Old school Easter eggs.

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Căn Phòng Nhung Nhớ

Căn Phòng Nhung Nhớ

Tác giả: Minh Tiền Vũ Hậu

Ngày cập nhật: 03:15 22/12/2015

Lượt xem: 134932

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/932 lượt.

quay biển nuôi trồng, rất nhiều rừng cây đã bị chặt. Nhưng thủy hải sản ở đây tiêu thụ không được tốt, một số hồ nuôi trồng cũng biến thành đầm lầy bỏ hoang. Hồi chị còn nhỏ, đúng là bên sông có rất nhiều đom đóm. Hồi ấy không thấy đẹp, bây giờ thì rất nhớ chúng”.
“Người bạn ấy cũng nghĩ là em nói quá”.
“Ha ha! Đúng rồi, người bạn mà em nói tên là gì? Những người trẻ tuổi trong thị trấn có lẽ đều biết nhau”.
”Giang Hải”.
“Là A Hải”. Chị Phương bật cười: “Cậu ấy, chị và chồng chị A Đức là bạn học hồi tiểu học. Chị còn ngồi cùng bàn với cậu ấy. Cậu ấy lúc nào cũng không làm xong bài tập, sáng nào cũng cướp vở của chị chép bài. Hồi nhỏ cậu ấy nghịch lắm, không có bạn nữ nào muốn ngồi cùng bàn với cậu ấy”.
“Nhìn dáng vẻ lầm lì ít nói của anh ấy bây giờ thật là không thể ngờ được”. Thái Mãn Tâm có chút hứng thú, chống cằm nghe.
“Cậu ấy lầm lì? Ha ha!”. Chị Phương lại bật cười: “Lúc ở trên lớp cậu ấy nói nhiều nhất. Thầy cô đứng trên bục giảng giảng bài, cậu ấy ngồi dưới nói, còn cho chị xem lũ giun cậu ấy bắt được, rất nhiều lần bị thầy cô phạt đứng xó, lại còn hỏi cậu ấy: “Có phải em bị chứng hiếu động không?”.”
“Lần sau em sẽ hỏi anh ấy, còn có chuyện ấy cơ ạ?”.
“Có điều...”. Chị Phương thở dài: “Từ khi bố A Hải mất, cậu ấy ít nói hẳn. Hồi ấy sức khỏe của mẹ cậu ấy cũng không tốt. Đến cấp hai, vườn hoa quả trong nhà đều do một mình A Hải lo liệu. Trường cấp hai lại ở Đồng Cảng, khi nào bận thì ngày nào cậu ấy cũng đạp xe về. Hồi ấy cậu ấy vừa đen vừa gầy. Nhưng cậu ấy rất thông minh. Trong số bọn chị, chỉ có cậu ấy thi đỗ đại học. Như bọn chị tốt nghiệp cấp hai xong không học tiếp, bây giờ con cái đông đủ cả rồi”.
Thái Mãn Tâm cười: “Chỉ là con đường khác nhau mà thôi. Cho dù anh ấy đỗ đại học, bây giờ cũng quay về Đồng Cảng”.
“Hồi cậu ấy học năm thứ tư thì mẹ mất, hình như phía trường học cũng gặp vấn đề gì đó, nói chung là không được như ý”. Chị Phương lắc đầu: “Chị cũng không biết rõ lắm. A Hải rất ít khi nói về chuyện của mình, giống như em nói đấy, về sau cậu ấy lầm lì thật. Ai mà ngờ được trước đây là một cậu bé nghịch ngợm, hiếu động như thế”.
Thái Mãn Tâm nhìn Định Hải đang nằm bò ra bàn làm bài tập. Có vẻ như cậu bé cũng cảm thấy khó hiểu khi chị Phương không ngừng nhắc đến A Hải, chốc chốc lại ngẩng đầu nhìn. Thái Mãn Tâm nhớ đến Giang Hải khi còn nhỏ, nghịch ngợm và bướng bỉnh. Nếu thời gian có thể quay trở lại, cô có thể vượt thời gian nhìn thấy cậu bé đen đen gầy gầy ấy thì nhất định sẽ ôm cậu ấy vào lòng.
Lúc ấy cô không hiểu rằng khi mình dịu dàng thương yêu, xót xa một người thì cũng là lúc mình cam tâm tình nguyện, chuẩn bị sẵn sàng bị người đó làm tổn thương.
Định Hải ngủ ở ghế sofa trong phòng khách, nhường phòng mình cho Mãn Tâm. Trên tường có hai khung ảnh bằng kính rất to, bên trong gài rất nhiều ảnh. Nhìn qua thì thấy bức ảnh tập thể Định Hải và các bạn chụp lúc đi du lịch Đồng Cảng, ăn hải sản ở nhà hàng của anh Thành. Trong bức ảnh thấp thoáng hình bóng quen thuộc tay chống hông, dặn dò nhân viên điều gì đó. Cô thích thú xem tiếp. Chị Phương và Định Hải đã ngủ, Thái Mãn Tâm không muốn để đèn sáng nên giơ điện thoại, xem từng bức ảnh qua ánh sáng yếu ớt từ màn hình điện thoại. Có một vài bức ảnh trong đám cưới của chị Phương. Chú rể trông quen quen, Giang Hải cũng đứng trong phòng tiếp khách.
Cách lớp kính, ngón tay vẽ theo đường nét trên khuôn mặt của anh.
Cô không hiểu tôi, có thể là 0,1% cũng không. Anh đã từng nói như thế.
Thái Mãn Tâm hếch cằm, mỉm cười tự nói: “Này, đồ nghịch ngợm, hiếu động, bây giờ có 0,2% rồi chứ”.
Đêm ấy cô ngủ không ngon giấc. Không có gió biển xua đi hơi nóng, chỉ có thể bật quạt. Quạt kêu cành cạch suốt đêm. Lúc trời lờ mờ sáng, nghe thấy tiếng chị Phương ra vào nhà bếp. Thái Mãn Tâm mở mắt, trong lúc nửa tỉnh nửa mơ không nghe thấy tiếng sóng biển quen thuộc, bất chợt hoảng hốt rồi mới nhớ ra mình không ở Đồng Cảng.
Chị Phương đã chuẩn bị xong bữa sáng, sau đó đặt hai chiếc túi rất to đã chuẩn bị sẵn ở cửa, phàn nàn nói: “Em nói xem, A Đức đã biết là hôm nay có phiên chợ mà hôm qua còn về muộn như thế. Đúng là không thể mong chờ anh ấy dậy sớm giúp đỡ”.
“Em giúp chị cầm sang nhé”.
“Không sao, chị mang một ít sang trước, đợi A Đức dậy sẽ mang một nửa sang. Nếu buổi trưa anh ấy không mang sang thì để xem có cơm trưa mà ăn không!”. Tuy là trách móc nhưng giọng nói vẫn ẩn chứa vẻ nũng nịu thân mật.
Chợ phiên ở ven thị trấn Bạch Sa vô cùng náo nhiệt. Thịt cá, trứng gia cầm, rau quả, quần áo, mũ nón, đồ dùng sinh hoạt, thứ gì cũng có. Bên cạnh còn có chợ động vật. Thái Mãn Tâm nhìn không xuể, giúp chị Phương bày hàng xong, sau đó một mình đi xem chợ. Đi đi dừng dừng, lúc quay lại cũng đã hết hai tiếng. Trước sạp hàng của chị Phương có thêm một người đàn ông tay xách túi. Thái Mãn Tâm đã nhìn qua ảnh, đó là A Đức, chồng của chị Phương. Chị Phương chỉ tay vào ngực anh và quát: “Đồ lười biếng, nếu không phải lúc ấy nhìn nhầm thì ai thèm lấy anh”.
“Bị bạn bè bắt ở lại mà, may mà hôm qua không uống nhi