Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Khi Tình Yêu Đến Lần Nữa

Khi Tình Yêu Đến Lần Nữa

Tác giả: Thanh Sam Lạc Thác

Ngày cập nhật: 04:30 22/12/2015

Lượt xem: 1341150

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1150 lượt.

vào dịp nghỉ, cách giải quyết hàng tồn đọng mà mình đã vạch sẵn. Lưu Ngọc Bình xem qua hài lòng gật đầu, nói: “Dù sao thì cô cũng đã từng làm ở Tố Mỹ, vừa xem kế hoạch đã thấy rất chi tiết và khả thi”.
Diệp Tri Thu dở khóc dở cười: “Tình hình của Tố Mỹ và Tín Hòa hoàn toàn khác nhau, không thể đưa mô hình kinh doanh của bên này áp dụng vào bên kia được. Bác nên xem kỹ vì dù sao bác cũng là người hiểu rõ tình hình của công ty ta nhất”.
Sau khi tiễn hai mẹ con họ, Diệp Tri Thu nghĩ đến cách quản lý chuyên nghiệp của Tố Mỹ rồi so sánh với một mớ bòng bong của bên này, thật đúng là một trời một vực. Nhưng dù với trình độ quản lý tầm thường như vậy cũng không gây trở ngại cho việc xây dựng cơ ngơi lớn như thế này của hai vợ chồng Thẩm – Lưu. Thảo nào mọi người đều nói bậc cửa của ngành thời trang là rất thấp, thế nên những nhân tài rời bỏ Tố Mỹ đều lựa chọn tự mình lập nghiệp. Chứ như cô, chỉ vì hai mươi vạn tệ mà đày đọa thân mình đến kiệt sức, nói ra có khi còn khiến kẻ khác cười cho.
Hiện tại, Lưu Ngọc Bình rất kỳ vọng Diệp Tri Thu. Ngày hôm sau, bà ta cùng cô tổ chức cuộc họp toàn bộ phận Kinh doanh. Phương án quản lý của cô về cơ bản đã được thông qua, có điều bà ta đúng là rất hiểu về tình hình thực tế của Tín Hòa, đã đề nghị riêng với cô việc tạm hoãn thi hành một số phương án quản lý tương đối nghiêm khắc đối với các đại lý bán hàng đến sau Tết. Đề nghị này có lý riêng của nó, Diệp Tri Thu đương nhiên là gật đầu đồng ý.
Giám đốc kinh doanh vốn không hề nể phục gì Diệp Tri Thu, trông cô còn quá trẻ, cách nói chuyện từ tốn hòa nhã, luôn nghĩ rằng dù cô là một lính nhảy dù từ bên Tố Mỹ sang cũng chưa chắc làm nên cơm cháo gì. Nhưng từ lúc đảm nhiệm vị trí, liên tục đi công tác, khi về cô lại thuyết trình rõ ràng về tình hình kinh doanh của từng khu vực do cá nhân nào phụ trách; khu vực nào kinh doanh ứ đọng; khu vực nào các đại lý làm chưa tốt; khu vực nào tình hình trao đổi hàng hóa có vấn đề… Tất cả đều rõ ràng khiến người nghe toát mồ hôi hột. Nếu cơ chế quản lý không sát sao thì nhân viên chắc chắn sẽ có chỗ lơ là. Thêm vào đó là cách thức quản lý của bà chủ khiến họ không dám làm điều gì đột phá. Bởi họ tự nghĩ mình là nhân viên cũ, bao năm đi theo hai vợ chồng Thẩm – Lưu rồi, giờ chỉ cần tốn chút hơi sức để thảnh thơi cưỡi ngựa xem hoa thôi. Thẩm Tiểu Na chăm chú nghe Diệp Tri Thu trình bày, rồi nhìn một lượt vẻ mặt của những người ngồi dưới, cô không thể không khâm phục. Cô vốn quen với lối sống tự do, không chịu sự gò ép của bố mẹ, bố mẹ cô cũng chẳng còn cách nào khác mới đưa cô sang Pháp học Thiết kế, nhưng chỉ có cô mới rõ nhất mình đã học được những gì.
Khi cô trở về, bố mẹ đã thu xếp sẵn cho cô chức Giám đốc Thiết kế. Nghe thì rất oai nhưng cô chẳng được can thiệp vào mảng sản xuất. Ba nhà thiết kế của Tín Hòa đã có thâm niên, đến mẹ cô cũng phải vì nể mà nhỏ nhẹ với họ. Nên khi nghe những kiến nghị của cô thì họ hoặc là bỏ ngoài tai, hoặc thẳng thắn: “Thế thì cô cứ thiết kế ra vài mẫu cho chúng tôi xem là được”. Điều này khiến cô nàng như muốn ngã ngửa, thế mới biết không phải cứ cầm được thanh thượng phương bảo kiếm mà có thể hống hách vẫy vùng.
Cô đoán Diệp Tri Thu chỉ hơn mình hai, ba tuổi, chiều cao trung bình, nhìn sức khỏe có vẻ kém, sắc mặt xanh xao, thế nhưng lời nói và cử chỉ thật sự lão luyện, tự tin. Quản lý tiêu thụ ở bộ phận Thị trường xem ra ghê gớm hơn nhiều so với mấy vị thiết kế lịch lãm nho nhã, vậy mà bị cô ta dồn cho im một phép. Thẩm Tiểu Na liếc mắt nhìn về phía mẹ mình, quả nhiên khuôn mặt bà không giấu được sự mừng rỡ, hiện rõ vẻ đắc ý vì số tiền hai mươi vạn tệ của mình chi rất đúng chỗ.
Thẩm Tiểu Na hơi tủi thân, cô biết mẹ rất yêu thương mình, nhưng chắc chắn trong lòng bà đang ước: Giá như cô gái đang đứng thuyết trình trước ánh mắt bao người kia là con gái mình thì tốt.
Bố mẹ cô làm kinh doanh từ khi cô còn rất nhỏ. Bắt đầu từ việc đi xuống phương Nam nhập hàng mở tiệm bán quần áo. Khi tích lũy được số vốn nhất định thì mở xưởng sản xuất, cũng coi như là bắt đầu từ đôi bàn tay trắng, không thể nói là không gian khổ nên việc chăm sóc cô cũng có chút lơ là. Rất nhiều lần họ phải gửi cô đến nhà chú Trần là đồng nghiệp cũ của họ, nên cô còn thân thiết với gia đình chú Trần hơn bố mẹ đẻ. Khó khăn lắm mới ổn định được cuộc sống, bố mẹ cô lại sinh thêm cho cô một người em trai. Thế là họ lại chẳng có thời gian để lo lắng cho cô nữa. Trong hoàn cảnh như thế mà lớn lên cô vẫn ngoan ngoãn cũng là một kỳ tích rồi.
Thẩm Tiểu Na không gây ra những chuyện tày trời, có điều cô không thích đi học, bướng bỉnh và ham chơi, chẳng coi bố mẹ ra gì. Bố mẹ luôn nhìn cô với ánh mắt mâu thuẫn, vừa tự trách mình không làm tròn trách nhiệm, vừa bực tức vì thép nay chẳng tôi được thành gang. Cô nghĩ thế nên thấy nhức nhối trong lòng, dứt khoát đứng dậy bỏ đi ra ngoài, không muốn nghe thêm gì nữa.
Diệp Tri Thu không hề để tâm đến việc Thẩm Tiểu Na bỏ ra ngoài, cô hiểu rõ chức Giám đốc Thiết kế trên danh nghĩa của Thẩm Tiểu Na không thể bằng được cái ghế Tổng quản


Snack's 1967