
Tác giả: Bạch Lạc Mai
Ngày cập nhật: 03:16 22/12/2015
Lượt xem: 134526
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/526 lượt.
i cảm thán hoang mang như vậy. Không biết mình là ai, lại không biết ai là mình. Có lúc đi trên đường, luôn cảm thấy một vài người lướt qua dường như đã từng quen biết, nhưng chắc chắn rằng đời này chưa hề gặp gỡ. Lẽ nào kiếp trước từng gặp gỡ bên sông Vong Xuyên? Hoặc là từng lướt qua nhau trên cầu Nại Hà?
Người mất như thế, ngàn gọi không về. Biển biếc dàu dàu, nương dâu nhợt nhạt. Đời người chìm nổi, cỏ cây cũng có tình cảm, khói bụi cũng biết ấm lạnh. Nhưng trái tim của chúng ta luôn không tìm được một chốn về bình yên, có thể yên thân gửi phận. Biết bao tâm tình cần nuôi dưỡng, biết bao lời hứa mong đợi thực hiện, còn có biết bao lỗi lầm khao khát làm lại từ đầu. Chỉ là không trở về được nữa, thời gian cuồn cuộn, như nước chảy về đông, chẳng thể quay đầu lại. Một mở một khép, một ly một hợp, một vui một buồn của ba trăm năm trước cũng chỉ là chớp mắt. Có những tình cảm rốt cuộc không thể thay thế, có những duyên phận định sẵn ngắn ngủi như vậy.
Tsangyang Gyatso từng quỳ trước Phật, thốt ra câu hỏi hoang mang mà tình sâu. Đại ái vô ngôn, không cầu mỗi người đều từ bi khoan dung như Phật, chỉ mong mỗi trái tim thêm một chút hiền lành, bớt một chút ý ác. Phải tin rằng, linh hồn của chúng ta rất đỗi yếu đuối, một bài tình ca, một đoạn câu từ, một lối gieo vần, đều có thể khiến nó bồi hồi xao xuyến. Đã là như thế, lại còn có điều gì không thể tha thứ, còn có điều gì không thể chịu đựng?
Hãy hết lòng trân trọng, trân trọng một cuộc tình duyên mà bạn và tôi sở hữu. Để núi thần hồ thánh làm chứng, nói với Tsangyang Gyatso, chúng ta cũng từng thu xếp hành tranh đến kiếp trước tìm Ngài, dù lưu lạc cùng khốn, vẫn vì Ngài dâng hiến trái tim ban sơ tinh khiết đẹp đẽ. Bất kể gặp gỡ hay không, chúng ta đều là những người từng được Ngài cứu rỗi. Đã yêu thích “Kiến dữ bất kiến” như thế, thì lấy bài thơ này làm kết cuộc, giống như khởi đầu của đoạn tình sâu ấy năm xưa.
Nàng gặp, hay không gặp ta
Ta vẫn ở đây
Không mừng, không lụy
Nàng nhớ, hay không nhớ ta
Tình vẫn ở đây
Không còn, không mất
Nàng yêu, hay không yêu ta
Yêu vẫn ở đây
Không thêm, không bớt
Nàng theo, hay không theo ta
Tay ta vẫn nơi nàng
Không lơi, không siết
Hãy ngả vào lòng ta
Hoặc là
Dành cho ta một chỗ trong trái tim nàng
Bình lặng yêu nhau
Âm thầm thương tưởng.
Bạch Lạc Mai
Tháng 2 năm 2011 tại sơn trang Lạc Mai
Phụ Lục: Niên Phổ Của Tsangyang Gyatso
Năm Sùng Đức[1'> thứ 7, năm 1642, Đạt Lai thứ 5 Lobsang Gyatso trở thành lãnh tụ chính trị tôn giáo toàn Tây Tạng, 25 tuổi.
[1'> Sùng Đức: niên hiệu thứ hai của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, sử dụng 8 năm (1636-1643).
Năm Thuận Trị thứ 9, năm 1652, Đạt Lai thứ ba dẫn ba ngàn người vào Bắc Kinh gặp mặt vua Thuận Trị.
Năm Khang Hy thứ 18, năm 1679, Sangye Gyatso nhậm chức Đệ Ba.
Năm 1702, 20 tuổi. Du ngoạn Shigatse, ở tu viện Tashilhunpo yêu cầu Ban Thiền thứ 5 trả giới sa di hoàn tục, trước đó đã bày tỏ cự tuyệt thọ giới tỳ khưu. Sự việc xem “Truyện ký cuộc đời bí mật của Tsangyang Gyatso” do Đệ Ba viết.
Năm 1703, 21 tuổi. Khang Hy phái khâm sai đến Lhasa tra nghiệm pháp thể của Đạt Lai thứ 6.
Năm 1705, 23 tuổi. Đệ Ba bị Lha-bzang Khan giết, các sư biện hộ Đạt Lai thứ 6 là “lạc lối bồ đề”, “du hý tam muội”.
Năm 1706, 24 tuổi. Ngày 17 tháng 5 bị áp giải lên phía bắc, qua tu viện Drepung được các sư cứu ra, lại lần nữa bị bắt. Ở hồ Thanh Hải tung tích không rõ. Đồn rằng đến động Quan âm núi Ngũ Đài.
Các sự việc dưới đây căn cứ “Bí truyện Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso” do đệ tử Ngawang Lhundrup Daji viết.
Năm 1707, 25 tuổi. Yeshey Gyatso, con riêng của Lha-bzang Khan được lập làm Đạt Lai thứ 6.
Năm 1708, 26 tuổi. Tháng 7, Kelzang Gyatso linh đồng ở Litang chào đời. Tsangyang Gyatso du ngoạn Khang Định, chơi mười mấy ngày ở núi Nga My, vùng Kham ôn dịch phát tác, bị nhiễm bệnh đậu mùa.
Năm 1709, 27 tuổi. Qua Litang, Batang, bí mật trở về Lhasa, trở về khu vực Lhoka.
Năm 1711, 29 tuổi. Bị cầm tù ở Dagzê[5'>, sau trốn thoát.
[5'> Dagzê (Đạt Tư): một huyện của địa cấp thị Lhasa, Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc.
Năm 1712, 30 tuổi. Du ngoạn Kathmandu của Nepal, chiêm ngưỡng biểu tượng Linga của thần Shiva. Tháng 10, theo quốc vương đến Ấn Độ hành hương.
Năm 1713, 31 tuổi. Du ngoạn Ấn Độ. Tháng 4, leo núi Linh Thứu. Gặp voi trắng.
Năm 1714, 32 tuổi. Ở tu viện Tabu, huyện Nang, Lhoka, mọi người xưng là đại sư Tabu. Đầu năm, Kelzang Gyatso được chuyển đến Dêgê[6'> ở phía bắc vùng Kham, sau đó, theo lệnh vua Khang Hy đưa đến tu viện Kumbum ở phụ cận Tây Ninh.
[6'> Dêgê (Đức Cách): một huyện thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Garzê (Cam Tư), tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Năm 1715, 33 tuổi. Lần nữa bí mật trở về Lhasa. Kelzang Gyatso xuất gia ở Litang. Ngawang Lhundrup Daji chào đời.
Năm 1716, 34 tuổi. Mùa xuân, dẫn mười hai nhà sư của tu viện Mulu Lhasa đến Alxa, quen biết gia đình Ngawang Lhundrup Daji.
Năm 1717, 35 tuổi.