
Tác giả: Phỉ Ngã Tư Tồn
Ngày cập nhật: 03:58 22/12/2015
Lượt xem: 1341372
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1372 lượt.
ái này thì có hề gì.”
Tôi cùng A Độ đóng giả làm tùy tùng theo hầu Bùi Chiếu, nghênh ngang theo hắn lên cổng Chu Tước.
Cổng Chu Tước là nơi có địa thế cao nhất trong Thượng Kinh, so với gác chuông ở hồ Thái Dịch chốn Hoàng cung xem ra cao hơn nhiều. Vốn do nơi đây chính là cổng chốt phíaNamcủa cửu thành Thượng Kinh thế nên canh phòng hết sức nghiêm ngặt, ba bước một chòi canh, năm bước một đồn gác. Song Bùi Chiếu vẫn đưa tôi lên cổng lầu thuận lợi suôn sẻ.
Đứng trên cổng lầu, đón gió phần phật táp vào mặt, gió tựa những nhát dao rát buốt cứa lên da thịt. Thế nhưng trông xuống nhà nhà treo đèn kết hoa trong Cửu Thành, phong cảnh ấy hùng vĩ vô cùng. Phố thị thẳng tắp liền kề, như một bàn cờ được đặt ngay trước mắt, nơi những lầu quán rải rác khắp kinh thành, hệt một bồn đá thạch anh tích tụ hàng ngàn đốm sáng. Phóng tầm mắt nhìn bao quát, thậm chí mái ngói lưu ly nơi hoàng cung xa xăm mang màu đại dương, màu xanh thâm trầm ấy cứ miên man lao thẳng về phía chân trời.
Bùi Chiếu chỉ cho tôi xem: “Bên đó là Đông Cung.”
Có ngắm được Đông Cung hay không, tôi nào có bận tâm, tôi kiễng chân, chỉ muốn nhìn về nơi xa hơn cả.
Đứng ở chỗ cao là thế, cũng chẳng hề trông thấy Tây Lương.
Tôi tiu nghỉu nhoài người trên tường trổ, cất giọng ủ ê hỏi Bùi Chiếu: “Ngươi có nhớ nhà không?”
Phải một lúc, hắn mới thưa: “Mạc tướng sinh ra và lớn lên ngay tại kinh thành, chưa xa rời Thượng Kinh được mấy lần, thế nên không có cảm giác nhớ nhà.”
Tôi ngẫm thấy mình thật chẳng ra sao, đành ngượng ngùng ngoái lại nhìn hắn. Trên cổng thành nổi gió to, tay áo choàng cuốn phất phơ theo chiều gió, hắn đứng cách tôi một khoảng xa đến nỗi nơi tường thành đèn đuốc ảm đạm tôi không tài nào nhìn ra khuôn mặt hắn đang mang thần sắc gì. Đoạn bảo: “Thổi một điệu khèn cho ta nghe đi.”
A Độ đưa khèn tất lật cho Bùi Chiếu, hắn chậm rãi thổi, vẫn là làn dân ca tôi hát mới rồi.
Tôi ngồi bên bờ tưởng trổ, lầm bầm ngân theo tiếng khèn: ““Có con cáo nhỏ ngồi trên cồn cát, ngồi trên cồn cát, ngắm nhìn ánh trăng. …..Ô…..thì ra không phải nó đang ngắm trăng, mà đang đợi cô nương chăn cừu trở về….. Có con cáo nhỏ ngồi trên cồn cát, ngồi trên cồn cát, sưởi nắng…..Ô….. thì ra không phải nó đang sưởi nắng, mà đang đợi cô nương cưỡi ngựa đi qua…..”
Tôi biết, con cáo ấy chẳng đang đợi ai cả, mà rằng nó đang rất nhớ nhà.
Bẵng đi một lúc chẳng rõ là bao lâu, tôi mới thôi lầm thầm, thế nhưng tiếng khèn cứ văng vẳng quấn quít. Nhịp điệu thân thương ấy khiến tôi thấy sao mà yên lòng, sao mà nhẹ nhõm. Dẫu cho chốn tường thành chót vót lạnh lẽo, đáy lòng vẫn đọng lại một hơi ấm nồng, nơi ấy có tiếng gọi của Tây Lương, hơi thở của Tây Lương vẫn trọn vẹn ngay tại nơi ấy, ngay giữa lòng Thượng Kinh phồn hoa rộng lớn này, nó là thứ duy nhất tôi thân quen, tôi thấu hiểu.
Mây ửng sắc vàng sà xuống ngang đầu, sao trăng chẳng thấy đâu, chỉ có gió quất trên da thịt, đau mà rát. Giấc ngủ chập chờn quanh mình, tôi ngáp 1 cái rồi dựa vào A Độ.
Tiếng khèn nỉ non cất lên, dường như là làn sương mùa đông, dập dềnh trong cả những cơn mơ đưa tôi vào giấc ngủ.
Ngay lúc ấy, trên mặt chợt buốt, tôi ngước đầu trông lên.
Thì ra trởi đổ cơn mưa tuyết, tuyết từ trời cao thủng thỉnh rơi xuống, gió không hiểu tự lúc nào đã ngừng nghỉ, chỉ có tuyết rả rích chi chít đáp hạ trong câm lặng. Một cụm hoa tuyết óng ánh bung cánh xõa nở giữa bốn bề đất trời, trời cao kia như bị thủng 1 cái lỗ, tuyết từ cái lỗ trên trời rỉ xuống liên miên không ngớt. Nơi này một mảng, nơi kia một đụn, rũ mình phất phơ theo chiều gió tung bay.
Trong thành lưa thưa đã có nhà dân lên đèn, tuyết dầy như tấm mành rèm trắng xóa chụp lấy đất trời.
Cuối cùng, Bùi Chiếu thu cây khèn lại, thì ra hắn thổi liên tục bấy lâu nay. Ngưng một lúc, hắn bắt đầu húng hắng ho từng cơn, chắc đã hít phải khá nhiều gió lạnh, hắn cũng ngốc thật, tôi không bảo ngừng là cứ thế thổi suốt, cũng chẳng sợ bị viêm phế quản. Bùi Chiếu vẫn đang gồng mình dằn cơn ho, mở lời với tôi: “Tuyết rơi rồi, mạc tướng hộ tống Thái tử phi về cung.”
Tôi bắt gặp đốm tuyết như nhung đậu lại trên lông mi hắn, chớp mắt đã tan chảy.
Tôi phóng khoáng bảo: “Ta về làm gì.”
“Bẩm Thái tử phi…”
Hiển nhiên Bùi Chiếu chẳng ngờ tôi lại là khách quen ở những nơi đầy rẫy thói trăng hoa ấy, khi đã bước qua bậu cửa của Minh Ngọc phường, trên mặt hắn bãy sẵn vẻ kinh hãi.
Mấu chốt ở chỗ Vương đại nương vừa nhìn thấy tôi đã vẽ ra nụ cười nghênh đón hớn hở hệt như nhìn thấy bảo vật sống, bà ấy níu chặt tay áo tôi: “Ôi trời đất ơi, Lương công tử đến rồi này! Mấy chị em lầu trên lầu dưới kia ơi, Lương công tử đến rồi đấy!”
Mặc dù Vương đại nương người đẫy đà phốp pháp, nhưng giọng cứ gọi là vừa sắc vừa thanh, vừa cao lại vừa vang,chỉ mới hô một tiếng, cả phường Ngọc Minh chớp mắt đã rầm rộ cả lên, vô số nào yến nào oanh nào sắc xanh nào sắc đỏ, trên lầu có, dưới lầu cũng có, mấy cô gái lũ lượt nhào đến: “Lương công tử đến rồi! Lương công tử ơi, sao lâu th