Old school Swatch Watches

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Độc Chiếm Hoa Khôi

Độc Chiếm Hoa Khôi

Tác giả: Tam Ngôn Nhị Phách

Ngày cập nhật: 03:53 22/12/2015

Lượt xem: 134922

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/922 lượt.

c mẫu, cứu con, cứu con!”
Lúc đó, anh ta nghe thấy trong phòng có tiếng thánh thót: “Khoan hãy đánh chết thằng cha bạc tình! Hãy bảo hắn đến đây gặp mặt!”
Lũ bà già, a hoàn mới ngừng tay, rồi người xách nách, kẻ kéo tay, lôi bổng hắn lên đưa đến trước mặt cô dâu.
Mạc Kê miệng còn đang nói: “Hạ quan có tội gì?”, thì ngước mắt lên nhìn thấy dưới ánh đèn sáng choang, cô dâu đang ngồi nghiêm chỉnh kia chẳng ai khác mà chính là Kim Ngọc Nô, vợ cũ của mình.
Lúc đó Mạc Kê sợ hãi hết hồn, hét ầm lên “Ma, có ma!” Mọi người cười ầm cả lên.
Thế rồi Hứa công bước tới, nói với Mạc Kê: “Hiền tế chớ có sợ, đây là đứa con gái nuôi mà ta nhận được ở bờ sông Thái Thạch Cơ, không phải ma đâu”.
Lúc này Mạc Kê mới định hồn, vội quỳ xuống nói: “Mạc Kê con đã biết tội rồi, xin đại nhân tha cho!” Hứa công nói: “Chuyện này không liên quan gì đến ta, chỉ cần con gái ta không nói gì là được thôi”.
Chỉ thấy Ngọc Nô trỏ mặt Mạc Kê mà xỉ vả: “Quân khốn nạn vô tình bạc nghĩa! Mi không nhớ người xưa có câu “Bần tiện chi giao bất khả vong, tào khang chi thê bất khả hạ đường” (Bạn khi nghèo hèn không thể quên nhau, vợ khi tấm cám không thể khinh rẻ) hay sao? Mới đầu mi vào nhà ta hai bàn tay trắng, ta phải bỏ tiền cho mi học hành, kết giao bè bạn, để có được ngày nay. Ta cũng chỉ mong được chồng sang vợ quý, nào ngờ mi là đứa vong ân bội nghĩa, không nghĩ gì đến tình kết tóc xe tơ, lại lấy oán báo ân, nỡ đẩy ta xuống lòng sông. May mà trời đã thương ta, cho ta gặp được ân nhân, được cứu sống. Nếu ta mà bị chôn thây trong bụng cá, mi lấy vợ khác thì lòng mi có nỡ hay không? Bây giờ mi còn mặt nào mà gặp lại ta thế này?”
Hứa công thấy Ngọc Nô chửi mắng nhiều rồi, mới đỡ Mạc Kê lại kêu phu nhân tới khuyên giải. Phu nhân dàn xếp mãi, cuối cùng hòa giải được hai người
Từ đó, Hứa công và phu nhân đối đãi với họ như con gái và con rể của mình. Ngọc Nô cũng ăn ở hiếu thuận như với cha mẹ đẻ. Mạc Kê thấy vậy, lòng rất cảm động, ít lâu sau, đi đón lão trùm Kim Đại Lão về phụng dưỡng đến già.
Một con chim giết chết bảy mạng người (Tam ngôn)
Năm Nguyên Hòa thứ ba đời vua Tống Huy Tông, ở quận Hải Ninh, phía ngoài cửa Vũ Lâm có một nhà chuyên dệt vải đoạn(5). Chủ nhà họ Thẩm tên Dục, tự Tất Hiển. Nhà họ Thẩm rất giàu có. Vợ là Nghiêm Thị, chỉ sinh được một đứa con trai đặt tên là Thẩm Tú, tuổi đã mười tám, chưa lấy vợ.
5. Vải đoạn: loại vải bóng mượt như sa tanh.
Anh chàng Thẩm Tú này không biết kế thừa nghề cha, chỉ biết chơi bời lêu lổng, đặc biệt là thích nuôi chim họa mi. Hàng xóm láng giềng trong xóm ngõ đặt cho hắn cái tên là “Thẩm chim”. Hàng ngày cứ đến canh năm là “Thẩm chim” xách lồng chim vào trong rừng liễu trong thành để huấn luyện cho họa mi. Ngày nào cũng vậy.
Hôm đó, Thẩm Tú đi hơi muộn. Đến nơi thì những kẻ nuôi chim khác đã về hết cả rồi, rừng liễu vắng tanh, trời lại âm u, không thấy một bóng người nào cả. Thẩm Tú chỉ có một mình, bèn treo cái lồng chim lên cây liễu. Một lát sau, hắn chợt thấy đau bụng ghê gớm, rồi ngã gục xuống cạnh cây liễu, bất tỉnh nhân sự.
Đúng lúc đó, có gã thợ đánh đai thùng tên gọi Trương Công gánh đồ hàng đi qua rừng liễu. Gã nhìn thấy Thẩm Tú mặt mày tái ngắt, mê mệt không biết gì, trên cây có con chim họa mi đang hót véo von. Chợt nảy lòng tham, Trương Công nghĩ bụng: “Con chim này ít nhất cũng được hai ba lượng bạc”, bèn xách luôn cái lồng đi.
Không ngờ đúng lúc này, Thẩm Tú tỉnh lại. Mở mắt nhìn thấy Trương Công xách lồng chim của mình, muốn bò dậy mà không nổi, đành chỉ la: “Thằng mất dạy kia, lấy con họa mi của ta làm gì đấy?”
Trương Công sợ hắn dậy được thì mình chết, bèn chẳng lôi thôi gì nữa, cầm ngay con dao quắm chém một nhát vào cổ Thẩm Tú, đứt luôn cái đầu lăn lông lốc.
Trương Công vô cùng kinh hãi, đảo nhìn khắp xung quanh, sợ có người trông thấy. Chợt ngẩng đầu lên, thấy một cây liễu trống hốc ở giữa, vội vàng xách cái đầu ném vào chỗ trống hốc đó, rồi cất dao, quặc lồng chim vào đòn gánh, chuồn thẳng.
Đi được nửa đường, Trương Công gặp ba người lái buôn từ thành Biện Lương đi tới, trong đó có một người tên là Lý Cát thường cũng rất thích nuôi chim. Lý Cát thấy trên gánh của Trương Công có treo con họa mi, hót nghe rất hay, bèn bước tới hỏi mua. Trương Công đang mong thoát vụ này nên chỉ đòi một lượng hai là bán luôn cho Lý Cát.
Về đến nhà Trương Công đóng chặt cửa, kể hết sự tình cho vợ nghe. Mụ Trương nghe nói có được bạc là vui mừng hí hửng.
Lại nói buổi trưa hôm đó, có hai người gánh phân đi qua rừng liễu, nhìn thấy một cái xác chết cụt đầu, bèn lập tức đi báo quan. Chỉ chốc lát, toàn thành đều nhốn nháo cả lên, mọi người tranh nhau đi xem. Thẩm Dục cũng vào rừng liễu, nhìn thấy quần áo mặc trên xác chết đúng là của con trai mình, thế là khóc rống lên. Nghiêm Thị ở nhà nghe tin lập tức ngã lăn ra bất tỉnh.
Nửa tháng trôi qua, vẫn không tìm thấy hung thủ. Thẩm Dục quyết định trước hết phải tìm được cái đầu của con mình đã, rồi sẽ tính sau. Bèn lập tức viết một tờ cáo thị đem dán khắp trong thành, trên viết: “Xin thông cáo các