
Tác giả: Tam Ngôn Nhị Phách
Ngày cập nhật: 03:53 22/12/2015
Lượt xem: 134911
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/911 lượt.
ta nói rằng phải ở lại học tiếp rồi tiễn cha lên đường. Kiều Loan thấy chàng đa tình như vậy, càng thêm yêu thương.
Lại qua nửa năm nữa, Đình Chương được tin cha ở Tứ Xuyên do không hợp khí hậu nên cáo bệnh về quê, bèn muốn về để thăm cha mẹ. Song chàng ta không nỡ rời xa Kiều Loan nên suốt ngày cứ âu sầu buồn bã, Kiều Loan biết được, bèn khuyên chàng hãy về hầu hạ song thân. Dì Tào cũng khuyên nên về bẩm rõ với cha mẹ để sớm được cưới nàng, toại lòng ước nguyện. Đình Chương chỉ đành thu xếp hành lý, từ biệt rồi lên đường.
Về đến nhà ở Ngô Giang, cha mẹ vô cùng mừng rỡ. Vốn là ông Chu đã chọn cho Đình Chương một đám, đang định đón chàng về làm đám cưới. Mới đầu Đình Chương không bằng lòng, sau nghe nói cô gái đó cực kỳ xinh đẹp, của hồi môn lại nhiều, thế là quên luôn chuyện đính ước với Kiều Loan. Chỉ mấy ngày sau, tân nương được rước về, vợ chồng ân ái như cá với nước, chẳng còn nhớ Kiều Loan là ai nữa.
Lại nói đến Kiều Loan từ sau khi tiễn Đình Chương đi rồi thì ngày ngày mộng hồn vơ vẩn, thân hình tiêu hao. Đợi được đúng một năm, chẳng thấy tin tức gì của Đình Chương, nàng bèn nhờ người công sai thuận đường tới Ngô Giang chuyển hộ một phong thư. Nào ngờ sau đó vẫn biệt vô âm tín.
Thấm thoắt thoi đưa, lại qua đi hai năm. Kiều Loan đoán chàng Chu đã đổi lòng rồi, song còn chưa dám chắc, bèn gọi gia nhân là Tôn Cửu đến, nằn nì nhờ hắn đích thân đến Ngô Giang một chuyến xem thực hư thế nào.
Tôn Cửu ngày đi đêm nghỉ, đến được Ngô Giang. Đình Chương vừa trông thấy Tôn Cửu là đỏ bừng mặt, cầm lấy phong thư bỏ vào tay áo rồi lỉnh vào nhà ngay, một lát sau mới sai thằng nhỏ ra nói: “Tướng công nhà tôi lấy tiểu thư nhà khác đã được hai năm rồi. Còn Nam Dương thì xa quá, không đến nữa đâu. Chiếc khăn lụa và tờ hôn ước này nhờ anh đưa về trả lại cho tiểu thư Kiều Loan để nàng ta thôi đi”.
Tôn Cửu nổi giận, bước ra khỏi cửa rồi lớn tiếng chửi mắng: “Đồ bạc tình như mày thật không bằng loài cầm thú. Mày đã phụ tấm chân tình của tiểu thư Kiều Loan, ông trời sẽ không tha mày đâu!” Chửi rồi khóc òa lên, bỏ đi. Người đi đường đón hỏi vì sao, anh ta nhất nhất kể rõ hết. Từ đó,Chu Đình Chương chẳng còn được coi ra gì ở Ngô Giang nữa.
Tôn Cửu về đến Nam Dương, không nỡ gặp tiểu thư, chỉ vừa khóc vừa kể lại với Minh Hà. Minh Hà không dám giấu diếm, nói lại hết với Kiều Loan, Kiều Loan khóc suốt ba ngày ba đêm, cầm chiếc khăn lụa lên nhìn đi nhìn lại mãi, có ý muốn tự tận, nhưng rồi lại nghĩ: “Kiều Loan là ái nữ nhà danh gia, đẹp đẽ tài năng, nếu cứ lặng lẽ mà chết đi thì chẳng có lợi cho thằng cha bạc tình đó sao?”. Bèn làm 32 bải thơ tuyệt mệnh và một bài “Trường hận ca” gộp với cả các bài xướng họa trước đây đem gửi tất cả cho quan huyện Ngô Giang.
Rồi đêm ấy, nàng tắm gội, thay áo, đóng chặt cửa phòng lại, tự treo mình chết, năm đó tuổi vừa hai mươi mốt.
Lại nói quan huyện Ngô Giang tiếp được các bài thơ và tờ hôn ước của Kiều Loan, đọc đi đọc lại, thấy thương tiếc tài năng và rất giận kẻ bạc tình Chu Đình Chương. Ngày hôm sau, quan bèn cho bắt hắn tới, dùng nghiêm hình trách phạt. Ít lâu sau, lại được biết Kiều Loan đã tự tận, bèn cho giải hắn từ nhà giam lên công đường mà mắng rằng: “Ngươi cợt đùa con gái nhà quan, đó là một tội; ngươi bỏ vợ này lấy vợ khác, đó là hai tội; ngươi làm khổ khiến người phải chết, đó là ba tội. Trong hôn ước có nói: nếu người nam phụ người nữ, sẽ bị tên bắn tan thây. Nay ta sẽ không dùng tên bắn ngươi, mà dùng gậy đánh chết ngươi, để răn dạy cho những kẻ phụ người trong thiên hạ”.
Thế là một trận gậy đánh tơi bời, chỉ trong chốc lát ChuĐình Chương hóa thành đống thịt nát. Người trong thành ai cũng hả lòng.
Ông Chu được tin đó, khí uất lên mà chết. Người vợ của Chu Đình Chương về sau đi lấy người khác.
Mười Lăm Quan Tiền
Thời Nam Tống, ở huyện Lâm An có một người tên gọi Lưu Quý, tự Quân Tiến. Nhà họ Lưu, các đời trước rất có căn cơ, nhưng đến đời Lưu Quý thì thời vận không còn nữa.
Lưu Quý có vợ là Vương Thị và một người thiếp là Trần Thị. Trần Thị là con gái của Trần Mại Cao, trong nhà đều gọi nàng là chị Hai.
Một hôm, nhạc phụ của Lưu Quý là Vương Viên ngoại làm sinh nhật, Lưu Quý bèn cùng Vương Thị tới chúc thọ, lúc đi dặn dò chị Hai phải trông coi nhà cửa cho kỹ. Xong bữa sinh nhật, Vương Viên ngoại lấy ra mười lăm quan tiền cho Lưu Quý để làm vốn mở cửa hàng. Lưu Quý bèn đem số tiền đó về nhà trước, Vương Thị đợi chồng mở cửa hàng xong sẽ về sau.
Trên đường về nhà, Lưu Quý có uống chút rượu. Lúc anh ta loáng choáng say về đến nơi, ra sức gõ cửa mấy cái. Chị Hai đang ngủ gật nên chậm mở cửa, thấy Lưu Quý khoác một túi tiền, bèn hỏi: “Tiền ở đâu thế?”
Hai người đi được nửa đường, bỗng nghe tiếng thét: “Ta là Tĩnh Sơn đại vương đây, ai qua đường đều phải nộp tiền mãi lộ!” Lão Vương giơ luôn đầu húc tới nói: “Tên cường đạo kia, tao sẽ chọi cái mạng già này với mi!” Tên kia tránh được, lão Vương húc hụt, ngã nhào xuống đất. Tên cướp nổi giận, chém liền hai nhát. Vươn