pacman, rainbows, and roller s

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Tra

Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Tra

Tác giả: Ngải Mễ

Ngày cập nhật: 03:14 22/12/2015

Lượt xem: 134319

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/319 lượt.

lâu, cho nên anh từ lâu không để ý đến cô ta nữa. Nhất định anh đã “được” rất nhiều con gái ở đấy, cho nên anh biết chỗ ấy của con gái có gì, anh cũng biết “bay” là thế nào.
Lại cả chuyện “canh đỗ xanh”, chắc chắn anh đã thổi phồng chuyện ấy với người cùng phòng, bảo Thu là “canh đỗ xanh” giải nhiệt của anh, nếu không, tại sao Thái người ở cùng phòng với anh lại nói ra? Cùng một sự việc ấy, lúc anh dỗ dành Thu lại nói là “bay”. Nhưng khi nói chuyện với người cùng phòng, anh lại bảo là “giải nhiệt”. Nghĩ mà đã thấy buồn nôn.
Và cả mấy lá thư kia, anh bảo gửi về nông trường, nhưng thầy Trịnh lấy danh dự đảng viên ra thề thầy không gửi trả lại thư. Lúc đầu Thu nghi ngờ thầy Trịnh nói dối, bây giờ xem ra chính là anh đã nói dối.
Còn nữa… Thu không muốn suy nghĩ nhiều, tưởng chừng mỗi sự việc đều quy về một điểm, từ đầu đến cuối chỉ là khổ nhục kế, ngồi bên bờ sông suốt buổi tối, chảy nước mắt, dùng dao cứa vào tay, chuyện nọ bi thảm hơn chuyện kia, một khi những thứ đó chưa được thực hiện, anh nghĩ ra chiêu bị bệnh máu trắng.
Rất kỳ lạ là, khi Thu nhìn thấu anh, nhìn rõ anh, trái tim Thu không còn đau khổ, Thu cũng không hối hận vì những chuyện mình đã làm. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Trí tuệ của con người không thể tự có, người khác dùng kinh nghiệm của bản thân để giáo dục mi, mi không thể học được. Chỉ đến khi mi trải qua, mi mới thật sự có trí tuệ. Đến khi mi có trí tuệ để nhắc nhở người khác, người khác cũng sẽ như mi lúc ban đầu không tin ở trí tuệ của mình, cho nên trong đời ai cũng phạm sai lầm, đều dùng sai lầm của bản thân để chỉ bảo, giáo dục cho đời sau, và đời sau vẫn phạm sai lầm.
Thu ở nông trường chưa đến nửa năm thì được gọi về trường dạy học. Có thể nói trong họa được phúc, nhưng là trong họa của người khác để Thu được phúc. Thu tiếp nhận lớp bốn của trường tiểu học trực thuộc, cô giáo cũ tên là Vương, là một cô giáo tốt tính, công tác tích cực, nhưng dạy không tốt, ngày nào cũng làm việc vất vả nhưng lớp học chẳng ra gì.
Cách đấy ít lâu, đến lượt lớp của cô đi lao động. Các trường có nhiệm vụ thu gom sắt vụn, nhà trường liên hệ với một nhà máy ở bên kia sông, cho học sinh vào nhặt đinh, ốc vít bỏ đi, nộp cho nhà nước luyện thép. Cô Vương đưa học sinh đi nhặt sắt vụn, lúc về đội ngũ học sinh đi lộn xộn, tản mát. Cô vừa phải gánh sắt vụn, vừa phải đôn đáo giữ trật tự, bận túi bụi, cuối cùng có mấy học sinh nghịch ngợm không biết đã đi vào đâu.
Hôm ấy nước sông ở cửa trường học đang xuống thấp, sông chỉ như một dòng nước hẹp, phải dùng những bao tải xỉ than xếp thành một con đường để người qua sông đi từ bờ ra gần dòng nước, lên một con đò nhỏ, người ta gọi đấy là “bến cạn”.
Hai bên bến cạn trơ đáy sông, có chỗ là bùn, có chỗ trên mặt khô nứt nẻ nhưng dưới là bùn nhão. Trong lớp của cô Vương có một học sinh nam tên là Tăng rất nghịch ngợm tụt lại sau, chơi ở bên kia sông đến tận tối, nó bị sa xuống vũng bùn, lúc ấy không có người, vậy là chìm xuống bùn mỗi lúc một sâu.
Cô Vương đưa phần đông học sinh về trường rồi quay lại tìm cậu học sinh kia, tìm mãi vẫn không thấy, cô về, vô cùng lo lắng, mong ngày mai trông thấy những cậu học sinh nghịch ngợm. Hôm sau, vừa vào lớp thì phụ huynh em tăng đến, hỏi tại sao con ông ta cả đêm hôm qua không về, đòi cô giáo phải trả con cho ông ta.
Chuyện làm ồn ào cả trường. Nhà trường vội cho người đi tìm, đi trình báo với công an. Qua một ngày đào bới mới thấy cậu học sinh kia dưới lớp bùn bên bến cạn, cậu ta đã chết từ lúc nào. Gia đình cậu học sinh kia thấy mồm, mặt con mình đầy bùn hôi thối, nghĩ đến cảnh nó giãy giụa trước khi chết, vô cùng phẫn nộ và đau khổ, trút giận dữ lên đầu cô giáo Vương, bảo nếu cô giáo không có khả năng quản lí học sinh, con của họ không bỏ lớp để chạy chơi, dẫn đến tai nạn.
Gia đình cậu học sinh kia ngày nào cũng kéo họ hàng thân thuộc đến vây bắt đòi cô giáo phải đền mạng. Nhà trường không còn cách nào đành cho cô giáo Vương về nông trường. Không thầy cô nào dám nhận lớp của cô giáo Vương, nhà trường phải gọi Thu về nhận lớp.
Thu vốn là một học sinh luôn phục tùng sự phân công, lúc này tuy tham gia công tác, đối với các thầy các cô hết sức cung kính, nghe lời. Hơn nữa Thu biết nếu không nhận lớp này nhà trường sẽ không cho Thu làm giáo viên. Thu không nói gì, về lại thành phố, thay cô giáo Vương làm giáo viên lớp bốn.
Gia đình cậu học sinh kia không thù oán gì Thu, cũng không đến gây rắc rối, phụ huynh học sinh khác thấy Thu nhận lớp cũng tỏ ra cảm kích. Thu dồn hết tâm sức cho công việc, chuẩn bị bài giảng, lên lớp, đi thăm gia đình học sinh, nói chuyện với học sinh, bận tối ngày. Về sau Thu phát huy sở trường chơi bóng chuyền của mình, tổ chức một đội bóng chuyền nữ tiểu học, sáng chiều nào cũng hướng dẫn tập luyện. Có lúc đưa học sinh đi chơi ngoại thành, học sinh rất thích thú, lớp của Thu nhanh chóng trở thành lớp giỏi nhất trong khối lớp bốn của trường.
Những lúc bận rộn Thu không còn thời gian nghĩ đến Ba. Nhưng đêm khuya thanh vắng Thu nghĩ lại những chuyện đã qua, thoáng