
Tác giả: Hàm Hàm
Ngày cập nhật: 03:14 22/12/2015
Lượt xem: 1341615
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1615 lượt.
Nguyệt thấy hình như trong mắt ông cụ lấp loáng nước.
Bốn người tiếp tục đi về phía trước, qua bức Hẹn với hoàng hôn, Cơ Trọng Minh lại dừng lại.
Hoài Nguyệt nhìn, trăng treo ngọn liễu, mặt sông trống vắng, bên cây cầu nhỏ trên sông chỉ có bóng mấy cành liễu nhạt nhòa. Một trấn nhỏ không có bóng người, một chiếc đèn lồng treo trước cửa một ngôi nhà thấp bé. Bức tranh rất tối, rất u buồn, chỉ có nửa vầng trăng tỏa ra ánh sáng màu vàng mơ hồ.
Cơ Trọng Minh nói: “Lúc đầu vừa nhìn thấy bức tranh này, bác đã biết con trai bác quyết tâm phải vứt bỏ phong cách vẽ của bác rồi. Cháu xem, trong tranh thủy mặc, nó lại bắt đầu dùng những màu sắc sáng rõ của tranh sơn dầu, thậm chí còn có sự tương phản khá lớn, đây là ảnh hưởng của cách sử dụng ánh sáng và màu sắc theo trường phái ấn tượng. Đây chính là con đường nó đang đi, dùng thủy mặc làm nền, dùng màu sắc để khắc họa chủ đề. Hoài Nguyệt, bức tranh này gợi cho cháu cảm giác gì?
Hoài Nguyệt cực kỳ do dự, cô lén nhìn Cơ Quân Đào, thấy anh đang nhìn cô với ánh mắt khuyến khích liền lấy dũng khí nói: “Cháu nhìn cảm thấy rất khó chịu, hình như người mình đợi sẽ không đến”.
Ba người nhà họ Cơ lập tức yên lặng, Hoài Nguyệt cảm thấy hơi khó xử nên quay lại tìm Cơ Quân Dã như cầu cứu. Cơ Quân Dã tiến lên một bước, cầm tay cô nhẹ giọng nói: “Đúng vậy, sẽ không quay về nữa. Hoài Nguyệt, cô đã hiểu rồi đấy”.
Một hồi lâu sau đó Cơ Trọng Minh không nói gì nữa, chỉ thỉnh thoảng dừng lại trước một vài bức tranh xem một lát rồi lại đi tiếp. Hoài Nguyệt nghĩ những bức tranh có thể làm ông ấy dừng lại xem chắc chắn đều phải có giá trị, vì vậy cô cũng chú ý quan sát hơn. Thấy cô cau mày suy ngẫm, Cơ Quân Đào rất muốn giải thích cho cô nghe, nhưng vì có bố và em gái bên cạnh, không tiện tỏ ra thân mật nên đành phải rầu rĩ bỏ qua ý nghĩ này.
Cuối cùng Cơ Trọng Minh dừng lại trước một bức “Xuân”.
Ông xem cực kì chăm chú, hoàn toàn tập trung. Hoài Nguyệt cảm nhận được sự xúc động của ông nên cũng chăm chú xem bức tranh đó.
Hình ảnh trong tranh là một gốc cây khô bị sét đánh gãy cực kì thảm hại, lại trải qua sự đày đọa của mưa gió nên càng mục nát. Nhưng bây giờ bên gốc cây khô đó lại có hai đôi chân, một đôi là chân phụ nữ, rất xinh xắn, trắng không tì vết như bạch ngọc. Một đôi là chân em bé, mềm mại, mũm mĩm, mỗi một ngón chân đều rất tròn trịa. Đôi chân này theo sát đôi chân phía trước, vui vẻ và quyến luyến.
Bởi vì hai đôi chân này đẹp như vậy, dường như tất cả những gì đẹp đẽ nhất, dịu dàng nhất, hồn nhiên nhất thế gian đều được dồn vào hai đôi chân khiến người xem lại không để ý tới dáng người và khuôn mặt hai người đó. Bước dưới giàn dưa, có thể hai người này đang hái dưa, cũng có thể đang tưới nước, những chiếc lá xanh che khuất phần lớn vóc dáng họ nhưng người xem vẫn cảm nhận được sự vui vẻ vô hạn của họ. Niềm vui này đã lan đến gốc cây khô, dường như nó đang cố gắng tỉnh lại dưới ánh mặt trời.
“Quân Đào, tất cả các bức tranh của con trong triển lãm này cộng lại cũng không bằng một bức này”. Cơ Trọng Minh cố gắng giữ cho giọng thật bình tĩnh nhưng vẫn không thể giấu được một thoáng run rẩy: “Lần trước bố nói sai rồi, bố nói tác phẩm của con còn khá hơn của bố lúc ba mươi lăm tuổi, đó là vì bố chưa thấy bức tranh này”.
“Đây là bức tranh bác Diệp mới bồi xong và đưa tới sáng nay”. Cơ Quân Dã giải thích: “Con đã dành vị trí này cho nó theo dặn dò từ trước của anh Quân Đào”.
“Thì ra con còn giữ lại một chiêu giấu ông già này”, Cơ Trọng Minh vui mừng gật gật đầu: “Sự tàn lụi cực hạn, thê lương cực hạn, tuyệt vọng cực hạn lại kết hợp với cái đẹp và sức sống cực hạn như vậy hết sức mâu thuẫn nhưng lại hoàn toàn kín kẽ, tạo thành sức chấn động cực lớn cho thị giác người xem, làm tâm linh người xem bị cảm động ở mức độ lớn nhất. Hai đôi chân này xem như đã làm cho bức tranh sống lại”.
Cơ Trọng Minh đưa tay lau khóe mắt: “Quân Đào, con đã thoát ra khỏi sự hạn hẹp của màu sắc, trong bức tranh này bố nhìn thấy sự tương sinh tương khắc, sự thống nhất của đối lập, nhìn thấy bản chất của thế giới. Có lẽ đây sẽ là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của con trong cuộc đời này, ngay cả bố cũng không làm được”. Ông ta quay lại cười nói với con gái: “Bất kể ai trả giá cao đến đâu cũng không được bán. Tiểu Dã, một ngày nào đó làm ăn thất bại thì con sẽ có thể lật ngược tình thế nhờ bức tranh này của anh trai con”.
Cơ Quân Dã bản tín bán nghi hỏi: “Thật sự tốt như vậy à?”
Cơ Trọng Minh thất vọng nhìn cô rồi quay sang hỏi Hoài Nguyệt: “Hoài Nguyệt, cháu thấy sao?”
Đương nhiên Hoài Nguyệt cũng không nhìn ra đây có phải là tác phẩm mang tính cột mốc của Cơ Quân Đào hay không, cô thành thật trả lời: “Cháu cảm thấy hai đôi chân này rất đẹp. Cổ nhân nói mỗi bước chân sinh một đóa sen, thì ra thật sự có chuyện như vậy. Họ nhất định là mẹ con, ở bên nhau rất quyến luyến, rất vui vẻ.
Cơ Trọng Minh cười ha ha: “Bác đúng là dung tục quá rồi, chỉ có Hoài Nguyệt mới hiểu tranh như thế”.
Nhìn gương mặt ngượng ngùng của Hoài Nguyệt, Cơ Quân Đào thở dài tro