Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất

Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất

Tác giả: Bạch Lạc Mai

Ngày cập nhật: 03:16 22/12/2015

Lượt xem: 134498

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/498 lượt.

gian, ngắm bóng hình của kiếp phù du, vẫn cảm khái muôn vàn. Đời người, thật ra chính là một cuốn sách kinh không chữ, Tsangyang Gyatso đã tu luyện nhiều năm cũng đọc không hiểu, tham không thấu. Trong lúc bất lực, Ngài đành hướng về Đức Phật, đưa ra câu hỏi hoang mang mà tình sâu.






Bến Đò
Bất cứ một ai tin vào duyên phận đều sẽ hiểu rõ, tình duyên trên đời này nên hợp thì hợp, nên tan thì tan, khi duyên phận đã hết, một khắc cũng sẽ không lưu lại.
Bất cứ một ai tin vào duyên phận đều sẽ hiểu rõ, tình duyên trên đời này nên hợp thì hợp, nên tan thì tan, khi duyên phận đã hết, một khắc cũng sẽ không lưu lại. Có lúc duyên phận giữa người với người chẳng bằng một ngọn cỏ, cỏ còn có thể trải qua xuân tươi thu héo, còn duyên phận mỏng manh, ngắn ngủi như một giấc mộng đêm xuân. Đúng vậy, tựa hồ có một giấc mộng, sau khi tỉnh mộng, bạn đứng lặng hồi lâu trước cửa sổ trong gió lạnh, phát giác mình lại trở về buổi ban đầu của sinh mệnh, chẳng còn gì cả. Nhưng tuy rằng trắng tay, phải chăng vẫn còn trong sạch? Còn tinh khiết?
Nhà thơ Đài Loan Tịch Mộ Dung từng có một bài thơ, “Bến đò”.
Cho em nắm lấy tay chàng,
Bến đò trống trải, tìm đâu hoa cài.
Đem lời chúc phúc tặng ai,
Ngày mai, hai đứa ở hai phương trời…
Bến đò của Tịch Mộ Dung là bến đò của ly biệt, tràn đầy tình cảm nhớ mãi không quên và tâm ý chia tay lưu luyến. Những năm qua, không biết đã cảm động bao nhiêu người si tâm không đổi vì tình yêu. Cũng không biết bắt đầu từ lúc nào, tôi đã thích bến đò, bến đò của đời người, bến đò của năm tháng. Thuyền bè qua lại xuất phát từ nơi này, lại từ phương xa trở về nơi này. Do đó, gặp gỡ cũng là bến đò, ly biệt cũng là bến đò, duyên đến cũng là bến đò, duyên đi vẫn là bến đò. Hai chữ “bến đò” ẩn chứa quá nhiều tình cảm của đời người, tụ hợp ly tan. Bến đò của tôi, có lẽ là thanh đạm, sẽ không có nhiều khách qua đường lai vãng, chỉ ngẫu nhiên có kẻ lênh đênh trôi giạt đi ngang, mây nhạt gió nhẹ.
Tôi nghĩ đến bến đò của Tsangyang Gyatso, cũng là ly biệt. Khi Ngài được biết ý trung nhân làm vợ người khác, trái tim vốn đã tan tác tả tơi của Ngài càng bị nghiền nát thành tro bụi. Thật ra năm xưa Ngài bị đưa vào cung Potala có nghĩa là duyên phận của họ đã triệt để kết thúc, có nghĩa giữa họ từ đó định sẵn mỗi người một phương. Ngày thu ấy là bến đò ly biệt của đời người, một người vì nợ cũ của kiếp trước đi xa đến chân trời, một người vì ước hẹn không có kết cuộc chờ đợi hư vô. Tsangyang Gyatso là vua của cung Potala, là một vị vua không có vương hậu. Tình yêu trong tòa cung đẹp đẽ này đã trở thành một truyền thuyết xa xưa. Songtsän Gampo và công chúa Văn Thành từng có một tình yêu, nhưng sau khi Đạt Lai thứ 5 xây lại cung Potala, nơi này đã trở thành đạo tràng bồ đề không trai gái yêu đương, rời xa mộng tưởng điên đảo.
Đối với Tsangyang Gyatso, tất cả những điều này thật sự là quá trễ tràng. Người ta nói tình yêu là thuốc độc, Ngài đã trúng độc quá nặng. Nếu trước giờ chưa từng có bắt đầu, nếu khi chưa tỏ việc đời Ngài đã bị đem vào cung Potala dốc lòng học tập kinh văn, có lẽ Ngài sẽ là một vị Lạt Ma không hiểu tình yêu, không có dục vọng. Trong ấn tượng của chúng ta, luôn cảm thấy Phật là vô tình, vì Người không thể có tình, không thể rơi lệ. Nhưng nếu Phật thật sự vô tình, sao lại đem lòng thương xót độ hóa chúng sinh? Nhà Phật có quá nhiều thanh quy giới luật, lẽ nào tuân thủ thanh quy, quy ẩn núi sâu rừng thiền, không hỏi mọi việc trên đời, chính là đắc đạo, chính là từ bi hay sao? Còn một nhà sư lưu luyến tình ái, ăn thịt uống rượu, truyền dương Phật pháp ở chốn sâu hồng trần, lại trở thành tội ác hay sao?
Việc khiến nhiều người nghi hoặc trên thế gian này quá nhiều, chúng ta không thể khắc chế dục vọng của mình, vậy thì vì sao phải oán trách tham sân si luyến của kẻ khác? Lẽ nào Phật thì phải triệt để vô tư, Phật thì phải sống vì đông đảo chúng sinh? Nếu như Tsangyang Gyatso không phải là linh đồng chuyển thế, cuộc đời của Ngài sẽ là một cảnh tượng khác, trong không gian nhỏ hẹp thuộc về Ngài, bình dị yên ổn, không tiếng không tăm. Chẳng có nếu như, Ngài đã ngồi trên ngai Phật chót vót của cung Potala, thì phải trả giá vì vinh dự chí tôn. Ngài đã bị quấy nhiễu, bị thế tục quấy nhiễu, bị tình cảm quấy nhiễu, do đó Ngài không vui vẻ, do đó viết nên câu thơ bất lực dường này.
Một là đừng gặp gỡ,
để khỏi quyến luyến nhau.
Hai là đừng quen biết,
để khỏi tương tư nhiều[1'>.
[1'> Đào Bạch Liên dịch
Nếu thế giới này chẳng ai quen biết ai, có lẽ sẽ thật sự yên tĩnh không một tiếng động. Nhưng im lìm như vậy còn được xem là nhân gian khói lửa hay sao? Tsangyang Gyatso nói không gặp nhau, không biết nhau, nhưng bất cứ một ai tồn tại chốn phàm trần đều không thể nào chẳng gặp nhau, chẳng nợ nhau. Nhớ lại câu thơ của Nạp Lan Dung Nhược[2'>: “Nhân gian nhược chích như sơ kiến (Đời người nếu chỉ như gặp gỡ lần đầu)”. Mỗi người đều mong mỏi cuộc gặp gỡ giữa người và người thuở ban đầu đều đẹp đẽ như thế


Insane