
Tác giả: Dịch Phấn Hàn
Ngày cập nhật: 04:05 22/12/2015
Lượt xem: 134770
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/770 lượt.
ai như ong vỡ tổ. Một nửa số nữ sinh trong lớp chúng tôi đã có bạn trai, khi chúng tôi mới bước vào cổng trường đại học chưa quá ba táng. Một nửa số nữ sinh lớp chúng tôi thay bạn trai thứ nhất và có bạn trai thứ hai khi chúng tôi bước vào đại học chưa quá một năm.
Trong ấn tượng của tôi, tìm bạn trai hay tìm bạn gái dường như là nhịp điệu chính của năm học thứ nhất. Tôi sẽ hát cho mọi người nghe bài đồng dao rất quen tai có thể nói rõ điều này: "Tìm đi, tìm đi, tìm bạn trai, tìm bạn trai, tìm được một bạn trai tốt, nắm tay nhau hôn một cái, anh là bạn trai của tôi. Rồi sau đó, bai bai."
Nói một cách khái quát thì thế. Nói về tình hình yêu đương một cách tỉ mỉ, chi tiết thì rất khó. Bởi lẽ, hầu hết các nữ sinh vừa bước vào đại học đã yêu ngay, đến năm thứ tư tốt nghiệp thì đã thay đến mấy người bạn trai rồi. Ví dụ như Tô Tiêu, tôi đếm cả buổi cũng không hết được cô ấy có tất cả bao nhiêu bạn trai. Xin cứ thong thả, đợi tôi đếm rõ ràng xong sẽ dần dần kể các bạn nghe. Trường có nhiều nữ sinh, mà đặc biệt là khoa Văn học chúng tôi. Cho nên sự cạnh tranh vô cùng quyết liệt, không, từ "quyết liệt" chưa đủ để nói rõ vấn đề đó, nên dùng từ "khốc liệt" để hình dung. Có nữ sinh năm thứ nhất đã thay đến ba người bạn trai, nhưng cũng có nữ sinh năm thứ tư cũng chưa từng có ai theo đuổi. Con gái muốn tồn tại trong đám con gái thì phải tranh giành bạn trai, giống như các loài cạnh tranh với nhau, loài nào thích ứng với tự nhiên sẽ tồn tại.
Tôi mất thời gian bốn năm, từ năm thứ nhất đến năm thứ tư lấy thực tế để chứng minh cái lý luận nổi tiếng này. Nữ sinh năm thứ nhất là bóng rổ, cậu tranh tôi cướp. Nữ sinh năm thứ hai là bóng chuyền, phát rồi mới nhận. Nữ sinh năm thứ ba là bóng bàn, cậu đánh tôi đỡ. Nữ sinh năm thứ tư là bóng bowling, va một cái là đổ. Trên mạng còn lưu truyền một cách nói này:
Năm thứ nhất xinh đẹp
Năm thứ hai đáng yêu
Năm thứ ba ra cảnh cáo
Năm thứ tư chẳng ai cần.
Nữ sinh năm thứ nhất là hàng xuất khẩu
Nữ sinh năm thứ hai là hàng nội địa
Nữ sinh năm thứ ba là hàng ế
Nữ sinh năm thứ tư là hàng thanh lý
Nữ sinh năm thứ nhất muốn kéo dài tình yêu Nữ sinh năm thứ hai bị mục nát Nữ sinh năm thứ ba muốn bán tháo Nữ sinh năm thứ tư bị quẳng đi.
Điện thoại phòng kí túc xá có thể chứng minh điều này. Hết đợt luyện tập quân sự, ở phòng kí túc xá, ngoài Chương Hàm Yên ra mọi người đều không mua điện thoại di động. Thế là cái điện thoại đó ở phòng cứ đến tối lại ở vào trạng thái "đường dây nóng". Không khi nào giữ yên lặng được 15 phút. Năm đầu ai cũng còn ngây ngô, chưa gì đã sợ mình nhận điện thoại không bằng những người khác trong phòng, còn chưa biết làm cao khi có người muốn xin số điện thoại, nên đã phân phát số điện thoại của mình đi khắp nơi như thế.
Học kì đầu tiên, về cơ bản điện thoại của phòng là gọi cho tôi, La Nghệ Lâm và Tô Tiêu. Gọi điện thoại đến có bạn học cũ, có người nhà người thân, nhưng điều khiến chúng tôi hoan hỉ hơn cả là điện thoại của những nam sinh lạ hoắc. Ví dụ, có điện thoại gọi đến, đầu bên kia có một nam sinh trẻ măng đang hỏi, xin hỏi phòng các bạn có phải có một bạn nữ sinh hay mặc áo màu phấn hồng, làn da trắng không? Còn nữa, từ 3 giờ đến 5 giờ chiều qua bạn ấy đã đến thư viện à?
Các bạn đừng cười, phòng chúng tôi thực sự là đã từng nhận một số lượng nhất định những cuộc điện thoại như thế. Cuối cùng người cần tìm ấy vẫn là Tô Tiêu với số lần nhiều nhất, tôi và La Nghệ Lâm mỗi người chỉ từng có hai lần trải qua chuyện lạ như vậy. Cảm giác đó vô cùng tự hào, trong lòng vô cùng sung sướng. Nhưng bình thường không ai để ý. Càng để ý chúng tôi như vậy chúng tôi càng làm cao. Có chút ánh nắng là rực rỡ, ai mà chẳng vậy.
Điện thoại bận tíu tít như vậy đấy, lúc đầu tình trạng này không hề thu hút sự chú ý đăc biệt của tôi, đến khi có một lần La Nghệ Lâm nằm bò ra phía trước cái điện thoại và viết mấy con số: 28, 29 của tôi; 34, 35 của Tô Tiêu; 33, 34 của Dịch Phấn Hàn. Còn lại 12 cuộc kia chia đều cho các bạn khác. Cô ấy đang thống kê số lần các cuộc điện thoại trong phòng của tuần đó (máy có hiển thị các cuộc gọi đến). Bởi vì không tiện thống kê số lượng người theo đuổi của mỗi bạn, nên thống kê số điện thoại gọi đến. Chuyện này e là cũng chỉ có La Nghệ Lâm mới làm. Tôi chợt cảm thấy nguy cơ tiềm ẩn khắp nơi. Lòng hiếu thắng bị kích động, hôm đó ở trên mạng, một đứa từ trước tới nay không bao giờ cho bạn trên mạng số điện thoại như tôi lại truyền bá rộng rãi số điện thoại của mình. Tôi muốn gia tăng hết cỡ đội ngũ người theo đuổi trong đám người quen có hạn của mình.
Cái trò thống kê để tiêu khiển nhạt nhẽo, vô nghĩa của La Nghệ Lâm biến thành một sự cạnh tranh có ý nghĩa. Một tiếng chuông vang lên cũng ẩn chứa ý nghĩ giết người. Sự cạnh tranh của con gái không nơi nào là không có, họ tận dụng mọi khả năng có thể.
sau, sự cạnh tranh này không chỉ thể hiện trên số lần nghe điện thoại mà thể hiện cả trên chất lượng cuộc gọi. Ví dụ, Tô Tiêu đứng đầu bảng về yêu cầu bạn trai ở đầu bên kia hát một bài để tăng thêm sở thích gọi đi