XtGem Forum catalog

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Câu Được Con Rùa Vàng

Câu Được Con Rùa Vàng

Tác giả: Không Hữu Cố Sự

Ngày cập nhật: 03:00 22/12/2015

Lượt xem: 1341142

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1142 lượt.

ẻ mặt của bà ta phản ứng điều gì, nhưng tôi biết, hôm nay tôi đã triệt để “đắc tội” với bà ta. Chỉ có điều không hiểu sao tâm trạng thấy vui lắm.
Ra khỏi cổng, tôi thấy ông Lâm đuổi theo, kéo tay tôi đặt vào bàn tay ông, vỗ vỗ mu bàn tay tôi, nói: “Con ngoan!”. Cảm giác này có vẻ như anh hùng thương tiếc anh hùng vậy. Chắc là ông Lâm cả đời này đã phải sống dưới uy quyền của vợ, cuối cùng hôm nay tôi đã dám phản công lại vợ ông. Tôi đúng là anh hùng hào kiệt, ha ha ha!
Nghĩ đến những gian nan trong tương lai, sống mũi tôi lại cay cay. Môi cố hé nụ cười:
- Bác trai, bác giữ gìn sức khỏe, cháu về trước đây ạ!
Cuối cùng chúng tôi ra về trong ánh mắt yêu thương của bố Lâm Diệu.
Lái xe chưa được bao xa, Lâm Diệu đã dừng xe lại, nhìn tôi chằm chằm, cứ như thể nhiều năm không gặp, có rất nhiều chuyện muốn nói với tôi vậy.
- Đừng có nói những lời khó nghe với em, cũng đừng nghi ngờ tình cảm em dành cho anh, càng đừng nghi ngờ sự kính trọng của em với bố mẹ anh!
Tôi chưa nói xong Lâm Diệu đã ôm chặt lấy tôi, thì thầm vào tai tôi:
- Anh yêu em lắm!
Hài, yêu thì cứ yêu đi, cần gì phải thêm chữ “lắm” vào? Trái tim tôi như đang nứt ra, một dòng máu nóng trào cả ra ngoài. Tôi nhìn Lâm Diệu, nhìn vào khuôn mặt của “anh mỳ”, đột nhiên cảm thấy càng yêu anh hơn. Trong một giây trước, tôi cảm thấy tình yêu của tôi dành cho anh không thể nhiều hơn. Chỉ một giây sau, tôi phát hiện thực ra mình còn có thể yêu anh nhiều hơn thế. Hơn nữa chỉ một giây tiếp theo, tôi sẽ càng càng yêu anh hơn.
- Em cũng yêu anh lắm! - Tôi đáp lời, không tự chủ được bản thân thêm vào một chữ “lắm”.
- Tối nay đến nhà anh nhé! - Lâm Diệu nhẹ nhàng hôn lên bờ môi tôi, ánh mắt anh lấp lánh đầy quyến rũ, khiến cho tôi không thể chống cự.
Cuộc đời em thật may mắn khi gặp được anh!






Kết hôn
Mạc Lãnh bắt đầu đi làm, Lâm Diệu đã sắp xếp cho cô ấy một vị trí rất nhàn hạ, em bé được giao cho mẹ Mạc Lãnh trông coi. Còn tôi trở thành một con bé thất nghiệp. Lâm Diệu bảo tôi cũng sang làm ở công ty anh nhưng tôi không chịu, chỉ cần còn một ngày mẹ anh không đồng ý, tôi quyết không đặt chân bào cửa nhà ấy nửa bước. Hừ, mình cũng có khí phách lắm đấy!
Tôi cũng đã nói với Lâm Diệu chuyện định đến chỗ Doctor Hoàng làm trợ thủ cho anh nhưng Lâm Diệu nói dứt khoát. Không được đi!
- Tại sao chứ? - Tôi cãi.
Lâm Diệu ghé lại gần, nhìn thẳng vào mắt tôi.
Lúc đó toàn là lao động chân tay, không phải gánh thì là vác. Gánh và vác vẫn chưa nhằm nhò gì, chỉ sợ không được làm, vì một ngày không làm là một ngày chịu đói. Vì vậy dù bà chưa già lắm nhưng lưng đã còng rồi. Chuyện về bà ngoại mãi khi lớn lên tôi mới biết được chút ít từ mẹ hoặc từ miệng những người hàng xóm.
Một người phụ nữ, trong năm đói kém, dựa vào sức mạnh nào để khiến cho bản thân và ba đứa con sống sót được?
Nghe cậu tôi nói, lúc đó ăn không được no, người chẳng có sức lực. Lúc cậu cùng bà ngoại đi nhặt than gặp phải một vũng nước. Một đứa trẻ hơn mười tuổi, bất lực nhìn mẹ nói: “Mẹ ơi, con không nhảy qua được!”. Lúc nghe kể chuyện mà tôi với em họ rớt nước mắt. Đến giờ, cậu tôi đã ngoài năm mươi, thỉnh thoảng đêm vẫn còn mơ gọi: “Mẹ ơi, mẹ ơi!”. Có lần cậu tôi say rượu, đứng ngoài cổng gọi: “Mẹ ơi, mở cửa!”
Cậu mợ ở chung với bà ngoại tôi, mấy năm trước khi bà bị ốm liên miên, kể từ sau khi tròn tám mươi thì thôi không ốm đau nữa mà càng ngày càng minh mẫn. Tôi thường nói với bà ngoại:
- Bà ơi, bà phải khỏe lên, giờ bà phải thi với người ta ai sống thọ hơn!
Bà ngoại cười bảo:
- Thế này là khá lắm rồi, những người sống sướng hơn bà trước đây đều đi hết rồi!
Bà ngoại không được đi học, không biết chữ, ăn nói cũng chẳng khéo, nhìn thấy Lâm Diệu chỉ biết nói:
- Được, được!
Mẹ tôi liền nói với bà:
- Mẹ à, mẹ thấy thằng bé có đẹp trai không?
Bà ngoại cười móm mém:
- Đẹp trai, đẹp trai!
Lâm Diệu cứ nắm tay tôi cười suốt.
Sau bữa cơm là một trò giải trí cực kỳ truyền thống của Trung Quốc xưa: đánh mạt chược. Lâm Diệu không biết cách chơi của chúng tôi nên bị tôi kinh thường, đành phải ngoan ngoãn ngồi bên cạnh, giúp tôi đếm tiền.
Chiến tranh gia đình bùng nổ, trên bàn cờ không có tinh thần. Khả năng đánh mạt chược của tôi chưa bao giờ tiến bộ, ván đầu tiên đã thua, bị đền cả nhà.
Tôi than thở:
- Tại sao, tại sao chứ?
Lâm Diệu ngồi bên cạn thì thầm:
- Sao em lại để bị đền cả ba nhà thế hả?
Tôi bực mình gắt:
- Sao, anh không có tiền cho em chứ gì?
Lâm Diệu thật ngốc, không biết là không được phép chọc giận một kẻ đang thua bạc.
Lâm Diệu cười giả lả:
- Có nhiều nữa anh cũng cho được!
Yêu nghiệt, nói chuyện càng ngày càng bùi tai!
Trước khi về, tôi nhét một ít tiền vào tay bà ngoại, bảo bà đừng có nhịn ăn tiêu. Bà ngoại nhét lại vào tay tôi, bảo bà có tiền, tháng nào cũng có tiền lương hưu. Tôi nói tiền lương hưu của nhà nước cho bà, còn đây là tiền tôi cho, sao có thể mang so sánh được? Bà ngoại đành phải nhận.
Sau