Insane

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Em Là Định Mệnh Đời Anh

Em Là Định Mệnh Đời Anh

Tác giả: Hàm Hàm

Ngày cập nhật: 03:14 22/12/2015

Lượt xem: 1341614

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1614 lượt.

tỉnh đến xây dựng điểm văn hóa cơ sở, triển khai từ thành phố đến nông thôn. Tại hội nghị, giám đốc sở tuyên truyền tỉnh đã yêu cầu truyền thông tích cực quán triệt tinh thần chỉ thị của tỉnh ủy và chính quyền tỉnh, xem việc đưa tin về tình hình văn hóa là trọng điểm tuyên truyền quý III và quý IV năm nay. “Giao lưu văn hóa” là cửa sổ tuyên truyền đối ngoại, sau khi nghiên cứu và bàn bạc, ban lãnh đạo quyết định ấn hành chuyên đề đưa tin về một loạt danh nhân văn hóa trong tỉnh.
Phó Tổng biên tập Lưu nói, sau nhiều lần sàng lọc, phát pháo đầu tiên sẽ là bài viết về cha con nhà họ Cơ trong giới hội họa.
Trước kia ông Cơ Trọng Minh đã du học ở Pháp, học vẽ tranh sơn dầu. Sau khi gặp người sau này trở thành vợ ông thì ông đã bị ảnh hưởng và chuyển sang quốc họa. Khi đó, danh tiếng của ông trong lĩnh vực tranh sơn dầu vừa mới nổi, hầu như tất cả mọi người đều không tin việc đổi hướng giữa đường như vậy sẽ có kết quả tốt đẹp. Ai ngờ mười năm sau, ông lại trở thành một bậc thầy về quốc họa, dung hợp được cả phong cách nghệ thuật phương Tây và Trung Hoa. Ông đã vận dụng phương pháp xử lí ba chiều của ánh sáng và hình ảnh trong tranh sơn dầu vào quốc họa, sáng tạo ra một phong cách họ Cơ hoàn toàn mới. Cũng nhờ đó mà ông trở thành người có địa vị cao trong giới hội họa Trung Quốc.
Năm Cơ Trọng Minh bốn mươi tuổi, vợ ông sinh một cậu con trai, đặt tên là Cơ Quân Đào. Nghe nói Cơ Quân Đào đã học cầm bút vẽ trước khi học cầm đũa, lúc bảy tuổi đã vẽ một bức “Núi cao sông dài” làm quà mừng thọ ông ngoại khiến các danh gia đến dự tiệc mừng thọ khi đó vô cùng thán phục, ai cũng muốn thu làm học trò. Vô cùng vui mừng, ông ngoại Cơ Quân Đào liền tuyên bố phải xây một phòng triển lãm ở vị trí đắc địa nhất trong thành phố này để khen thưởng cháu ngoại, đó chính là phòng triển lãm Tố hiện nay.
Cơ Quân Đào vẽ theo phong cách của bố, hơn hai mươi tuổi đã trở nên nổi tiếng trong giới hội họa. Không ngờ sau đó anh ta lại ra nước ngoài học tranh sơn dầu, theo con đường của bố khi xưa, sau vài năm thì trở về nước, tập trung vào quốc họa. Từ đó phong cách vẽ của Cơ Quân Đào đã tìm ra lối đi riêng, phối hợp màu sắc rất linh hoạt. Chỉ tiếc là mấy năm gần đây, cả hai cha con đều kín tiếng, hiếm khi xuất hiện trong các sự kiện công khai.
Phóng viên Tào hỏi: “Hoài Nguyệt, năm nay Hội Dân tộc học có tặng túi thơm cho cô không? Con gái tôi cứ hỏi tôi mãi, bây giờ lũ trẻ đang chuộng dùng túi thơm làm móc đeo điện thoại”.
“Có, có”. Hoài Nguyệt gật đầu: “Ở chỗ tôi có đầy một túi to, lát nữa anh tới lấy nhé”.
Biên tập Ngô phụ trách mục Trao đổi khoa học khẽ đẩy gọng kính nói với Phó Tổng biên tập Lưu: “Anh Lưu, sang năm tôi phải đổi chỗ cho Hoài Nguyệt mới được. Mỗi lần tổ chức hoạt động, Hội Dân tộc học đều không quên kéo Hoài Nguyệt đi, Tết Đoan ngọ, hội trưởng còn đích thân đến tặng túi thơm cho cô ấy. Tôi thì vất vả dò lỗi chính tả, chỉnh sửa luận văn cho người ta mà chẳng được cái gì hay ho cả. Cứ như thế này thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến cả thể xác và tinh thần”.
Chị Lưu phụ trách sắp chữ ngồi bên cạnh Hoài Nguyệt nói: “Anh Ngô, anh còn ghen tị cả với một cô bé nữa à? Phó Tổng biên tập, không được đáp ứng yêu cầu của anh ấy, nếu không sẽ chẳng còn ai có túi thơm nữa mất”.
Phó Tổng biên tập Lưu vui vẻ gật gật đầu nói với cấp dưới đang cười đùa ầm ĩ: “Túi thơm thì lát nữa mỗi người đến chỗ Hoài Nguyệt lấy một cái, không được nhiều hơn, còn lại phải để dành cho Đậu Đậu. Vì Đậu Đậu của chúng ta nên vị hội trưởng già đó mới vui vẻ chạy tới đây. Bây giờ tiếp tục nói đến cha con họ Cơ này. Anh Trương, nhiệm vụ này giao cho anh, dẫn Tư Tư đi cùng. Một bài phỏng vấn và hai bức ảnh, một bức làm bìa ngoài, một bức đưa vào bài viết. Nếu không chụp được ảnh chung cả hai cha con thì nhất định phải chụp được Cơ Quân Đào. Ông già đã quy y cửa Phật, chúng ta phải tôn trọng ông ấy, nhưng con trai ông ấy thì không thể buông tha được. Lần này hai người phải vất vả rồi”.
Phóng viên Trương, thường được gọi là tài tử Trương, người chuyên viết bài phỏng vấn nhân vật trong Ban Biên tập là một người mềm mỏng, bình thường rất ít nói chuyện nhưng lúc này anh ta lại bất ngờ phản đối: “Phó Tổng biên tập, sợ rằng việc này hơi khó. Tôi cũng biết mấy người bạn là họa sĩ, họ cũng từng muốn tới thăm anh ta, nhưng nghe nói người này tính tình cao ngạo, suốt ngày chỉ đóng cửa trong nhà, không bao giờ đồng ý trả lời phỏng vấn”.
Phó Tổng biên tập Lưu nhìn phóng viên ảnh Tư Tư: “Tư Tư, không phải chồng cô làm ở Sở Giáo dục sao? Có thể liên hệ với lãnh đạo Viện Mỹ thuật hay không?”
Tư Tư là một phụ nữ phía bắc hào phóng, chị ta lập tức nói lớn: “Các trường khác thì không thành vấn đề nhưng Viện Mỹ thuật thì bó tay. Mỗi khi triệu tập hội nghị, chẳng có mấy người đến mà cũng không dám phê bình ai, họ còn quen các lãnh đạo tỉnh hơn cả anh đấy”.
Phó Tổng biên tập Lưu lại vò đầu bứt tai nói: “Cứ đi thử xem sao đã, nếu không được thì chúng ta lại nghĩ cách khác”.
Tư Tư và Hoài Nguyệt ngồi cùng phòng làm việc, tuy chị ta hơn Hoài Nguyệt cả ch