
Tác giả: Cửu Dạ Hồi
Ngày cập nhật: 03:44 22/12/2015
Lượt xem: 1341938
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1938 lượt.
ồi, nếu không thời cấp ba của tớ sẽ có điều đáng tiếc đấy”.
Phương Hồi liền nhìn Triệu Diệp, cười ngại ngùng.
Triệu Diệp cũng cười, cậu cảm thấy Phương Hồi rất thú vị, không giống với những cô bạn khác. Mặc dù lặng lẽ, nhưng không giả tạo. Có lúc tần ngần, rất dễ thương.
“À, cấp hai cậu học trường nào?”.
Phương Hồi đột ngột phanh xe lại, hỏi một câu rất cảnh giác: “Cậu hỏi làm gì?”.
“Hả?”. Sự thay đổi thái độ đột ngột của Phương Hồi đã khiến Triệu Diệp khó thích nghi, rõ ràng vừa nãy còn vui vẻ thoải mái, chỉ trong tích tắc đã u ám, lạnh lùng.
“Tớ chỉ… chỉ hỏi… hồi cấp hai cậu học trường nào…”. Cậu lắp bắp nói.
“Tớ không học khối trung học cơ sở của trường mình, trước đây tớ học ở một trường rất tệ”. Chắc là Phương Hồi cũng cảm thấy không ổn, bèn đáp một câu rất dài.
“Ờ, chẳng sao cả. Tớ cũng có học cấp hai ở trường mình đâu, trường bọn tớ còn tệ hơn, tổng điểm thi tốt nghiệp cấp hai của tớ được 556 điểm mà đã là cao nhất trường rồi, nếu không có năng khiếu thể thao thì tớ làm sao vào được trường mình”.
Triệu Diệp tưởng rằng cô tự ti nên vội an ủi cô.
Phương Hồi liền ngẩng đầu lên, cười ngại ngùng và nói với giọng khẩn thiết: “Từ nay đừng nhắc đến chuyện cấp hai nữa nhé, cậu cũng đừng nói với người khác có được không?”.
“Ok, bọn mình cùng giữ bí mật, ngoắc tay một trăm năm không thay đổi!”. Triệu Diệp thề chắc như đinh đóng cột.
Từ hôm đó trở đi, Phương Hồi đã bắt đầu thực sự chơi thân với Triệu Diệp. Triệu Diệp thường trêu cô, thỉnh thoảng Phương Hồi cũng cự lại đôi câu. Kiều Nhiên học hành chăm chỉ, tính tình hiền lành, thường xuyên đối chiếu kết quả bài tập với Phương Hồi, mượn vở chép, thế nên hai người cũng chơi với nhau rất hòa bình.
Duy nhất chỉ có Trần Tầm, hai người không thể nào gần gũi được với nhau. Kể cả hàng ngày ăn trưa cùng nhau, trong khi mọi người trêu đùa nhau rất vui vẻ, nhưng Phương Hồi và Trần Tầm dường như mãi mãi không có chuyện gì để nói.
Tuy nhiên, tình trạng này đã có sự thay đổi lớn.
Phương Hồi trở thành lớp phó tuyên truyền, là do Trần Tầm cố tình giới thiệu.
Hôm đó là thứ hai – buổi sinh hoạt lớp hàng tuần, vì trong cuộc thi báo tường, lớp (1) chỉ đứng thứ sáu, trong khi cả khối có sáu lớp… Thế nên cô giáo chủ nhiệm Hầu Giai đã giáo huấn cho lớp một bài.
Cô Hầu Giai vừa học xong nghiên cứu sinh ở trường Đại học sư phạm, lần đầu làm công tác chủ nhiệm lớp nên rất tâm huyết, lúc nào cũng mong lớp đạt được thành tích nổi trội. Dĩ nhiên hai từ “nổi trội” và “thành tích” này phải kết hợp với nhau và có hiệu quả, nếu không có thành tích, thì cũng đừng nổi trội. Nhưng lần này, không có thành tích, nhưng lại nổi trội nhất, vị trí bét khối đã khiến cho cô chủ nhiệm rất chán nản. Đặc biệt là trong văn phòng, mấy cô giáo có thâm niên còn nói mát: “Cô Hầu, lạ nhỉ, học sinh đều rất thích hoạt động này mà, lần sau phải khích lệ chúng tích cực hơn”. Cô bực quá mà không nói ra được.
“Các em đến từ khắp nơi, đã đến đây hợp thành một tập thể mới rồi thì phải luôn luôn nghĩ rằng mình là một thành viên của lớp”. Cô Hầu Giai nghiêm mặt nói: “Số báo tường lần này cô không nói là một học sinh nào đó không nghiêm túc, mà là do tất cả học sinh trong lớp đều không coi trọng nó. Mặc dù báo tường chỉ là một tờ giấy, nhưng nó là thứ đại diện cho hình ảnh của lớp. Cô nghĩ các em không ai muốn mình bị học sinh lớp khác chê cười đúng không. Cuối tháng là tết Trung thu, còn phải ra một số báo tường nữa, bây giờ cô muốn trưng cầu ý kiến của mọi người, xem ai có ý tưởng gì hay không, hoặc là bạn nào hồi cấp hai đã từng tham gia làm báo tường hoặc học vẽ gì đó, cũng có thể đứng ra làm giúp lớp”.
Tất cả mọi người đều cúi đầu, không ai nói gì.
Mặc dù chương trình giáo dục hồi đó cũng đề xướng cái gọi là cá tính và sự độc lập, nhưng chú trọng nhiều đến hình thức và không coi trọng thực chất. Tất cả đều cá tính, độc lập, thì giáo viên còn quản thế nào nữa? Từ khoanh tay lên bàn, xếp hàng thẳng đến giơ tay phát biểu, nhìn phải thẳng, dường như chúng tôi đều đã được chăn thả, nhưng thực chất lại là chăn thả trong chuồng. Bình thường trêu đùa, hò hét thoải mái đến đâu, trước mặt thầy cô đều biến thành những chú cừu trầm mặc. Như chuyện làm báo tường lần này, mặc cho cô giáo nói hào hùng, hiên ngang đến đâu, thì học sinh ngồi dưới hầu hết đều không có phản ứng gì. Chính vì vậy trong giờ sinh hoạt lớp và giờ giáo dục công dân, hầu như mọi người đều thích làm chim đà điểu.
Trong lúc cả lớp yên tĩnh một cách bất thường, Trần Tầm đã giơ tay đứng dậy.
“Trong chuyện này, em với tư cách là lớp trưởng và bạn Hà Sa với tư cách là lớp phó tuyên truyền đều có một phần trách nhiệm. Nhưng em nghĩ các bạn cũng không muốn như vậy, mặc dù Hà Sa là lớp phó tuyên truyền, nhưng trước đây chưa làm báo tường bao giờ. Em cảm thấy cần phải tìm một bạn biết vẽ để giúp bạn Hà Sa thì chuyện này mới làm tốt được. Chính vì thế, em muốn giới thiệu một bạn để để cùng với Hà Sa phụ trách mảng báo tường ạ”.
Cô Hầu Giai nhìn lớp trưởng bằng ánh mắt hài lòng, nói: “Em muốn giới thiệu ai