
Tác giả: Ngải Mễ
Ngày cập nhật: 03:14 22/12/2015
Lượt xem: 134300
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/300 lượt.
ời đi trước, thêm vào đấy là những chuyện nghe nói, chỉ suy luận logic, Thu rút ra kết luận: ngày mai có thể đi với Ba qua đoạn đường núi, chỉ cần chú ý là được. Trên núi thì không thể ngủ, cho nên không có chuyện làm to bụng, tốt nhất để anh ấy đi trước, như thế anh ta không thể đột ngột tấn công vật mình xuống đất được. Ngoài ra, chú ý không để anh ấy đụng vào mình, như thế sẽ không có vấn đề gì chứ? Điều lo lắng duy nhất là sợ người khác trông thấy, tin đồn đến nhóm cải cách giáo dục, như vậy thì nguy to! Nhưng Thu nghĩ, đoạn đường núi ấy không có ai, sẽ không bị người khác trông thấy. Nếu không, ngày mai hai người đi cách xa nhau một chút, giả vờ không quen biết, không quen biết anh có chịu không?
Hôm sau, mới bảy giờ, Tĩnh Thu đã dậy, rửa mặt chải đầu một lúc rồi chào bà Trương, một mình xuất phát. Đầu tiên Thu đi ngược dòng sông, đi đò ngang sang bên kia, sau đấy bắt đầu leo núi. Hôm nay cô như đi tay không, trên lưng không có hành lí, nhẹ nhàng hơn lần trước rất nhiều.
Thu đang leo lên núi thì thấy Ba. Anh không mặc cái áo bông xanh kia, chỉ mặc cái áo jacket mà Thu chưa thấy bao giờ, chân anh nom dài hơn. Thu rất thích những người có đôi chân dài. Vừa trông thấy Ba, Tĩnh Thu quên sạch “quân lệnh” chuẩn bị từ tối hôm qua, chỉ biết nhìn anh và cười không thành tiếng.
Anh cũng nhìn Thu hồi lâu, rồi cười:
- Thấy Thu ra cửa, cứ nghĩ Thu không đến.
- Anh… hôm nay không đi làm sao?>
- Đổi ngày nghỉ. – Anh lấy từ trong cái túi đem theo ra một trái táo đưa cho Thu. – Sáng chưa ăn gì phải không?
Tĩnh Thu trả lời thật:
- Chưa, còn anh?
- Cũng chưa, chúng ta có thể lên phố huyện ăn chút gì đó. – Anh cầm cái túi của Thu. – Thu bạo gan thật đấy, chuẩn bị một mình đi đường núi, không sợ sói, sợ hổ à?
- Anh Lâm nói núi không có thú dữ, nhưng phải đề phòng người xấu.
Anh cười:
- Thu thấy anh có phải là người xấu không?
- Em không biết.
Anh động viên Thu:
- Anh không phải là người xấu, rồi Thu sẽ biết.
- Hôm qua anh… liều quá, suýt nữa thì bà Trương thấy mảnh giấy của anh.
Thu nói câu ấy liền cảm thấy giống như hai người làm chuyện vụng trộm, có cảm giác bối rồi, xấu hổ, mặt Thu đỏ lên.
Nhưng anh không để ý, chỉ cười:
- Thấy cũng chả sao, bà ấy không biết chữ, anh lại viết rất ngoáy, chỉ sợ Thu không đọc được.
Đường trên núi có phần rộng rãi, hai người đi song song, anh luôn quay mặt sang nhìn Thu, hỏi:
- Bà Trương hôm qua tìm Thu có việc gì?
- Bà ấy bảo em mua len, giúp anh Lâm đan áo.
- Bà ấy muốn Thu làm con dâu, Thu biết không?
- Bà ấy… cũng nói/
- Thu… đồng ý chứ?
Suýt nữa thì Thu nhảy lên:
- Anh nói linh tinh gì thế? Em đang đi học.
- Vậy ý Thu… nếu không đi học thì đồng ý làm dâu bà ấy à?
Anh thấy mặt Thu đỏ lên giống như đang bực mình, không dám hỏi tiếp, chỉ nói:
- Thu đồng ý đan áo len cho cậu Lâm chưa?
- Vâng.
Anh như người bị thiệt thòi, kêu lên:
- Thu đan áo len cho anh ấy à? Vậy Thu cũng phải đan cho anh một cái chứ?
TĨNH THU CƯỜI:
- Anh cứ như trẻ con đòi quà, người ta đòi đan áo, anh cũng đòi. – Nói đến đây, Thu định thử lòng anh: - Anh định nhờ em đan áo à? Tại sao anh không nhờ… người yêu đan giúp?
Anh vội nói:
- Anh đâu có người yêu? Thu nghe ai nói anh có người yêu?
Nghe anh nói chưa có người yêu, trong lòng Thu thì phấn khởi, nhưng miệng tiếp tục giả vờ:
Hồi ấy bị đấu là cô giáo Chu Giai Tĩnh, nghe nói cô cùng làm việc với Hứa Văn Phong, chị Giang, Thành Cương trong truyện Đá đỏ, về sau bị bắt, mất khí tiết cách mạng và đầu thú, được bảo toàn tính mạng. Tuy cô ấy cứ giải thích, vì “mất khí tiết”, tức là rồi bỏ Đảng Cộng Sản, nhưng không phản bội, tức là không bán rẻ đồng chí, nhưng đến Cách mạng văn hóa thì bị đưa ra, coi như kẻ phản bội, bị đấu. Hồi ấy ban ngày cô ấy phải đi lao động, buổi tối bị đấu. Ban ngày cô đi lao động, bọn trẻ con chúng em vây lấy xem, nhại tiếng đội viên đội tuyên truyền Cách mạng: Chu Giai Tĩnh, còn gọi là Chu Phương Đạo, người thành phố “lào”, tỉnh “lào”, năm “lào”, tháng “lào”, ở trại tập trung “lào” đã phản bội cách mạng. Cô giáo Tĩnh vẫn thản nhiên như không, ngẩng cao đầu, không thèm để ý đến bọn trẻ con chúng em. Lúc đấu tố cô ấy cũng ngẩng cao đầu, không chịu cúi, thỉnh thoảng lại lạnh lùng nói: “Các người không tôn trọng lẽ phải, tôi không thèm nói với các người.”
Nhưng một hôm, em với lũ bạn lại đến phòng họp để xem, trông thấy mẹ em ngồi ở giữa vòng tròn, cúi đầu, bị đấu. Bọn trẻ con bắt đầu cười em, nhại theo cách của mẹ, em sợ quá, bỏ chạy về nhà, trốn vào một chỗ ngồi khóc. Về nhà, mẹ không nói đến chuyện ấy, mẹ cứ nghĩ em không biết.
Cho đến ngày đấu tố công khai, mẹ biết không thể giấu nổi chúng em, buổi trưa cho em ít tiền, bảo đưa em gái sang bên kia sông chơi, chưa đến giờ ăn cơm chiều chưa về. Hai chị em cứ phải trốn tránh đến tận năm giờ chiều mới về. Vừa bước vào cổng trường đã thấy băng cờ, khẩu hiệu rợp trời, khẩu hiệu đả đảo mẹ, tên mẹ bị lộn ngược treo ở kia