
Tác giả: Tâm Văn
Ngày cập nhật: 04:13 22/12/2015
Lượt xem: 1341061
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1061 lượt.
họ xem chừng có vẻ thân thiết, trai tài gái sắc chẳng phải rất xứng đôi hay sao.
Cô giáo Tống ngồi phía đối diện tham gia: “Theo tôi thì không phải, cái người lần trước lái con BWM tới đón cô ấy mới là bạn trai”.
“Ối dào, con gái vừa xinh đẹp, gia đình lại có điều kiện như cô ấy, thay đổi bạn trai có gì là lạ? Ai như chúng ta, sống chết mãi một nơi một chốn”.
“Cô giáo Trần, chị quên là tháng sau chị kết hôn sao,đến giờ vẫn còn nói những lời như vậy, không sợ ông xã tương lai mà nghe thấy thì…”
“Nghe thì nghe chứ sợ gì, đàn ông vừa có sắc vừa có tiền, không câu kéo được đã đành, kêu ca một tý cũng không được sao?”
“Làm sao chị biết anh ta lắm tiền?”, cô giáo Tống tỏ vẻhiếu kỳ.
“Cô không thấy sao, dưới nhà đậu con Mercedes bóng loáng đó thôi”.
…
Câu chuyện này mà để học sinh nghe được thì không biết giấu mặt vào đâu nữa, hoá ra các cô giáo của chúng cũng toàn là các “bà tám” cả.
Tịch Nhan thì không hứng thú gì với những anh chàng đẹp trai lắm tiền. Một người lạ mặt, một ngừoi bạn đồng nghiệp, nó cách xa cái thếgiói của cô cả vạn dặm.
Cô tháo vòng hoa trên tay ra, đặt lên bàn, tiện tay giởmột cuốn tập, chuyên tâm chấm bài.
Nhân sinh hà xứ bất tương phùng.
Tịch Nhan dù có trí tưởng tượng phong phú thế nào cũng không thể nghĩ được rằng, “người lạ mặt “ ấy lại có thể làm thay đổi cả cuộc sống của cô.
Là 1 vế của câu thơ nổi tiếng của Trung Quốc: “ Hữu duyên thiên lý lai tương hội, nhân sinh hà xứ bất tương phùng”, có nghĩa là chỉ cần có duyên với nhau thì sẽ gặp được nhau, cuộc đời nào thiếu chỗ gặp mặt.
Anh là ánh sáng của đời em
Cuối tuần này là sinh nhật cô giáo Tống. Hết giờ học, cô hô hào mọi người đi ăn cơm, rồi đi hát, lời mời được hưởng ứng nhiệt tình, công việc bộn bề căng thẳng, mấy khi có dịp đi xả stress thế này.
Trong khi mọi người í ới gọi hẹn nhau, Tịch Nhan vẫn cắm cúi đọc sách, cả buổi không lên tiếng.
Từ từ gấp cuốn sách lại, Tịch Nhan lắc đầu: “Thôi, lát nữa mình có chút việc, các bạn đi đi.”
“Hẹn hò với bạn trai à?”, cô giáo Trần nháy nháy mắt, hỏi bằng giọng hết sức mờ ám.
Dẫu rằng người đó đã biến mất trong biển người, mà không nhắn lại một lời.
Muộn phiền và bi thương nhạt nhoà, tự do lan toả bao trùm bầu không khí .
Không cô tự an ủi trong tim mình, Tô Hàng, em không nhớanh, đó chỉ là hoài niệm về quá khứ, hoài niệm về một thời tươi đẹp nhưng thuần khiết mà thôi.
Tịch Nhan đứng dậy, với tay tắt điều hoà, hót sạch đống vỏ dưa hấu đổ vào thùng rác. Lúc chiều, Trình Uyên mua dưa hấu đem tới, bảo đểgiải khát mùa hè cho chị em, nhưng kỳ thực là mang cho cô.
Trình Uyên cao lớn, ưa nhìn, tính tình cởi mở thân thiện, thường thích mặc bộ quần áo thể thao màu trắng. Tâm ý của anh không phải cô không hiểu, chỉ là không làm sao đón nhận được mà thôi.
Bước ra khỏi toà nhà giáo vụ. Ngôi trường sao mà trống trải, những tiếng ồn ào náo nhiệt của ban ngày đã lùi sau. Ngoài những hoc sinh có nhiệm vụ trực nhật đang quét dọn, ngôi trường gần như không một bóng người.
Tịch Nhan bước trên con đường thẳng tắp rợp bóng cây, trở về ký túc xá. Hai bên đường là những cây ngô đồng rợp mát, cành lá đan xen như ngăn không cho ánh nắng lọt qua. Bên tai nghe tiếng kêu râm ran của những chú ve , những tán lá ngô đồng trên cao cùng gió hoà tấu bản nhạc xoà xạc.
Đi qua sân bóng rổ, có một vài nam sinh đang thi nhau ném phạt, xem xem ai ném trúng nhiều hơn. Đều là những nam sinh nội trú cuối tuân không về quê, mới ăn cơm xong, thi nhau tim người thua cuộc lãnh trách nhiệm rửa bát.
Riêng vơi ném phạt trong bóng rổ, nữ sinh thường có tỷlệ ném chính xác cao hơn nam sinh. Bởi con gái thường cẩn thận, chỉ ném khi đã nắm chắc phần trúng, không tuỳ tiện ném cho xong; còn con trai thì khác, không cần quan tâm thành công hay không, chỉ cần ném bóng ra đã, trúng hay không tính sau.
Cũng giống như thái độ của con gái và con trai đối với tình yêu vậy.
Hôm qua trong lúc chấm bài, khi mở tập vở của TiếtĐình Chi, Tịch Nhan vô tình phát hiện phía sau vở viết: Liêu Khải, Liêu Khải, Liêu Khải,…bằng nét bút rất mảnh màu xanh nhạt, chi chít, kín đặc cả một trang vở.
Liêu Khải là lớp trưởng lớp 7/3, đồng thừoi là cán bộphụ trách học tập của lớp, tất cả các thầy cô giáo đều hết mực cưng chiều cậu trò cưng này. Ăn nói lưu loát, có năng khiếu thể dục thể thao, tuy mới chỉ mười ba tuổi nhưng đã ra dáng một cậu thanh niên cao ráo, mặt mũi khôi ngô sáng sủa, khi cười còn để lộ ra hàm răng trắng bóng.
Một nam sinh ưu tư nhường vậy, các cô bé nữ sinh đem lòng yêu mến cũng là điều dễ hiểu.
Tiết Đình Chi thầm thương trộm nhớ cậu cũng không có gì là lạ. Cũng như cô bé không có đặc điểm gì nổi bật là cô năm xưa, đem lòng thương nhớ nam sinh ưu tú Tô Hàng.
Lần đầu tiên gặp Tô Hàng, là mùa hè năm cô mười bốn tuổi.
Chiều hè năm ấy, ánh nắng chói chang ngoài cửa sổ, ve sầu ra rả kéo đàn trên ngọn cây ngô đồng. Bụi phấn hoà cùng nước bọt của cô giáo dạy sinh vật bay lượn trong không trun