
Tác giả: Ngũ Mỹ Trân
Ngày cập nhật: 03:49 22/12/2015
Lượt xem: 134605
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 10.00/10/605 lượt.
t học sinh mười lăm tuổi mà vẫn không biết đứng lên đòi quyền lợi của bản thân mình, không dám đứng lên đấu tranh vì chính nghĩa thì cho dù sau này cậu ta có học lên đến đại học thì cũng sẽ bị loại ra khỏi các cuộc cạnh tranh trong xã hội mà thôi!
Lý Quốc Phương thân mến! Không ai tin vào những giọt nước mắt suông của bạn đâu. Chính vì thế hãy đứng dậy, đi tìm những điều luật có liên quan để đấu tranh hợp pháp vì quyền lợi của mình, của bố mẹ và các bạn học sinh khác nhé!
“MỒ CÔI” TRONG VÒNG TAY CỦA MẸ
Tiểu Quyên, nữ, mười sáu tuổi, học sinh cấp ba
Trong ký ức tuổi thơ của tôi, bố tôi là một người đẹp trai và phóng khoáng, còn mẹ là một phụ nữ xinh đẹp và dịu dàng. Tôi giống như một chú chim nhỏ được sinh ra trong tổ ấm bình yên, có một cuộc sống vô lo vô nghĩ. Vậy mà tôi đã không biết trân trọng cuộc sống đó.
Năm tôi mười hai tuổi, gia đình bỗng chốc nổi cơn giông tố. Con thuyền hạnh phúc của gia đình bỗng nhiên bị lật úp. Đó là vào một đêm tĩnh mịch và lạnh giá, tôi bị tiếng cãi cọ của bố mẹ đánh thức. Vẫn còn chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra thì tôi đã thấy bố lao ra khỏi cửa còn mẹ thì bưng mặt khóc nức nở. Tôi sợ hãi vô cùng, ngơ ngác nhìn mẹ chăm chăm. Tôi có cảm giác một cơn sóng gió lớn đang ập đến. Lúc đó, tôi chỉ mong đây là một cơn ác mộng và nó không bao giờ có thật!
Kể từ hôm đó, bố tôi không quay về nhà. Dường như bố đã quên đi gia đình nhỏ bé này và cũng không nhớ rằng còn có đứa con gái là tôi nữa. Về sau tôi mới biết, bố đã chuyển đến làm cho một công ty tư nhân ở nơi khác. Bố vẫn gửi tiền về để mẹ nuôi tôi và kèm theo đó là một tờ đơn xin ly hôn. Mẹ không đồng ý ly hôn, còn bảo tôi viết thư khuyên bố quay về nhà. Tôi chán tất cả mọi thứ. Mẹ tôi suốt ngày khóc lóc và than khổ với mọi người. Mẹ tìm sự đồng cảm ở người khác để làm cái gì cơ chứ? Điều khiến tôi khó chịu nhất là suốt ngày mẹ kể xấu bố với tôi và kêu ca về nỗi ấm ức của mình. Thật sự trái tim tôi không thể chịu đựng được những điều này. Mà tại sao tôi phải chịu những điều này cơ chứ?
Cuối cùng thì bố mẹ cũng vẫn ly hôn. Tôi hận bố, cho rằng chính bố đã hủy hoại hạnh phúc gia đình mình, nhưng không muốn để cho mẹ biết những suy nghĩ này. Một hôm, bố gửi cho tôi một lá thư, đầu thư là mấy chữ: “Con gái yêu, cho bố xin lỗi!”. Trong phút chốc, nỗi hận trong lòng tôi hoàn toàn tan biến. Nhưng chỉ có thế, bố không nói gì thêm nữa vì trái tim của bố đã không còn ở bên tôi nữa rồi. Mặc dù tôi biết mình có quyền đòi hỏi sự yêu thương của bố, nhưng tôi không muốn làm như vậy, hơn nữa, tình yêu thương đâu phải là thứ ép buộc mà có được?
Hai mẹ con tôi vẫn dựa vào nhau mà sống. Thực ra, trong lòng tôi rất thương mẹ nhưng không hiểu sao cứ nhìn thấy mẹ là tôi lại cảm thấy chán nản. Hằng ngày phải chứng kiến bạn bè trong lớp ganh dua nhau tôi đã không thoải mái, về đến nhà muốn được nhẹ nhõm hơn thì lại nhìn thấy bộ mặt buồn bã của mẹ. Thế giới trong tôi sụp đổ hoàn toàn. Rồi một ngày, không thể chịu đựng thêm được nữa, trong phút nông nổi, tôi đã nói với mẹ rất nhiều câu quá đáng. Mẹ ngạc nhiên và đau đớn, bạt tai tôi một cái rất mạnh. Tôi thấy trong mắt mẹ bộc lộ rõ sự ngỡ ngàng và thất vọng.
Kể từ đó, giữa hai mẹ con tôi như có một khoảng cách vô hình. Mẹ không còn than van trước mặt tôi nữa. Ngày qua ngày, mẹ bận rộng với việc công ty rồi việc nhà cửa; thời gian rãnh rỗi, mẹ chỉ ngồi xem ti vi. Tối nào mẹ cũng xem đến hết các chương trình phát sóng, từ lúc có thời sự cho đến khi các cô chú dẫn chương trình nói “Tạm biệt!” mới thôi. Mỗi khi tôi học bài đến khuya, mẹ vẫn thường mang đồ ăn đêm vào cho tôi. Chỉ có điều, mẹ không còn hỏi han về mọi thứ xung quanh và càng không bao giờ kêu ca hay mắng mỏ tôi vứt đồ đạc linh tinh như trước nữa! Mẹ nhẹ nhàng đi vào phòng, đợi tôi ăn hết là lập tức đi ra.
Căn nhà của hai mẹ con tôi giờ trở nên vô cùng yên tĩnh, yên tĩnh đến mức nó không giống như một căn nhà nữa. Hai mẹ con tôi ai làm việc người nấy, không ai làm phiền ai. Mặc dù đôi khi tôi cảm thấy rất cô đơn nhưng không vì thế mà buồn lòng. Không biết từ lúc nào, tôi đã trở thành một đứa con gái ít nói, lạnh lùng và không thích giao lưu với bạn bè. Tôi tìm kiếm thế giới của mình trong tiểu thuyết, trong tạp chí, phí hoài tuổi thanh xuân của mình trong những đống bài vở khô khan. Tôi không biết đến những vui buồn của mẹ; mẹ cũng chẳng thể biết được tôi đã từng thầm thích không chỉ một người con trai. Tôi đã từng vì họ mà đau khổ đến rơi nước mắt khi nghe những bài hát buồn não lòng. Tôi thậm chí còn hiểu nhầm sự quan tâm của một thầy giáo trẻ, cho rằng mình đã yêu thầy, nhưng rồi tất cả những tình cảm ấy đều như những bông hoa mà Đại Ngọc[1'> chôn xuống đất, dần dần bị vùi sâu vào quên lãng. Tôi sống và lớn dần trong tâm trạng cô đơn. Tôi đã không chỉ một lần có ý nghĩ muốn thay đổi mối quan hệ với mẹ, nhưng rốt cuộc tôi không có bất cứ hành động gì. Tôi dần dần trở thành một người nghĩ nhiều và làm ít.
[1'> Nhân vật trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của tác giả Tào Tuyết Cần.
Cuối cùng thì bố tôi cũng xuất hiệ