Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Chờ Đợi Giọng Nói Của Em

Chờ Đợi Giọng Nói Của Em

Tác giả: Ngũ Mỹ Trân

Ngày cập nhật: 03:49 22/12/2015

Lượt xem: 134658

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/658 lượt.

g Hai Chân
Dương Hà, nam, mười sáu tuổi, học sinh lớp mười
Tôi là một học sinh học không đều các môn. Kết quả là môn ngữ văn của tôi luôn đứng đầu toàn trường, nhưng ngược lại, các môn tự nhiên của tôi lại vô cùng thê thảm! Do kết quả của các môn tự nhiên quá kém nên tôi đã không thể đỗ vào một trường chuyên như mong ước. Giờ tôi học trong một ngôi trường không có tinh thần hiếu học, các học sinh không ganh đua nhau trong học tập. Học ở đây, tôi thường cảm thấy rất cô đơn! Nghĩ lại những ngày còn ôn thi, tôi thấy có đôi chút hối hận. Tôi đã dành quá nhiều thời gian cho môn ngữ văn mà không quan tâm nhiều đến các môn tự nhiên.
Có thể nói, tình yêu với môn ngữ văn hoàn toàn xuất phát từ trái tim, nó ăn sâu vào tận xương thịt tôi! Bố mẹ tôi chia tay nhau, mẹ tôi tái hôn với một người đàn ông khác. Mặc dù cha dượng rất tốt với tôi, nhưng tận sâu trong đáy lòng, tôi vẫn cảm thấy tiếc nuối. Chỉ có chìm đắm trong văn học mới có thể giúp cho sự nuối tiếc đó của tôi bay biến mất. Tôi cùng cười, cùng khóc, cùng vui vẻ, cùng u sầu với từng nhân vật trong các cuốn tiểu thuyết. Ngay từ nhỏ, tôi đã rất thích viết văn. Với tôi, viết văn giống như có ma lực hấp dẫn. Bằng ngòi bút của mình, tôi có thể tạo nên một thế giới hoàn toàn mới mẻ. Thầy giáo ngữ văn nhanh chóng phát hiện ra khả năng văn chương của tôi. Nụ cười ấm áp của thầy chính là nguồn động lực thúc đẩy tôi học tập. Cứ mỗi tuần, bài văn tôi viết lại được thầy lấy ra làm bài văn mẫu, đọc cho cả lớp nghe. Khi lắng nghe thầy đọc những dòng cảm xúc của mình, tôi có một cảm giác rất kì lạ, một sự vui sướng đến khó tả len lỏi trong tâm trí tôi!
Sau khi tốt nghiệp tiểu học, tôi mang các “thành tích” của mình bước vào cấp hai. Thành tích của tôi chính là: năm lần giành giải thưởng viết văn hay, được đăng mười bài viết trên báo. Nhưng tất cả những thành tích đó đều trở thành quá khứ. Tôi bước vào cấp hai với một tâm trạng hoàn toàn mới mẻ!
CẬU BÉ TỰ TI
Kì An, nam, mười bảy tuổi, học sinh lớp mười
Tôi được sinh ra trong một gia đình nông dân. Tôi ít quần áo đẹp, càng không có quần áo thời trang hay tiền nong rủng rỉnh như các bạn. Tôi chỉ có làn da đen thô ráp và tính tình hiền lành, thật thà giống hệt bố.
Phải trải qua một kì thi vô cùng khó khăn tôi mới có thể bước chân vào trường điểm của thành phố. Ngày đầu tiên đi học, trên giảng đường, kiểu đọc tiếng Anh sai bét của tôi đã làm cả lớp cười ầm ĩ, ngay cả thầy giáo cũng không nén được cười. Bạn nữ ngồi cùng bàn với tôi thậm chí còn bò ra bàn mà cười. Chỉ có tôi đứng như tượng đá ở đó, lặng lẽ nhìn cả lớp ôm bụng cười mình.Tôi không hiểu sao họ có thể cười một cách vui vẻ như vậy, họ có biết được tôi đã học chữ cái này như thế nào không? Ở dưới quê tôi không có giáo viên dạy tiếng Anh giỏi. Trường tôi thường không có giờ tiếng Anh. Để thi đỗ, tôi gần như phải tự học môn này. Dựa vào cuốn từ điển gần như đã lật đến từng trang, tôi đã lần lượt “gặm” hết tất cả những cuốn giáo trình dạy tiếng Anh của học sinh năm, sáu năm liền. Cách phát âm kì quái này hoàn toàn là do tôi tự nghiền ngẫm ra.
Ngay cả tiếng mẹ đẻ của tôi cũng không được chuẩn xác. Khi bị cô giáo ngữ văn gọi lên đọc bài, tôi còn chưa cất giọng đọc thì không khí lớp đã nhộn nhịp hẳn lên, ai cũng đang đợi một màn kịch hay sắp diễn ra. Đầu óc tôi quay cuồng, cảm giác như mình là một con vật chuẩn bị được đưa vào lò mổ. Tôi không thể không đọc bài. Quả nhiên, khi tôi vừa cất lời, những tràng cười đã vang lên ầm ĩ. Tôi đành phải giả vờ như không nghe thấy và cố đọc cho xong, cũng là để cho cả lớp có cơ hội tiếp tục cười nhạo tôi.
Một lần khác, chúng tôi được thực hành trong phòng máy. Hôm đó, tôi lại là trò cười cho các bạn. Vào phòng máy, thầy yêu cầu mọi người bật chiếc máy vi tính trước mặt lên. Tôi nhìn thấy mọi người xung quanh lần lượt ấn vào một cái nút gì đó. Thế là tôi liền nhanh nhảu làm theo. Nào ngờ, tôi vừa ấn vào cái nút thứ hai thì bỗng đâu một cái gì đó thò ra trông cứ như cái lưỡi vậy.Tôi giật mình la lên, mặt ngây ra không biết làm thế nào. Tôi biết máy tính rất đắt, nếu làm hỏng tôi sẽ phải đền tiền. Mà nghèo như tôi thì lấy đâu ra tiền mà đền cơ chứ. Lúc đó, một bạn ngồi bên cạnh quay sang xem máy tính của tôi. Tôi run rẩy: “Chết rồi, làm sao bây giờ? Tớ làm cho máy tính thè cả lưỡi ra ngoài rồi!”. Nghe tôi nói vậy, cậu ta liền cười ầm lên. Sau đó, cậu ta còn đem câu chuyện ngu ngốc của tôi ra kể cho mọi người nghe. Kết quả là không khí lớp học không khác gì một cái chợ vỡ. Về sau tôi mới biết, hóa ra tôi đã ấn nhầm vào nít mở ổ đĩa máy vi tính. Chuyện này thì có gì đáng cười hay lắm sao? Những chuyện này đã để lại cho tôi những kí ức đắng cay không thể nào phai nhòa!.
Một bạn nữ học cùng lớp tôi tên là Viêm, là con gái của thầy hiệu phó. Bạn ấy không xinh lắm, nhưng lại rất tốt bụng. Vì bạn ấy thường không bao giờ cười nhạo tôi nên tôi có ấn tượng khá tốt về bạn ấy. Một hôm, tôi phát hiện có một mảnh giấy nhỏ ở trong hộp bút của mình, là Viêm viết cho tôi: “Một giờ trưa thứ Năm, đợi tớ ở sân bóng rổ, tớ có


80s toys - Atari. I still have