Pair of Vintage Old School Fru

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Cuộc Sống Đại Học Xui Xẻo

Cuộc Sống Đại Học Xui Xẻo

Tác giả: Phong Lộng

Ngày cập nhật: 03:22 22/12/2015

Lượt xem: 134797

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/797 lượt.

ên đi, cấm gọi em.” Tôi hậm hực lườm hắn, “Hôm nay căng tin không bán sườn xào”.
“Không đúng, thực đơn của ngày thứ ba có sườn xào.”
Thực đơn thì nhớ rõ thế, bài vở sao chẳng thấy vào đầu được tý nào.
“Sườn bán hết rồi, không mua được.”
“Không mua được?” Hắn ngẩng đầu nhìn tôi, lại lộ ra vẻ đáng thương mà không bạn học nào có cơ hội được chiêm ngưỡng, như thể tôi vừa gây ra chuyện tày đình gì lắm ấy.
Làm ơn đi, chỉ là sườn xào chua ngọt thôi mà, không ăn một bữa thì anh chết ngay được hả?
“Sườn…”
“Đừng có nhõng nhẽo với tôi, tôi không phải mẹ anh.”
“Anh muốn ăn sườn.”
Thật không chịu nổi cảnh thằng con trai lớn tướng như thế này rồi mà còn nhõng nhẽo! Tôi trợn trừng mắt, không chút do dự đập một cái vào gáy hắn.
Tôi gầm lên: “Đã bảo không có là không có! Còn nhì nhằng, mai tự đi mà mua cơm!”.
Có thế hắn mới chịu im miệng.
Hắn cúi đầu, hộp cơm bị tiêu diệt sạch sành sanh với tốc độ sét đánh chớp giật, sau đó hắn chìa hộp cơm về phía tôi.
Tại sao mình lại phải trở thành bảo mẫu của hắn thế này? Tôi vừa than ngắn thở dài, vừa đưa tay đón lấy hộp cơm. Ngay cả hộp cơm cũng không được để hắn rửa, từ lần đầu tiên hắn thử, tôi đã rút ra được kết luận.
Nếu để hắn tự rửa hộp cơm, chỗ nước rửa bát và dầu mỡ của đồ ăn còn sót lại trong đó sẽ khiến hắn trúng độc phải nằm viện ba ngày.
Mà nếu như hắn bị trúng độc nằm viện thì mẹ tôi, người yêu đứa cháu trai còn hơn yêu con ruột mình, chắc chắn sẽ lấy mạng tôi.






Trong khi khả năng kiềm chế và thích ứng không ngừng tăng lên, tôi càng ngày càng tự tin vào tiềm năng trở thành siêu nhân của mình.
Tôi phải giúp hắn rửa bát, chen lấn trong căng tin đông nghẹt người mua bằng được sườn xào chua ngọt, tìm kiếm những chiếc áo sơ mi và tất lúc nào cũng không cánh mà bay, đề phòng những chuyện bất ngờ có thể xảy ra với hắn…
Hôm nay, tôi phải ứng phó với một nữ sinh khoa Hóa, người đã gửi cho hắn một lá thư tình ướt át sến súa.
Trăng treo đầu ngọn liễu, người hẹn sau hoàng hôn.
Sau cái hồ nhỏ yên tĩnh trong khuôn viên trường, dưới mái đình thanh nhã, tôi dày mặt vờ làm người xấu.
Tên ngốc đó giờ chắc đang nằm ngửa như ếch trên giường mà thở dốc, ai bảo cười cho lắm vào.
Lương tâm của tôi cũng không ít, nghĩ rằng dù là cô gái điêu ngoa này thì cũng có lòng tự trọng, bèn giấu nhẹm sự thật.
“Hà Vĩnh Kỳ hiện tại không muốn quen ai cả, nếu cô nghi ngờ tôi giở trò gì đó thì ngày mai có thể tự đi tìm anh ta mà hỏi.”
Vứt lại một câu, tôi đánh bài chuồn.
Có nên gọi điện cho dì kể tội hắn lúc nào cũng dùng nụ cười nham nhở trêu hoa ghẹo nguyệt không?
Thế là nhân lúc báo cáo về hành tung cả tuần của hắn, tôi cố ý bóng gió về sức hấp dẫn của Hà Vĩnh Kỳ: “… Con đã bảo mà, không được tùy tiện tươi cười với bất kỳ cô gái nào, học sinh thời nay dậy thì sớm lắm”.
Hừ, xem dì dạy dỗ hắn ra sao.
Quả nhiên, buổi chiều mẹ tôi gọi điện lại.
“Đồng Đồng, trong trường có người theo đuổi anh con à?”
“Vâng. Ai bảo anh ấy trêu hoa ghẹo nguyệt cơ? Mẹ, mẹ phải bảo dì với chú dạy dỗ anh ấy một trận mới được. Con nói, anh ấy không chịu nghe.”
“Vĩnh Kỳ rất ngoan, sao có thể trêu hoa ghẹo nguyệt được? Con ăn nói cho cẩn thận.” Chẳng ngờ mẹ lại mắng tôi: “Con gái thời nay thoáng quá! Vĩnh Kỳ ngây thơ lắm, con phải trông chừng anh cho tốt, đừng để mấy đứa con gái đó làm hư anh. Nghe cho kỹ, phải ở bên cạnh anh nhiều hơn, không được để người ngoài bắt nạt anh. Nếu Vĩnh Kỳ bị người ta làm hư, mẹ sẽ hỏi tội một mình con!”.
“Mẹ…”, tôi đau khổ rên rỉ.
Nếu con bị hắn bắt nạt thì làm sao?
Mỗi ngày hắn đều bám dính con như miếng kẹo cao su có độ kết dính tuyệt đối rồi, còn phải ở bên cạnh hắn nhiều đến mức nào nữa?
“Được rồi, gọi Vĩnh Kỳ ra nghe điện thoại.”
Tôi đặt ống nghe xuống, quay ra vỗ vai con người đang ngồi bên cạnh nghe nhạc: “Mẹ tôi bảo ra nghe điện thoại. Nhóc con, biết điều chút, đừng có nói linh tinh”. Tôi hạ giọng cảnh cáo.
Hắn nhấc máy lên: “A lô, bác ạ?”.
“Ừ, Vĩnh Kỳ, ở đó có thoải mái không?”, giọng nói của mẹ tôi đột nhiên nhẹ nhàng hết sức: “Có nhớ bác không? Ở cùng Đồng Đồng có vui không?”. Tôi nghe mà toàn thân run rẩy, da gà nổi đầy người.
“Rất tốt ạ. Bác ơi, Vĩnh Kỳ rất nhớ bác, hè này con sẽ đến thăm bác, lúc đó con muốn được ăn món gà kho tàu bác làm.”
Tôi đứng sau véo thật mạnh vào tay hắn. Tên đáng ghét, lại dám cả gan đòi về nhà tôi chơi hè?
“Được rồi, bác đợi con đấy. Bữa nào bác cũng làm đồ ăn ngon cho Vĩnh Kỳ.” Mẹ tôi đồng ý ngay: “Vĩnh Kỳ, nghe lời bác, con vẫn còn nhỏ, việc học quan trọng, không được quá thân mật với các cô gái. Phải ở bên Đồng Đồng nhiều hơn, đừng chơi với mấy người không ra gì. Coi như bác nhờ con trông nom Đồng Đồng, tốt nhất là hai đứa bám nhau như hình với bóng, một bước cũng không rời càng tốt”.
Nghe giọng nói lanh lảnh của mẹ, tôi chỉ muốn khóc thét lên.
Hà Vĩnh Kỳ lớn tiếng đáp lại: “Vâng, con nhất định sẽ hết lòng trông nom Đồng Đồng. Bác yên tâm, con sẽ chăm sóc Đồng Đồng thật