XtGem Forum catalog

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ Bi

Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ Bi

Tác giả: Bạch Lạc Mai

Ngày cập nhật: 03:15 22/12/2015

Lượt xem: 134878

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/878 lượt.

, cũng có thể cô độc thản nhiên như không.
Trương Ái Linh là một phụ nữ cao ngạo, lần này đến Hương Cảng, học lại chỉ là một lý do, cho nên bị nhà trường từ chối, đối với cô cũng chẳng có gì ghê gớm. Cô bình thản ra đi, tìm một chỗ ở tạm cho mình, bắt đầu tìm việc kiếm sống. Cô từng nói: “Hương Cảng là một thành phố xinh đẹp nhưng bi thương”. Cho nên, muốn tìm một công việc như ý thật không dễ dàng gì. Trong quá trình xin việc, cô đã vấp phải vô vàn sự lạnh nhạt và coi thường.
Nhưng Trương Ái Linh lúc đó, không còn là một cô nữ sinh chưa hiểu sự đời nữa. Cô là một nữ tác gia trẻ tuổi, tác phẩm của cô đã từng hô mưa gọi gió khắp Bến Thượng Hải. Có lẽ vinh quanh đó tuy bị thời gian làm nhạt nhòa, nhưng tài hoa từ trong cốt tủy của cô thì đến chết vẫn còn. Rất mau chóng, Trương Ái Linh tìm được công việc phiên dịch ở Sở Tin tức của Mỹ đóng tại Hương Cảng. Cô có nền tảng quốc văn vững chắc, lại thêm trình độ ngoại ngữ rất cao, biên phiên dịch với cô không phải là việc khó.
Trương Ái Linh đã dịch những tác phẩm lớn như Ông già và biển cả, Tuyển tập Emerson, Bảy tiểu thuyết lớn của nước Mỹ… Cô không có nhiều hứng thú với việc dịch văn học, đó chỉ đơn thuần là một công việc mà thôi. Thời gian này, cô còn viết kịch bản phim Cô gái nhỏ, Tương phùng Nam Bắc, phong cách văn chương thanh đạm hơn rất nhiều, nhưng vẫn không mất đi phong vị vốn có. Tẩy bỏ trang điểm phù hoa, Trương Ái Linh đã sợ hãi đám người hỗn loạn trên thế gian này. Thứ cô cần, không phải là trang sức rực rỡ, mà trang điểm tự nhiên.
Ở Hương Cảng, thứ Trương Ái Linh thích nhất không phải là công việc này, mà là hai người bạn cô kết giao được, đó là nữ sĩ Quảng Văn Mỹ và chồng cô là Tống Kỳ - nhân viên phiên dịch của Sở Tin tức Mỹ. Tống Kỳ tiên sinh là con của Tống Xuân Phảng, một nhà biên kịch nổi tiếng. Năm 1948, anh đến Hương Cảng, rồi công tác tại bộ phận biên tập sách báo của Sở Tin tức Mỹ, Công ty Điện Mậu Ảnh Nghiệp và Công ty Điện ảnh Thiệu Thị. Anh trung thành với văn học cổ điển Trung Quốc, có nhiều nghiên cứu mới mẻ và đặc biệt về Hồng lâu mộng. Cũng chính vì Hồng lâu, Trương Ái Linh và anh càng có chung hứng thú và kiến giải tương đồng với nhau.
Vợ chồng Tống Kỳ sống ở Thượng Hải vào những năm 40, nên họ ngưỡng mộ Trương Ái Linh đã lâu, từ lâu đã là độc giả trung thành của cô. Không ngờ cơ duyên trùng hợp, khiến họ gặp nhau ở Hương Cảng, từ đó, tình bạn của họ kéo dài đến tận cuối đời. Về chuyện tình cảm của Trương Ái Linh, họ đều không lạ gì, những lúc nói chuyện cũng nhắc đến, nhưng Trương Ái Linh thường không bàn luận gì. Về sau, hai vợ chồng họ không bao giờ nhắc lại quá khứ dâu bể của cô nữa.
Ở Hương Cảng, Trương Ái Linh tứ cố vô thân, vợ chồng Tống Kỳ đã giúp đỡ cô rất nhiều. Để một phụ nữ đơn thân như cô bị bên ngoài quấy nhiễu, vợ chồng họ đã tìm thuê giúp Trương Ái Linh một căn nhà ở khu gần nhà họ ở. Cứ như thế, họ qua lại thăm hỏi nhau nhiều lần hơn. Đều là những người sống tình cảm, lại cùng định cư ở Thượng Hải, những điểm chung này đã đem đến biết bao tình cảm ấm áp cho Trương Ái Linh khi cô đang cô độc nơi chân trời góc bể. Cho dù Thượng Hải đã mang lại quá nhiều vết thương cho cô, nhưng vầng trăng sáng của cố hương, lại khiến cô nhớ nhung sâu đậm.
Sự yên ổn tạm thời, khiến Trương Ái Linh bắt đầu có ý định sáng tác trở lại. Trong lòng cô, viết lách vẫn luôn là một mối tình không thể chia cắt. Cho nên, dù là đắc ý hay là thất vọng, cô đều cần văn chương để chữa trị. Đây là lần đầu tiên Trương Ái Linh viết tiểu thuyết bằng tiếng Anh, tác phẩm mang tên Ương ca[2'>. Sau khi viết xong, Trương Ái Linh cực kỳ tự tin, cô đem bản thảo cho vợ chồng Tống Kỳ đọc, rồi mới đem gửi cho các nhà môi giới xuất bản của Mỹ.
[2'> Ương ca: Một loại hình hát múa dân gian lưu hành ở nông thôn miền Bắc Trung Quốc, có trống và thanh la làm nhịp.
Tài hoa của Trương Ái Linh đã được Sở trưởng Sở Thông tin Mỹ, McCarthy, công nhận. Ông thấy Trương Ái Linh đúng là thiên tài văn học, một người Trung Quốc có thể viết tiểu thuyết bằng tiếng Anh đến trình độ điêu luyện như vậy, gần như khiến người ta phải ghen tỵ. Cuốn Ương ca sau này được xuất bản ở Mỹ, và đã nhận được phản ứng khá tốt trong giới đọc sách. Có người phê bình sách viết rằng: “Cuốn sách làm rung động lòng người này, là sáng tác bằng tiếng Anh đầu tiên của tác giả. Nó thể hiện khả năng tiếng Anh thuần thục của tác giả, khiến những người sinh ra đã nói tiếng Anh như chúng ta, phải ngưỡng mộ”.
Về sau, Trương Ái Linh dịch Ương ca sang tiếng Trung, tác phẩm này liên tục được đăng trên báo Thế giới ngày nay của Hương Cảng. Sau này, nó được xuất bản cả bản tiếng Trung lẫn bản tiếng Anh ở Hương Cảng, nhưng lượng tiêu thụ lại cực kỳ ảm đạm. Có lẽ vì phong cách sáng tác của Trương Ái Linh đã thay đổi quá lớn, độc giả yêu thích cô trước đây vẫn còn chìm đắm trong Hoa hồng nhung và hoa hồng bạch, trong Mối tình khuynh thành và Mười tám mùa xuân. Họ không có cách nào bước vào cảnh giới bình thường tẻ nhạt mà gần tự nhiên này trong văn của Trương Ái Linh, hay nói cách khác, khẩu vị