80s toys - Atari. I still have

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Chờ Đợi Giọng Nói Của Em

Chờ Đợi Giọng Nói Của Em

Tác giả: Ngũ Mỹ Trân

Ngày cập nhật: 03:49 22/12/2015

Lượt xem: 134670

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/670 lượt.

hen ngợi, tuyên dương của thầy cô giáo.
Lên tiểu học, rồi lên cấp hai, cuộc sống của tôi vẫn không có gì khác biệt so với trước đây. Tôi là một phần tử năng nổ trong các phong trào văn nghệ của trường. Tôi thường tham gia các cuộc thi vẽ tranh, các cuộc thi văn nghệ và đem vinh quang về cho trường. Hơn nữa, kết quả học tập của tôi mặc dù không đứng thứ nhất, thứ nhì trong lớp nhưng cũng luôn nằm trong tốp đầu. Các thầy cô giáo rất yêu quý tôi, thường gửi bài viết của tôi lên báo. Năm tôi lên lớp sáu, tôi đã giành được giải thưởng quốc tế và năm giải thưởng vẽ tranh ở trong nước cùng với vô số giải nhất về văn nghệ, bài văn của tôi ba lần được đăng báo. Tôi từng được coi là “học sinh kiểu mẫu” của trường và được long trọng tuyên dương lên sở giáo dục của tỉnh.
Nhưng rồi mọi thứ đã chấm dứt hoàn toàn cùng với lần chuyển nhà của gia đình tôi. Năm tôi lên lớp bảy, bố mẹ tôi bị điều đến công tác ở một thành phố khác. Sau khi chuyển đến đây, tôi được chuyển vào học trong một trường chuyên của thành phố. Tôi có thể thuận lợi bước chân vào ngôi trường này là nhờ có bản lí lịch “đẹp đẽ”trước đây. Cô chủ nhiệm tên là Điền, một phụ nữ trung niên rất cẩn thận. Cô đeo kính, nhìn rất nữ tính, nhưng có vẻ khá nghiêm khắc. Cô đích thân tìm tôi nói chuyện, thể hiện nhã ý của trường đối với tôi, đồng thời bảo tôi hãy vào lớp do cô chủ nhiệm. Lúc đó tôi không hề biết lớp cô đang chủ nhiệm như thế nào, nên vui vẻ nhận lời ngay mà không chút đắn đo. Có thể nói, sự êm đềm trong cuộc sống đã làm cho tôi mất đi tính cảnh giác cần có.
Ngày đầu tiên đi học, tôi mới phát hiện ra rằng giáo trình dạy học của lớp này là giáo trình dành cho học sinh phân ban, hoàn toàn khác xa giáo trình trước đây chúng tôi được học, hơn nữa, những giáo trình này lại rất khó. Tôi không có thói quen nói với bố mẹ hay thầy cô giáo rằng tôi không hiểu bài, bởi vì từ trước đến nay tôi chưa bao giờ gặp hoàn cảnh này. Giờ thì mỗi ngày lên lớp đối với tôi như một cực hình, đầy óc tôi quay cuồng, chỉ lo tìm cách đối phó với bố mẹ và thầy cô. Không ai biết được, một học sinh xuất sắc như tôi giờ lại lâm vào tình cảnh thê thảm như vậy!
Cuối cùng, kì kiểm tra chất lượng cũng đến. Bài kiểm tra toán của tôi bị bỏ trống đến một nửa, bài thi tiếng Anh cũng vô cùng thê thảm, có rất nhiều từ mới mà tôi chưa từng nhìn thấy, bài kiểm tra văn dù có đỡ hơn nhưng cũng chỉ được có tám mươi mốt điểm (thang điểm một trăm). Cô Điền nhìn vào kết quả học tập của tôi mà không giấu nổi sự ngạc nhiên. Cô gọi tôi lên nói chuyện, hỏi tôi có phải mới đến nên chưa quen đúng không. Tôi trầm ngâm rất lâu. Nhưng cuối cùng, vì sĩ diện nên tôi đã không nói rằng tôi không hiểu những gì mà thầy cô giáo giảng trên lớp. Sức chịu đựng của cô Điền có giới hạn, cô bắt đầu mắng tôi kiêu căng, tự mãn, tự cho là mình giỏi giang (có trời chứng giám, giờ tôi vô cùng tự ti). Lần đầu tiên bị giáo viên phê bình, tâm trạng tôi vừa buồn rầu, sợ hãi, lại vừa tuyệt vọng. Nhưng tôi vẫn chỉ trầm tư không nói. Cô Điền cuối cùng không còn giữ được sự hiền dịu và nhẫn nại của mình nữa, cô mắng mỏ tôi thậm tệ ngay trước cửa văn phòng, rồi còn thẳng thừng đuổi tôi về. Tôi không biết phải “cút” đi thế nào nữa, chỉ thấy mọi ánh mắt chế giễu và khinh bỉ như đang đổ dồn vào tôi.
Tối đó, sau khi trở về nhà, nhớ lại những chuyện đã xảy ra, tôi cảm thấy mình vẫn còn đôi chút may mắn vì bạn bè trong lớp đều không ai biết chuyện này. Nhưng đến hôm sau, chút may mắn cuối cùng này của tôi cũng bị cô Điền cướp mất. Trước năm mươi sáu học sinh của lớp, cô chỉ vào mặt tôi mà nói: “Trong cuộc đời này tôi đã phạm hai sai lầm lớn. Chuyện thứ nhất thì thôi, không phải nói đến nữa. Còn chuyện thứ hai là đã nhận Lưu Cần vào lớp mình”. Cả lớp im phang phắc. Nhìn ngón tay cô đang chỉ thẳng vào mình, tôi cảm thấy như mình có thể nghe rõ cả tiếng tim đập quá nhanh trong lồng ngực, nhanh đến nỗi tôi thấy như nghẹt thở.
Càng ngày tôi càng cảm thấy buồn hơn. Tôi thường xuyên làm cho cô Điền tức giận. Cô thường cho cả lớp chuyền tay nhau cuốn vở bài tập của tôi, nói là tôi làm sai be bét hết cả, là một trong những điển hình yếu kém... Vì tốt bụng, không muốn để tôi thêm xấu hổ, người bạn cùng bàn với tôi không giở cuốn vở bài tập của tôi ra xem thì lập tức bị cô Điền mắng: “Tại sao em không giở ra xem? Xem cho kĩ vào, rồi đừng có mà giống như bạn ấy!”. Mỗi lần cuốn vở bài tập được chuyền đến một bạn khác, tôi lại có cảm giác mình như bị tát một cái đau điếng vào mặt, đã thế thỉnh thoảng lại còn vang lên tiếng cười nhạo báng. Tôi trở thành một người có tinh thần không ổn định, luôn rụt rè, nhút nhát. Những bức ảnh mà tôi chụp trong thời gian này đều là những bức ảnh tôi cúi đầu rụt rè, mặt mũi nhăn nhó khổ sở, không còn vui vẻ, thoải mái như trước nữa.
Tháng trước, chúng tôi đang ngồi trong phòng học thì cô Điền đột ngột gọi tên tôi. Tôi lập tức đứng dậy vì cho rằng cô giáo định yêu cầu tôi trả lời câu hỏi. Nào ngờ cô nói: “Lớp này không cần cô nữa, cô mau lên phòng giáo vụ đi!”. Cả lớp ai nấy đều nhìn cô không hiểu có chuyện