
Tác giả: Hàm Hàm
Ngày cập nhật: 03:14 22/12/2015
Lượt xem: 1341472
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1472 lượt.
rằng đó là violet, quả là mất mặt. Còn người đàn ông trước mặt này nhìn không giống một tài tử phong lưu nhưng lại hiểu khá rõ về hoa cỏ. Nhìn qua cũng chỉ hơn ba mươi, ở tuổi này, đàn ông đa tình còn thích hoa chắc chắn không nhiều.
Phát hiện Hoài Nguyệt lại suy nghĩ miên man, Trần Thụy Dương không khỏi cảm thấy buồn cười.
Trước khi đến đây, một người bạn tốt của anh đang là Chủ nhiệm Văn phòng ngoại vụ đã nói với anh bằng một giọng vô cùng hâm mộ: “Tòa soạn tạp chí là một nơi rất tốt, mặc dù không hề nổi bật nhưng đối tượng tiếp xúc không phải lãnh đạo cấp cao thì cũng là những người xuất sắc. Xưởng in nộp tiền cho anh, phòng quảng cáo kiếm tiền cho anh, công ty văn hóa có tổ chức hoạt động gì mà anh báo cáo lên thì tôi ở đây cũng không thể không duyệt chi cho anh. Tạp chí một năm chỉ ra mười hai số, đa số thời gian còn lại anh chỉ có việc kiếm tiền. Có thể nói là anh rơi vào đống tiền rồi đấy. Còn nữa, không phải chúng ta vẫn nói thủy thổ thế nào, con người thế đó sao? Đó chính là một nơi tốt để nuôi người đẹp. Công ty quảng cáo không cần phải nói, tôi thấy riêng hai cô bé ở văn phòng đó đã đủ ngon mắt rồi. Nghe nói ban biên tập còn có một đại mỹ nữ vừa ly hôn, không phải anh vẫn còn cô đơn sao? Chọn lấy một cô đi, còn đợi gì nữa?”
Theo lời anh chàng đó thì cô gái này chính là đại mỹ nữ kia rồi, anh ta thầm đánh giá Hoài Nguyệt.
Hoài Nguyệt chú ý tới ánh mắt cửa anh ta. Cô mỉm cười xin lỗi, hỏi: “Xin hỏi anh tìm ai? Chúng tôi chín giờ mới bắt đầu làm việc, sợ rằng còn phải chờ một chút”.
Trần Thụy Dương nói: “Tôi là Trần Thụy Dương, hôm nay đi làm ngày đầu tiên nên muốn thể hiện một chút”.
Hoài Nguyệt hiểu ra: “Thì ra là Giám đốc Trần, tuần trước Phó Tổng biên tập Lưu đã nói rồi. Chào anh, tôi là Thương Hoài Nguyệt, biên tập viên chuyên mục Dân tộc”.
Trần Thụy Dương nói: “Nghe đại danh đã lâu, tôi đã đọc tờ Giao lưu văn hóa vài kỳ gần đây, chuyên mục Dân tộc để lại ấn tượng rất sâu sắc đối với tôi, các bài viết được biên tập rất cẩn thận, tôi đã học hỏi được rất nhiều”.
Biết anh ta nói khách khí nên Hoài Nguyệt chỉ cười nhạt, nói: “Giám đốc Trần khách sáo rồi, so với chuyên mục của các tiền bối thì mục này chỉ là trò trẻ con thôi. Chẳng qua là bản thân văn hóa dân tộc đã rất thú vị nên tôi làm việc mới được nhiều thuận lợi như vậy”.
Trần Thụy Dương cũng cười nhạt, anh ta nhìn quanh. Trong văn phòng có ba cái bàn, mặt bàn đều rất sạch sẽ, rõ ràng là mới được lau. Cái bàn đặt sát cửa sổ chất đầy các loại sách báo tạp chí, chỉ chừa lại một khoảng trống đủ để viết lách. Cái bàn đặt giữa phòng không có bất cứ thứ gì khác ngoài máy tính, trên lưng ghế vắt một chiếc áo gi lê, có lẽ là của một phóng viên ảnh. Trên chiếc bàn gần cửa có một cái khung ảnh, anh đến gần xem xét, đó là một cậu bé cực kỳ xinh đẹp, mặc một bộ đồ rằn ri, một tay chống nạnh, dáng vẻ rất oai vệ.
“Là con trai cô à?” Anh ta hỏi.
“Vâng”. Hoài Nguyệt dọn dẹp xong văn phòng, rửa tay rồi quay vào, đưa mắt nhìn Đậu Đậụ trong ảnh, vẻ mặt vô cùng dịu dàng.
“Cháu mấy tuổi rồi?”
“Bốn tuổi”.
“Trẻ con tuổi này nghịch lắm đúng không? Chăm sóc chắc vất vả lắm”.
“Cũng bình thường thôi, cháu đi mẫu giáo rồi”.
Hoài Nguyệt pha một cốc trà cho anh, Trần Thụy Dương nhìn một chút, cúi đầu ngửi ngửi, hít sâu một hơi rồi nhấp một ngụm nhỏ, khen: “Trà Minh Tiền Long Tỉnh, rất chuẩn”.
Hoài Nguyệt lại vâng một tiếng. Trà này là giáo sư Tần cho cô. Mỗi tháng giáo sư Tần đều hẹn cô đi uống trà, ăn cơm. “Mẹ chồng - nàng dâu không thành, ít nhất con vẫn là học sinh của mẹ mà”. Cô giáo cũ của cô luôn nói như vậy với vẻ tiếc nuối, rồi nhân tiện cho cô một vài thứ tốt, chẳng hạn như trà Long Tỉnh, chẳng hạn như sôcôla mang về từ nước ngoài.
Cô cũng sẽ cùng cô giáo cũ đi dạo phố. Trước kia, lúc vẫn là mẹ chồng - nàng dâu, quần áo của giáo sư Tần đều do cô chọn mua, bây giờ giáo sư Tần đi mua quần áo vẫn luôn kéo cô theo. Hai cô trò chỉ nói đến Đậu Đậu hay chuyện công việc của hai bên chứ không bao giờ nói những chuyện khác trong nhà. Thực ra có mấy lần Hoài Nguyệt nhận thấy cô giáo muốn nói nhưng rồi lại thôi, lần nào cũng khéo léo chuyển hướng đề tài rất kịp thời. Cô không phải người bạc tình nhưng cũng không phải người dây dưa, không dứt khoát.
Bên ngoài, các đồng nghiệp cũng đã lần lượt bước vào tòa soạn. Thấy Trần Thụy Dương đến từ sáng sớm, Phó Tổng biên tập Lưu cảm thấy rất khó xử, nghĩ thầm may mà có Hoài Nguyệt đến sớm, bằng không để ngày đầu tiên tổng biên tập mới đi làm đã gặp “không thành kế” thì đúng là không hay lắm.
Trần Thụy Dương không để ý: “Là tôi đến sớm mà. Trà của Hoài Nguyệt rất ngon, tôi cầm theo đây”. Nói rồi anh ta cầm cốc đi cùng Phó Tổng biên tập Lưu.
Hoài Nguyệt mở máy tính, kỳ tới phải viết bài về Tết Đoan ngọ. Theo yêu cầu của cô, Hội Dân tộc học đã gửi cho cô một loạt bài viết và ảnh chụp, giờ cô phải lọc lại.
Trần Thụy Dương chỉ họp mười phút để chào hỏi mọi người. Trừ xưởng in ở bên ngoài, còn lại một tờ tạp chí và hai công ty đều nằm trong tòa nhà năm tầng này. Đây vốn là tòa