
Tác giả: Tam Ngôn Nhị Phách
Ngày cập nhật: 03:53 22/12/2015
Lượt xem: 134918
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/918 lượt.
Quyết đợi lúc thề nguyền).
Hạ tiểu thư nghe xong rất đỗi vui mừng, nghĩ bụng lúc này đêm khuya tĩnh mịch, có thể cùng chàng gặp mặt. Thấy bọn a hoàn đều đã ngủ cả, nàng bèn khẽ khàng đẩy cửa khoang thuyền. Ngô công tử dường như đã đợi sẵn bên ngoài, vội bước vào ngay. Hai người gặp nhau, bao tình cảm mặn nồng không sao nói hết. Đang vui vẻ sung sướng, chợt một a hoàn tỉnh giấc, nó thấy có động liền la toáng lên. Mọi người đều chạy tới. Hạ tiểu thư để Ngô công tử nấp ngay trên giường. Nhưng con a hoàn nhìn thấy đôi giày ở phía dưới giường bèn kêu lên: “Có giày đây này, chắc là đang ẩn trên giường!”
Hạ Ty hộ tìm ra Ngô công tử, giận sôi lên, tóm anh chàng quẳng thẳng xuống sông. Hạ tiểu thư cũng chẳng biết xấu hổ là gì, la lớn lên rồi cũng nhảy luôn xuống nước.
Hạ tiểu thư bừng tỉnh, thì ra là một giấc mơ. Nàng toát hết mồi hôi, thầm nghĩ: “Lẽ nào ta và Ngô công tử không có nhân duyên với nhau sao?” Cứ nghĩ quanh nghĩ quẩn mãi, càng không ngủ được, bèn trở dậy đi đi lại lại trên thuyền, bất giác bước tới trước cửa sổ thuyền bên. Kéo mở cửa sổ, thấy Ngô công tử đang đờ người nhìn ra. Hạ tiểu thư vừa sợ vừa mừng, bèn lấy ra một tờ hoa tiên màu hồng, đề một bài thơ, lại rút trong tay áo ra chiếc khăn thêu bọc lại, cuộn thành một cuộn rồi ném qua. Ngô công tử hai tay đỡ được, khom người xuống vái một vái, sau đó mở ra xem. Chỉ thấy trên viết:
Hoa tiên tài cẩm tự
Tú phạ khỏa nhu trường
Bất phụ Tương vương mộng
Hành vân tại thử phương.
(Giấy hoa ghi chữ gấm
Khăn đẹp bọc tình ai
Mộng Tương vương chẳng phụ
Xin hãy nhớ phương này).
Bên cạnh lại ghi hàng chữ nhỏ: “Tối nay thiếp khêu đèn chờ đợi. Dùng tiếng dao cắt làm hiệu. Xin chớ lỗi hẹn”. Ngô công tử xem xong mừng quá, cũng đề một bài thơ ném trở lại. Hạ tiểu thư mở ra xem. Thấy đúng là bài thơ đã thấy trong giấc mơ, không sai một chữ nào. Hàng chữ nhỏ bên cạnh viết: “Được ban nhã ái, sao dám không theo!”
Đến tối, Ngô công tử y hẹn tới. Mọi chuyện đều y như trong mộng. Có điều khác là trong khi công tử và tiểu thư ngủ thì không ngờ là sóng yên gió lặng, lúc canh năm, thuyền nhổ neo đi. Khi Ngô công tử tỉnh dậy thì thuyền đã đi xa hơn mười dặm rồi. Chàng ta than thở: “Bây giờ làm sao đây?” Hạ tiểu thư vội bảo: “Khẽ chứ, đừng để bọn a hoàn nghe thấy”. Ngô công tử nói: “Đừng có giống như trong giấc mộng là được”. Câu nói khiến Hạ tiểu thư nhớ ra, nàng bèn giấu đôi giày của Ngô công tử đi, rồi nói: “Thiếp có cách này: bây giờ ban ngày chàng nấp xuống dưới khoang thuyền, thiếp thì nói bị bệnh không ra ngoài, mẹ thiếp nhất định sẽ cho mang cơm vào. Khi thuyền đến Kinh Châu, nhân lúc người đông nhộn nhạo, chàng hãy trốn đi, trở về Dương Châu, rồi sau đó hãy tới cầu hôn. Nếu cha mẹ thiếp bằng lòng thì tốt rồi, nếu không bằng lòng, thiếp sẽ thực tình nói hết, chắc cha mẹ sẽ nghe theo”. Ngô công tử ngẫm nghĩ, đành phải làm như vậy.
Thế là ban ngày, Ngô công tử co người nấp dưới khoang thuyền. Lúc ăn cơm, Hạ tiểu thư bảo mọi người đi ra hết rồi gọi chàng ra ăn.
Thế nhưng chàng này ăn khỏe kinh người, phần cơm của tiểu thư sao no được cái bụng ấy. Thế là Hạ tiểu thư cứ kêu bụng đói, bụng đói. Hạ phu nhân bèn sai người đem đến gần mười bát cơm và thức ăn. Hạ tiểu thư đưa vào Ngô công tử ăn hết sạch luôn. Từ đó cứ mỗi ngày ba bữa, bữa nào cũng vậy. Ông bà Tư Hộ thấy con gái nói bị mệt mà sao ăn cơm lại nhiều thế, hay là bị bệnh quái lạ gì đây?
Một hôm phu nhân đến phòng con gái, bỗng nghe thấy có tiếng ngáy, trong bụng sinh nghi. Hạ tiểu thư thấy thực sự không giấu mãi được, bèn bảo a hoàn ra ngoài rồi đóng cửa lại, nói thật mọi chuyện với mẹ. Hạ phu nhân nghe xong vừa giận vừa buồn, định làm ầm lên, nhưng rồi lại không nỡ, chỉ nói mấy câu rồi đi ra, đem mọi chuyện nói cho Hạ Ty hộ biết.
Hạ Ty hộ giận muốn xỉu nói: “Thôi, thôi, đồ con gái mất nết ấy, làm chuyện xấu xa như vậy thì giết chết nó đi cho sớm!”
Phu nhân nghe nói vậy sợ quá, vội xin: “Chúng ta chỉ có một chút cốt nhục đó, nếu giết chết đi thì còn có ai nữa? Ngô công tử cũng là người tài mạo song toàn, chỉ trong một lúc hồ đồ mà làm chuyện sai quấy như vậy. Sao ta không bảo cậu ta về viết một lá thiếp cầu hôn đưa tới, rồi cho chúng lấy nhau chẳng tốt hơn sao?”
Hạ Ty hộ nghĩ đi nghĩ lại mãi rồi đành làm theo phu nhân. Ngay tối hôm đó, ông khẽ khàng sai người đưa Ngô công tử trở về. Lúc sắp đi, ông thì thầm trách mắng: “Tôi cứ tưởng cậu là người trẻ tuổi học rộng, sau sẽ thành đạt, không ngờ cậu lại làm những chuyện thế này thật là làm nhục gia môn nhà tôi. Lẽ ra tôi định quẳng cậu xuống sông cho xong chuyện, song tôi nghĩ đến cha cậu nên tha mạng cho cậu thôi. Bây giờ cậu về nhà rồi, nếu đạt được công danh, tôi sẽ gả đứa con gái mất nết đó cho cậu, nếu cậu không có chút chí khí đó thì đừng có hòng mong gì hết”.
Nhà họ Ngô vốn đã rối như mớ bòng bong, nay cậu công tử về nói rõ mọi chuyện, cả nhà bèn mắng chửi cho một trận.
Từ sau đó, Ngô công tử ngày đêm chịu khó học hành, đến khi có khoa thi, cậu ta lên kinh đô, thi đỗ tiến sĩ, sau được bổ làm Huyện Doãn h