần, hắn có thể thấy rõ hơn nước da nhợt nhạt đến xanh xao của nàng. Hắn biết nàng là ai.
Đột nhiên nàng ngẩng cao đầu, để lộ bộ mặt xương xẩu và đôi mắt mở to, đôi mắt này thâm quầng mà đục ngàu máu rất hung tợn, nó không hề có lòng đen mà chỉ dày đặc những tia máu kết thành một màu đỏ thẫm cho cả đôi mắt. Trên gương mặt ấy, đôi môi cũng tái ngắt đi đến thâm đen như vừa đi giữa trời lạnh. Hàm răng đều đặn như những hạt lựu đỏ au những máu…
Hiển nhiên, đó là một ma nữ.
Ma nữ này vùng lên toan nhảy xổ vào Tấn. Tấn bình thản nhìn nó. Ngay lúc này phía bên trong có tiếng quát:
– Mai con, đừng làm thế, không ích gì đâu.
Ma nữ nghe thấy thế lại thôi không nhảy vào hắn nữa. Nó vẫn gầm ghè như một con chó bị chủ quát nhưng vẫn chỉ chực tấn công người khách lạ. Đầu ma nữ hơi cúi xuống theo lệnh người trong nhà nhưng đôi mắt vẫn hướng lên một cách giận dữ làm phần trắng trong con mắt chiếm đến quá nửa, khiến cho vẻ dữ tợn càng tăng thêm bội phần.
Tấn dường như không quan tâm đến ma nữ này, thản nhiên lướt qua trước mặt nó. Nhưng ngay khoảnh khắc hắn lướt qua như thế, ma nữ liền thét “Á” một tiếng man dại, bật ngược về sau đến một trượng.
Tấn không thèm quay mình lại, chỉ đưa mắt nhìn quanh căn phòng. Chợt lại có một tiếng “Á” vang lên. Nhưng đây không phải là tiếng của ma nữ, mà là tiếng của Hồ Nguyên Tấn. Dưới ánh đèn leo lét nhảy múa một cách ma quái, hắn mở to đôi mắt đến hết mức có thể. Trong chốc lát, hắn quên cả cơn đau, bởi hắn thấy một thứ kinh dị nhất từ trước đến giờ.
“Thứ đó”, đang nằm trên giường!
[1'> Thuốc làm đứt ruột
Hồi thứ nhất NGHIỆP HẦU MA
Nhà Lê Trung Hưng, những năm Cảnh Hưng, tại Trấn Sơn Tây, phủ Tam Đái, tại thôn Thượng có nhà họ Phạm có cái nghiệp khâm liệm. Kể ra thì, từ xưa đến nay, chẳng mấy ai coi khâm liệm là một nghề. Suy đi tính lại, thì khâm liệm chỉ là cái việc lau rửa và đưa người đã khuất vào quan tài. Cũng có những người chuyên làm công việc này khi làng, xã có người qua đời, thù lao cũng có nhưng chỉ là công việc làm thêm, những người như thế vẫn trồng lúa, đánh cá kéo chài như nông dân thường, chỉ là có can đảm dám tiếp cận với tử thi, về cơ bản vẫn không thể dùng công việc đó mà nuôi sống gia đình và bản thân. Vậy nên chỉ nên gọi khâm liệm là việc, không nên gọi là nghề, càng nên tránh từ nghiệp. Thế nên việc nói rằng chuyên nghề khâm liệm cũng hơi quá chăng? Có điều, họ Phạm có đôi chút khác biệt với những điều nêu trên. Họ Phạm có thể nuôi sống bằng nghề hầu ma này, không những thế, lại có thể sống tương đối dư giả. Như vậy đủ gọi đó là nghề. Còn nghiệp thì là do cái nghề này vận vào thân, có muốn tránh cũng không thể tránh được.
Vậy mà dòng họ Phạm đã làm nghề này được nhiều đời. Dân làng vẫn đồn đại nhau rằng, họ Phạm không phải tự nhiên mà làm nghề này cha truyền con nối như thế. Họ truyền tai nhau rằng cách đây tám đời, họ Phạm có một người tên là Phạm Đình Phong, là một người nhỏ bé, gầy gò, lại vốn có bệnh hen từ nhỏ, đã có vài lần tưởng không qua khỏi, chỉ chờ quấn chiếu đem đi. Nhưng Phong vẫn sống, dù lay lắt, ho hen ốm yếu suốt. Thuốc thang chạy chữa cũng nhiều mà sức khỏe chỉ cầm cự được chứ không khá lên. Điều đó người làng Kim Nga coi như một kỳ tích rồi. Nhưng ốm yếu như thế, làm nông không nổi, mà buôn bán thì nhà cũng không có nghiệp. Cha mẹ Phong rất buồn phiền vì biết rằng khi mình trăm tuổi không biết Phong sẽ sống như thế nào, tất nhiên việc lấy vợ sinh con càng khó khăn. Hai vợ chồng nghĩ mà ứa nước m