
Tác giả: Thư Hương Tiểu Trúc
Ngày cập nhật: 03:41 22/12/2015
Lượt xem: 134374
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/374 lượt.
òn cô thì đã không nghe thấy cái gì rồi. Trong cổ họng có chút kích động, cô muốn hỏi một chút thầy giáo truyền thụ đạo đức hoặc sư phụ của thầy, chẳng lẽ thầy không biết lời nói như vừa rồi khác gì bị người ta hung hăng đánh cho một cái tát sao?
Dù là cô, cũng đau đến cơ hồ hoàn toàn tỉnh táo lại
***
" Cốc cốc "
Mặc dù chưa đến giờ quán trà mở cửa, người đàn ông cao lớn đeo kính vẫn cầm cái vòng ở đầu sư tử kim loại trên cửa bị long ra, đẩy cửa vào, ưỡn ngực thẳng vai, mặt vô tội đi vào.
“ Quán trà của các cậu cũ kỹ quá rồi”. Cậu ta rõ ràng là đồ vô dụng, tốn hơi tốn sức mà.
Lời dạo đầu như vậy, coi như là lời chào hỏi
Lâm Hi Nhiên cười một tiếng, nhấc ấm nước nóng bên cạnh, dùng nhiệt độ sôi của nước tráng qua mâm trà và ly trà, trong lúc chờ dụng cụ pha trà.
“ Hôm nay cậu pha loại trà gì đấy?”. Người đàn ông cao lớn tỏ ra rất vô tội, tiện tay cầm cái vòng cửa lúc nãy bị hỏng bỏ lên bàn, liều lĩnh mạo hiểm kéo ghế ngồi xuống. Cậu ta biết rõ có người trước khi mở quán trà này đã tỉ mỉ, cẩn thận chọn từng món đồ, từng vật liệu, chất liệu, toàn là hàng tốt, chứ không phải là người qua loa……..A, lá trà này thật là thơm, ngửi mùi vị đã biết là loại hảo hạng !
“ Đều là Thủy Châu trà”. Lâm Hi Nhiên cười nói. Lấy giấy lau ra, đem lá trà đặt lên trên, nhẹ nhàng điều chỉnh ngay ngắn từng lá trà, dùng thìa trúc tách ra.
Tiếp theo nhỏ giọng giảng giải: “ Trà Thủy Châu, được trồng chủ yếu ở Chiết Giang, từ đời Thanh Khang Hi đã được liệt vào hạng trà dâng tiến cho vua, nên có tên là “ Cống Hi”. Ý tứ chính là hiến tặng cống phẩm cho Khang Hi. Lá trà hình tròn nên cũng có tên gọi khác là “ Tròn trà”, lá trà có màu xanh nhạt nên cũng có nơi gọi là “ Hạt ngọc màu xanh”. Đem là trà vào bàn nhỏ bên trong, để cho người cao lớn kia từ từ thưởng thức sau, Hi Nhiên trước là muốn đem ấm pha trà không, sau đó mới bỏ lá trà thô vào.
“ Dạ, dạ, cậu thật là bác học, thấy nhiều biết rộng”. “Người kia” rất có hứng thú nói chuyện với Hi Nhiên. Người kia cao lớn, nói ngắn gọn, tháo kính mát xuống kẹp vào cổ áo T-shirt màu đen, mặt mũi sáng sủa đẹp đẽ, mặc quần bò màu đen, quả là sự kết hợp hoàn hảo.
Một thân ăn mặc mode như thế, cho dù ai cũng không nghĩ “người đó” cả ngày cầm bút lông vẩy mực vẽ tranh, là một họa sĩ nổi tiếng với danh xưng Nghệ Thuật Gia
Bên trong quán trà thường treo kiệt tác của người đó. Chỉ là tính khí người đó không ổn định, nếu hôm nay tâm tình vui vẻ thì sẽ treo tranh, nếu ngày nào đó chợt nhìn thấy tác phẩm của mình thấy chướng mắt, không nói hai lời cũng chẳng thèm nể mặt khách mà “ tịch thu” hết tranh khiến nhiều người lầm tưởng là cướp, là cường bạo. Mà Lâm Hi Nhiên trong trường hợp đó cũng cẩn thận sửa chữa từng mảng tường, để cho “ người kia” tự do vẽ hoặc treo tranh.
Bọn họ là bạn bè với nhau đã hơn 3 năm, quen biết nhau ở Đại lục. Lúc đó Hi Nhiên đang ở Diễm Dương trà viên nghiên cứu lá trà, tỉ mẩn chuyên chú. Mà “người kia” quay lưng đang vẽ tranh trên giấy, cảnh sắc trước mắt đẹp hút tầm mắt bỗng nhiên lại xuất hiện một người khách không mời mà đến. Sau đó, đang lúc cao hứng nhất, Lâm Hi Nhiên mang một cốc trà ngon tự tay pha làm cho “ người kia” giật mình. Từ lúc đó, từ “ Bạn bè” xuất hiện giữa hai bọn họ.
“ Tay chân cậu thật chậm”, người cao lớn kia không nhịn được phát biểu cảm tưởng nhưng cũng không dám trực tiếp thúc giục. Dù chậm nhưng pha được tách trà tinh tế - đạo lý này không phải hắn không hiểu. Mỗi tội đầu lưỡi và vị giác không phối hợp với nhau ( ý là giục thế thôi nhưng vẫn muốn một tách trà ngon)
Thật sự là hắn nghiện trà, nhưng nếu tự mình pha thì lại không pha được một tách trà ngon như thế.
Lâm Hi Nhiên trước sau vẫn mỉm cười. Trước hết là rót nước sôi vào ấm tử sa, lấy nắp hớt bọt đi, ngay sau đó đổ bọt vào khay trà, trong ly trà lúc này gọi là “ Tráng trà”.
“ Tráng trà – tác dụng thứ nhất là loại bỏ tạp chất hoặc vị bẩn trong lá trà, làm cho trà thêm tinh khiết. Công dụng thứ hai là khiến lá trà hấp thu độ ẩm và cùng vị ấm áp, giúp lá trà giãn ra, dần dần tỏa ra mùi thơm cùng vị trà. Công dụng thứ ba là loại bỏ mùi tạp vị trong lá trà…..Nếu muốn vị trà ngon hơn, không nên bỏ qua những bước tráng trà”. Lâm Hi Nhiên nhẹ giọng nói.
Cái gì mà xông ra tạp chất? Giúp lá trà giãn ra? Lá trà lại còn phải “ tắm rửa” như thế nữa sao?
Người đàn ông cao lớn mắt trợn trắng, không cảm kích chút nào.
“ Ôi trời, mỗi lần tôi tới, cậu đều nói như vậy, nhưng tôi vẫn không có lần nào nhớ được”. Cho nên đừng lãng phí nước bọt – ý của người đàn ông kia là muốn được uống trà luôn.
Lâm Hi Nhiên tay không ngừng hoạt động, động tác rõ ràng gọn gàng nhưng vẫn từ từ chậm chạp. Không hẳn là do bị thúc giục mà bỏ qua các bước pha trà, càng không phải do cá tính mà tạo thành như thế, đó là do cậu ta quý trọng lá trà ngon, tự tay pha trà, tráng trà lại bước không thể thiếu trong trà đạo.
Một lần nữa rót nước nóng lên bình đựng trà, đậy nắp lại, lại đổ nước nóng lên lần nữa, đó là bước “ Xông bình”.
Mục đích của việc “ Xông bình” là để cho nắp b