
Tác giả: Đường Phù Dao
Ngày cập nhật: 03:47 22/12/2015
Lượt xem: 1341114
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1114 lượt.
chở, không bị vứt bỏ, cũng chẳng có chia ly.
Dì Trần nhìn dấu tay trên mặt tôi mà đau lòng, luôn miệng mắng trẻ con bây giờ thật không thể tưởng tượng. Dì làm giúp việc cho nhà chú thím đã lâu, anh trai lúc nhỏ là do dì chăm sóc, nên dì cũng không khách khí gì với anh, “Thành Hề, cháu không muốn nghe thì dì vẫn phải nói. Cháu là anh, khi đi học phải chăm sóc và quan tâm em gái, sao lại khiến em bị người khác bắt nạt? Thật uổng công Viên Viên mỗi lần cháu về nhà đều bưng trà rót nước cho cháu.”
“Là lỗi của cháu.”
Thấy anh bình thường ương ngạnh như thế lại thành thật nhận lỗi, dì Trần có chút bất ngờ, không tiện nói thêm gì nữa. Tôi ở bên cạnh cũng hơi ngại, “Dì Trần, lần trước dì nói dạy cháu nấu ăn. Đúng lúc cháu không đi học, đang có thời gian, dì mau dạy cháu đi.”
“Trẻ con học nấu nướng gì chứ, lỡ bị bỏng dầu thì sao?”
Tôi mè nheo, “Dì đồng ý rồi cơ mà. Hơn nữa cháu học được rồi, sau này còn có thể giúp dì nấu cơm, dì cũng sẽ không mệt như vậy nữa.”
Dì liếc nhìn anh rồi thở dài, “Ôi, một cô bé ngoan ngoãn đáng yêu như vậy, sao có người lại xuống tay được chứ?”
Hôm sau lúc anh về, tôi đang xem TV trong phòng khách.
“Anh về rồi ạ.” Tôi chào anh một tiếng, tiếp tục chăm chú xem TV.
“Ừ.” Anh lên tiếng xong lại không lên thẳng tầng trên giống ngày thường, mà đứng đó một lúc lâu.
Tôi thấy lạ, vừa quay đầu lại thì một con mèo bông HelloKitty rơi từ trên cao xuống, làm tôi giật cả mình.
“A!” Tôi vội vàng đỡ lấy, ngạc nhiên nhìn anh, “Cho em ạ?”
Mặt anh dường như hơi đỏ lên, thẹn quá hóa giận, “Ngốc, thế mà cũng giật mình. Không phải cho em, cho dì Trần đấy.”
Tôi trợn tròn mắt, ngơ ngác hỏi: “Thật thế ạ?”
Anh tức muốn chết, làm bộ muốn đòi lại, “Đưa đây để anh vứt đi!”
Tôi vội ôm chặt, “Em biết rồi, là cho em, cho em. Cảm ơn anh.”
“Ngốc.” Anh không để ý tôi nữa, đi thẳng lên tầng.
Tôi nhìn cái mặt to tròn đáng yêu của chú mèo bông, thấy thích vô cùng. Tặng quà thì cứ tặng đi, sao phải khó chịu như vậy chứ.
Lúc đi học lại, trong lòng có hơi lo lắng. Nhưng không ai nhìn tôi bằng ánh mắt khác thường, mọi người đều hỏi thăm nhiệt tình.
La Duy hô lên, “Có khách quý, có khách quý. Bạn nữ này trông quen quá đi!”
“Chẳng hay vị này là nam hay nữ, tôi đây chưa từng gặp.” Tôi trả lời tự nhiên.
Mọi người xung quan cười ầm lên. La Duy giậm chân tức giận, “Lương Mãn Nguyệt, không ngờ cậu ác như vậy. Nghỉ phép lâu thế cũng không nói một tiếng, vừa trở lại đã bắt nạt bạn nam rồi.”
“Tớ bắt nạt bạn học nam nào cơ? Xin hỏi mọi người có thấy tớ bắt nạt ai không?”
“Không hề. Không hề.”
“Có thấy đâu.”
Tất cả đều hùa theo tôi. Vương Khải còn thêm vào, “Tớ chỉ nhìn thấy có kẻ xấu bắt nạt bạn Lương của chúng ta thôi. Cô gái nhỏ phải chống lại kẻ xấu, thật không dễ gì mà.”
La Duy xông đến, hai người vật lộn nhau. Có người ở ngay bên cạnh xem trò vui, đã không can ngăn lại còn cổ vũ thêm.
Không khí náo nhiệt quen thuộc như thế, những bạn học đáng yêu đến vậy, khiến khóe miệng tôi không khỏi cong lên, tâm tình rất tốt.
Thế nhưng, so với những bạn học nhiệt tình khác, thì bạn cùng bàn Dương Vân Khai của tôi vẫn là núi băng, chuyện xung quanh vẫn không liên quan gì đến cậu ấy. Tôi mỉm cười lên tiếng chào, cậu ấy ngẩng đầu, dùng giọng nhỏ gần như không nghe thấy, “Ừ” một tiếng, rồi lại vùi đầu vào học.
Bỏ đi, tôi cũng chẳng mong cậu ấy nhiệt tình gì. Cũng quen vậy rồi.
Trường đã bước vào giai đoạn ôn thi, ngay cả lớp lười biếng như lớp chúng tôi cũng có chút không khí khẩn trương. Dù sao thi cuối kỳ là vào trước kỳ nghỉ đông hàng năm, việc này sẽ liên quan đến chuyện có thể ăn Tết vui vẻ không. Cứ cho là bố mẹ không để ý, thì họ hàng đến chúc Tết cũng sẽ nhắc, nếu thành tích quá kém, có khi người mặt dày như La Duy cũng sẽ thấy ngượng.
Dương Vân Khai không có thay đổi gì, tôi nghĩ, trong lòng cậu ấy hẳn mong chờ kỳ thi này hơn tất cả chúng tôi. Một người chăm chỉ như vậy, đương nhiên là phải nhờ đến kỳ thi mới có thể chứng tỏ bản thân.
Việc kinh doanh của chú đã trải qua giai đoạn khởi đầu, trừ những cuộc xã giao bắt buộc thì không cần đích thân bay qua bay lại giữa các nước nữa. Thời gian chú ở nhà dần nhiều hơn, nhưng thím vẫn thường trách chú dù có ở nhà cũng toàn nghiên cứu cổ phiếu, tài chính và kinh tế, chẳng thú vị gì cả.
Tối đến, tôi ngồi xem TV với chú thím. Điện thoại vang lên, tôi đi nghe, không ngờ là điện thoại định kỳ của bố.
Bố không biết ăn nói, bình thường gọi điện thoại cũng chỉ hỏi ba câu đơn giản như ăn cơm chưa, gần đây học hành thế nào, chú thím ra sao. Câu trả lời của tôi luôn giống nhau, ăn rồi, cũng được, rất tốt.
Đôi lúc tôi nghĩ, bố thực sự không cần gọi điện theo kiểu làm tròn trách nhiệm thế này, như vậy chỉ làm hơn khoảng cách càng ngày càng lớn giữa hai bố con rõ rệt hơn.
Nhưng cuộc điện thoại này của bố có chút khác, nói chuyện nhiều hơn. Bố ra sức khuyên tôi và chú thím Tết đến hãy về nhà dưới ở.
Hai năm trước bố cũng chỉ nói cho có lệ, chú từ chối một cái bố đã không nói nữa. Năm nay lại khác, bố cẩn