Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Bên Nhau Trọn Đời

Bên Nhau Trọn Đời

Tác giả: Cố Mạn

Ngày cập nhật: 04:49 22/12/2015

Lượt xem: 1341164

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1164 lượt.

ng tích tắc tràn ngập mọi cảm quan.
“Mặc Sênh, tóc em làm ướt áo anh.” Dĩ Thâm bế cô đặt lên đùi, vừa hôn vừa nói: “Cởi áo ra giúp anh.”
“… Anh định làm gì?” Trong lúc hôn, Mặc Sênh yếu ớt hỏi.
Dĩ Thâm tỏ ra rất bó tay khi vợ mình hỏi một câu như vậy, “Em đoán xem!”
Mặc Sênh ấp úng: “Buổi sáng mới… mà ngày mai em phải chụp ngoại cảnh…”
“Em tưởng anh làm gì?” Dĩ Thâm nhướn mày, “Về là phục vụ em đến giờ, anh chưa tắm.”
Hử?
“Nên giúp anh cởi quần áo, anh đi tắm.”
Dĩ Thâm dựa vào đầu giường, nhìn Mặc Sênh ngồi trên đùi anh, chăm chỉ cởi từng nút, anh đưa tay ấn điều khiển rèm cửa.
Hạt nút cuối cùng của chiếc sơ mi đã được cởi, nhưng Dĩ Thâm không có ý định đứng dậy vào phòng tắm. Mặc Sênh ngước lên nhìn anh, thấy anh áo xống xộc xệch dựa ngồi đó, chăm chú nhìn cô, trong ánh mắt anh cháy lên một ngọn lửa.
“Làm sao đây?”
Anh túm lấy tay cô, giọng khàn khàn.
“Ưm?” Mặc Sênh cũng bất giác hạ giọng.
“Anh bỗng muốn “ngôn truyền thân giáo”.”
Lúc bị đè xuống giường thực hành “thân giáo”, Mặc Sênh rất ảo não, sao lại bị lừa rồi, chẳng phải cô nên biết sớm hay sao, nếu Hà đại luật sư chịu để cô thắng về lý luận thì chắc chắn phải dùng cách khác để đòi lại gấp đôi.
Rèm cửa từ từ khép lại, che phủ một cảnh xuân quang.
GIÁNG SINH LÀM GÌ CHO VUI?
Giáng Sinh, Thành phố A rất náo nhiệt, Dĩ Thâm lại buồn bực.
Mấy hôm trước Dĩ Thâm phải đi công tác, hôm nay vừa về nhà đã bị Mặc Sênh kéo đi siêu thị. Tối thứ bảy, mai là chủ nhật, rõ ràng là thời điểm tốt để mài mòn một thứ thể lực nào đó, tại sao lại cứ phải đi siêu thị?
Ừ, tuy dạo phố cũng là mài mòn thể lực…
Dĩ Thâm đẩy xe, Mặc Sênh ném đồ đạc vào đó. Lúc đi ngang khu vật dụng trang trí phòng ngủ, Mặc Sênh nhớ ra cần phải thay tấm ra trải giường nhà mình rồi.
Thế là cúi người xuống chọn.
Dĩ Thâm trước giờ không tham dự vào những chuyện nhỏ nhặt này, nên Mặc Sênh hoàn toàn chọn lựa dựa theo sở thích của mình.
Màu xanh da trời hoa văn màu ngà.
Chọn cái này vậy.
Đang chuẩn bị ném vào xe hàng, Dĩ Thâm thốt ra: “Màu này không đẹp.”
Hiếm khi anh chịu có ý kiến, Mặc Kênh kinh ngạc nhìn, lập tức đổi màu khác. “Còn cái này?”
Tiếp tục lắc đầu.
Sau khi chọn liền ba bốn màu, Mặc Sênh thấy buồn bực quá. “Không đẹp chỗ nào nào, màu sắc hoa văn đều rất nền nã mà!”
“Ừ, không nổi bật được màu da em!”
Bên cạnh vừa hay có hai cô nữ sinh đi ngang, nghe thấy thế liền cười hí hí quay lại nhìn họ, trong đôi mắt đầy nét mờ ám.
Mặc Sênh ngờ nghệch vẫn chưa phát hiện ra câu nói mà ông chồng nhà mình vừa công khai phát biểu này là có ý gì, cứ lầm bầm: “Chỉ cần thoải mái là được rồi mà.”
Khụ khụ, Hà Dĩ Thâm tiên sinh, lúc anh dạo siêu thị, trong đầu anh nghĩ đến cảnh tượng gì thế hả?
TÂM SỰ CỦA DĨ VĂN
LOÀI HOA KHÔNG TÊN.
Lúc tôi chín tuổi, anh DĨ THÂM hàng xóm trở thành anh trai tôi.
Tôi vui lắm, sán đến bên mẹ hỏi: “Mẹ, từ này anh DĨ THÂM sẽ ở nhà mình không về nhà anh ấy nữa phải không?”
Mẹ ôm tao vào lòng , nói: “Đúng đấy, DĨ VĂN có thích không?”
“Thích” Tôi gật đầu lia lịa để chứng tở tôi rất vui, nhưng không hiểu sao trông mặt mẹ rất buồn.
có một anh trai như DĨ THÂM thật đáng tự hòa, làm cho mấy đứa bạn gái
phát ghen. Lịa còn được cả thầy giáo chú í đến. Vừa vào năm học mới,
thầy giáo nhìn vào danh sách hỏi tôi: “Em quen HÀ DĨ THÂM phải không?”
tôi gật đầu: “Vâng, anh ấy là anh trai em.”
“Ra vậy,” Thầy gioa cười: “Thầy cũng dạy tanh ấy lớp bảy, xem ra thầy râ có duyên với hai anh em.
Thầy giáo cười nói vui: “Vậy học kì này em làm lớp trưởng nhé. Anh giỏi chắc em cũng giỏi.”
Dần dần bọ con gái trong lớp tôi đều biết tôi là em gái của “HÀ DĨ
THÂM”, có đứa con lân la hỏi dò: “DĨ VĂN, anh ấy có nói với cậu anh ấy
thích ai không?”
“Không” Dĩ Văn thẳng thừng trả lời.
“Này, DĨ VĂN, cậu biết không, Doãn Lệ Mai ở lớp trên thích anh cậu đấy.”
Hình như bọn họ rất thích chủ đề ai thích ai. Thận chí có mấy đứa trong
lớp với mấy chị lớp trên tiết lộ bí mật với tôi: “Cô nọ cô kia thích
anh cậu…”, mà đối tượng thích DĨ THÂM liên tục thay đổi.
Trong trường đúng là có rất nhiều cô thích DĨ THÂM nhưng hình như anh ấy không quan tâm đến chuyện đó.
Có lúc sau khi DĨ THÂM giảng bài cho tôi, tôi cố í dò hỏi: “DĨ THÂM, anh
có thích ai không? Lớp em có nhiều đứa thích anh lắm.”
“Không.” DĨ THÂM trả lời dứt khoát, rồi lại cắm cúi làm bài, không hề tỏ ra tò mò muốn biết ai thích mình.
Buổi chiều hôm đó, nhing khuôn mặt nghiêng rất đẹp của DĨ THÂM cúi xuống
trang vở, trong lòng tôi có một cảm giác rất lạ, cảm thấy một niềm vui
xốn xang.
Khi tôi vào lớp mười một thì DĨ THÂM đỗ vào trường đại học C và chuyển đến học ở thành phố A, là nơi đối với tôi lúc đó rất xa xôi.
Tôi không quen trong nhà không có DĨ THÂM, hình như cảm thấy rất trống
vắng, lúc ăn cơm mẹ tôi vẫn quen xới bốn bát cơm, ròi nghĩ ra DĨ THÂM đã
xa nhà , mới đổ cơm vào nồi.
Tôi vẫn cảm thấ rất vuồn, ngay bên bàn ăn tôi dã thề: “Con cũng thi trường C.”
Bố tôi cười khen: “DĨ


Polaroid