
Tác giả: Liêu Uyển Hồng
Ngày cập nhật: 04:21 22/12/2015
Lượt xem: 1341179
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 10.00/10/1179 lượt.
cả cô em gái bé bỏng của anh đi hết cuộc đời cô đơn này nhé! Cũng từ hôm đó, tình cảm giữa Tuyết Nhung và Tim càng trở nên gần gũi.
[1'> Trích bài thơ “Tống Đỗ thiếu phủ chi nhậm Thục Xuyên” của nhà thơ Vương Bột (Trung Quốc).
Dần dần, Tuyết Nhung cảm thấy mình đã bắt đầu thích nghi được với cuộc sống ở Mĩ. Khi mới đến đây, cô giống như một mầm non được gieo xuống đất, song giờ đây mầm non ấy đã bén những chiếc rễ đầu tiên. Có những lúc, Tuyết Nhung lại nghĩ mình như một bông hoa tuyết cô độc. Trước tiên nó rơi lên một bông hoa tuyết khác, sau đó cả hai gắn kết với nhau, cùng rơi xuống một bông hoa tuyết khác, từ một bông biến thành hai bông, ba bông, rồi thành một khóm, một cụm. Cô quen Lancer đầu tiên, sau đó là đến Tim, Susan, Sarah, Mia, Brian… Dĩ nhiên, trong nhóm bạn đó còn có Ngô Vũ.
Bây giờ, ngoài khoảng thời gian dạy đàn ở nhà Tim, Tuyết Nhung và nhóm bạn của mình thường cùng nhau đến quán bar Casablanca nơi Tim thường xuyên đệm đàn pi-a-no. Đôi lúc, đám con trai gọi rượu uống còn Tuyết Nhung, Susan và những cô bạn sẽ gọi trà sữa hay nước cam ép. Họ cùng nhau nói chuyện, uống nước, giết thời gian.
Từ buổi khiêu vũ, họ đã gặp gỡ và quen nhau. Như có một sức mạnh vô hình nào đó, những con người có tính cách, hoàn cảnh khác nhau bỗng dưng gắn kết với nhau, tạo thành một vòng nhỏ các mối quan hệ xã hội. Về điểm này, Tuyết Nhung thấy rất lạ lùng. Nếu dựa theo những gì cô biết về con người Ngô Vũ thì người con trai Trung Quốc này chắc chắn không ưa gì những anh chàng như Lancer hay Brian, và cũng không bao giờ kết bạn với họ. Hay như Susan, rõ ràng biết Lancer thích cô, nhưng vẫn dính chặt lấy cô. Hay như chính bản thân Tuyết Nhung, cô biết rõ Susan là tình địch, nhưng lại không hề bận tâm đến điều này, vẫn coi Susan là bạn tốt. Dĩ nhiên còn cả Tim, song đến tận bây giờ Tuyết Nhung vẫn chưa thể hiểu hết con người anh ấy. Tim là một người hiền từ điềm đạm, hiểu biết và trưởng thành như một tiền bối, làm sao có thể nằm trong nhóm những đứa bừa bãi vô tổ chức của bọn cô được?
Song trong lòng Tuyết Nhung không thể không thừa nhận, những giờ phút vui vẻ, thanh thản nhất mà cô có từ sau khi mẹ ra đi là được tụ tập với nhóm bạn này. Từ nhỏ, Tuyết Nhung đã lớn lên trong ngôi nhà chỉ có hai mẹ con. Để tránh những lời gièm pha, mẹ ít khi giao lưu với mọi người. Với Tuyết Nhung, mỗi ngày ngoài giờ lên lớp học đàn, là thời gian dành cho luyện đàn và các cuộc thi. Có thể nói, những năm tháng tuổi thơ, ngoài Ngô Vũ, cô không còn người bạn nào khác.
Ngày vào đại học, do nhan sắc và thành tích học tập xuất sắc, các bạn nữ luôn ghen tức hoặc giữ khoảng cách với cô, không dám lại gần. Còn các bạn trai vì thấy mẹ lúc nào cũng bảo vệ Tuyết Nhung quá mức, nên nghĩ cô là mĩ nhân lạnh lùng, kiêu sa đài các, không thể với tới. Vậy nên, suốt quãng đời sinh viên, Tuyết Nhung lúc nào cũng cô độc, không thể hòa hợp với những người xung quanh.
Cuối cùng Tuyết Nhung đã có bạn, đã được biết thế nào là tình bạn trên đất Mĩ. Điều đó khiến tâm trạng cô lúc nào cũng vui tươi. Chỉ đến bây giờ, Tuyết Nhung mới có cảm giác được sống theo cách của mình. Cô yêu quý những người bạn này, và họ cũng yêu quý cô. Còn chuyện gì vui vẻ hơn được cùng họ tụ tập. Xem ra mẹ đã đúng đắn khi quyết định đưa Tuyết Nhung đến Mĩ, đó chính là món quà cuối cùng quý giá nhất mà mẹ đã tặng cho cô.
Yêu kiểu Trung Quốc hay kiểu Mĩ
“Sống tiếp hay là chết?” Đó là câu nói trong vở kịch của Shakespeare mô tả hoàn cảnh cùng quẫn nhất của con người. Mặc dù vấn đề mà Tuyết Nhung đối mặt lúc này không nghiêm trọng đến mức phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết, song nó cũng khiến cô phải nhìn nhận một cách thật nghiêm túc. Liệu cô nên “đón nhận cách này hay tiếp nhận cách kia”.
“Cách này” là phương thức theo đuổi kiểu Mĩ; ngược lại “cách kia” là kiểu Trung Quốc.
Trước khi đến Mĩ, Tuyết Nhung đã từng được tận mắt chứng kiến phương thức theo đuổi kiểu Trung Quốc. Thời trung học, trong lớp cô có một cậu bạn kiên trì theo đuổi một cô bạn khác; lên đến Đại học, không chỉ bạn bè cùng lớp theo đuổi nhau, mà các cậu bạn lớp khác cũng theo đuổi nữ sinh lớp cô, thậm chí đám con trai trường khác cũng đến trường cô tìm bạn gái. Tóm lại, cách theo đuổi con gái của đàn ông Trung Quốc, Tuyết Nhung nhìn đã quen, nghe đã nhiều, hiểu đã tường, giống như một câu trên mạng đã nói thế này: “Khi một gã đàn ông Trung Quốc thích một cô gái, anh ta sẽ giúp cô ấy xách đồ, xếp hàng, gọt hoa quả, nấu mì, cho cô ấy ăn kem; khi cô ấy bị cảm, anh ta ngồi bên giường, rót nước đắp chăn cho nàng; khi trời lạnh, anh ta sẽ đặt đôi tay buốt giá của nàng vào trong lòng.” Còn ở Mĩ, đến tận bây giờ, mặc dù Lancer đã giải vây cho cô trong lớp học, cũng đã xin lỗi cô sau khi gây ra chuyện ầm ĩ ở quán cà phê Starbucks, rồi còn mời cô đi khiêu vũ v.v…, nhưng Tuyết Nhung vẫn không thấy những việc làm đó giống cách theo đàn ông theo đuổi phụ nữ. Nói cho cùng, bất luận Lancer hay Ngô Vũ có tốt thế nào đi chăng nữa,