Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Nghìn Kế Tương Tư

Nghìn Kế Tương Tư

Tác giả: Trang Trang

Ngày cập nhật: 03:16 22/12/2015

Lượt xem: 1341660

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1660 lượt.

ên núi Lạc Phong, kỳ ảo mà thanh thản, bỏ lại phía sau những giàu sang quyền thế, những toan tính trong lòng, chỉ có tự do khoái hoạt. Nàng đứng yên đó, chiếc ô bằng giấy dầu không ngăn được mưa mù, áo choàng dày đã thấm ướt. Bờ hồ đã xa mờ, nhưng Tiếu Phi lại thấy dưới tán mai kia một bóng áo xanh mỉm cười với nàng.
Dương Châu là vùng sông đổ ra biển, là nơi Trường Giang, Hoài Hà hội tụ. Giang Nam cá gạo nhiều vô kể, gạo tiến cống hàng năm đều từ Dương Châu theo đường thủy vận chuyển đến kinh thành. Triều đình đã đặt ty lương vận đạo Giang Nam ở Dương Châu, trực thuộc sự quản lý của bộ Hộ. Vì nằm trong địa giới của đạo Giang Nam, nên cũng thuộc quyền quản lý của đốc phủ đạo Giang Nam.
Đỗ Hân Ngôn điều tra vụ án này, tất nhiên phải đến ty lương vận Giang Nam ở Dương Châu.
Nhưng chàng không đến ty lương vận ngay. Sau chỉ dụ của Minh đế, những nhân vật cốt cán của bộ Hộ và nha môn đốc phủ đạo Giang Nam đã điều tra ty lương vận trên dưới một lượt. Từ thu gom gạo nhập kho, chất hàng xuống thuyền, mỗi khâu đều đã được tra xét cẩn thận kỹ càng. Từ lúc xảy ra vụ án cho tới lúc Đỗ Hân Ngôn nhận lệnh của Minh đế đến Giang Nam điều tra đã nửa tháng trôi qua, cả bộ Hộ và nha môn đốc phủ Giang Nam đều chưa có bất cứ tin tức gì.
Đỗ Hân Ngôn đã đến ty lương vận ở kinh thành để tìm hiểu mọi chi tiết của việc gạo tiến cống vào bờ đến khi nhập kho, được biết ty lương khố kiểm tra chất lượng lương thảo khi nhận lương theo kiểu kiểm tra ngẫu nhiên, lấy que sắt chọc thủng bao đay bất kỳ để xem chất lượng gạo. Chỉ cần một chút lơ là của quan viên, gạo cũ gạo mốc để dưới đáy thuyền có thể dễ dàng lọt qua. Nếu tất cả các khâu thu gom lương thực, nhập kho đóng thuyền của ty lương vận Giang Nam đều theo đúng trình tự và đảm bảo chất lượng, thì vấn đề chính là khâu vận chuyển lương thực trên đường đi.
Đường thủy từ Dương Châu đến kinh thành có rất nhiều sông nhánh, sông ngòi hồ bến chằng chịt. Đỗ Hân Ngôn nghi ngờ số gạo tiến cống bị tráo ngay trên đường vận chuyển. Chàng nghiên cứu bản đồ, suy tính về hành trình vận chuyển lương thực, ánh mắt dừng lại ở nơi có tên là bãi Đá Đen.
Địa hình của bãi Đá Đen giống như một cây nhân sâm, từ dòng chính phân thành các dòng nhánh, từ các dòng nhánh lại phân tiếp thành những sông lớn ngòi nhỏ, mạng lưới phân bố giống như rễ chùm của cây nhân sâm, đường thủy ngoằn ngoèo như mê cung, giữa lại có bốn năm cái hồ nhỏ, thật là nơi ẩn mình tuyệt vời của đám thủy tặc.
Vừa hay Đỗ Hân Ngôn lại có một bằng hữu trên giang hồ là Vệ Tử Hạo, Đỗ Hân Ngôn đã từng nghe Vệ Tử Hạo nói bãi Đá Đen chính là nơi Tào bang đệ nhất bang phái trên sông nước ở đạo Giang Nam chiếm lĩnh, trong lòng lại thêm vài lần chắc chắn.
Giang hồ có những quy tắc của giang hồ. Người trong giang hồ nếu nhúng tay vào việc của triều đình thì không thể chỉ dựa theo những quy tắc trên giang hồ. Đỗ Hân Ngôn ngẫm nghĩ hồi lâu, dự định đích thân đi một chuyến đến bãi Đá Đen của Tào bang để nắm tình hình.
Phóng tầm mắt ra xa, bãi Đá Đen đường thủy ngang dọc, chim chóc bay lượn, lau sậy um tùm rậm rạp như chưa từng có sự hiện diện của con người.
Bên sông trơ trọi một quán trà, trên bếp có một ấm trà to, một nồi hấp bánh màn thầu. Trong quán có hai cái bàn vuông. Một ông cụ gầy còm mặc chiếc áo ngắn màu xám đang ngồi bên bếp xào rau, thấy có khách đến, liền vội vã phủi tay đứng dậy.
Đỗ Hân Ngôn ngồi xuống, xếp những chén trà trên bàn thành hình chữ phẩm[3'>”.
[3'> Chữ phẩm: 品.
“Khách quan còn đợi ai à?”. Ông già thấy họ chỉ có hai người, thắc mắc hỏi.
Đỗ Hân Ngôn mỉm cười: “Đợi người, đợi một viên đá đen ở bãi Đá Đen”.
“Xin hỏi quý tính của công tử?”.
Đỗ Hân Ngôn lấy đũa chấm vào nước chè rồi vẽ lên bàn một thanh kiếm, mũi kiếm cong cong như vầng trăng, chính là ký hiệu của Vệ Tử Hạo.
Ông già nở nụ cười, chắp tay nói: “Hóa ra là Vệ thiếu hiệp, nghe danh đã lâu”.
Ông già lấy ra một cây tiêu trúc nhỏ, dài một tấc, màu xanh biếc dễ thương, hướng về phía bãi lau thổi, nghe như tiếng của bầy chim lội nước đang ở đâu đây, chẳng bao lâu, từ trong bãi lau sậy xuất hiện một con thuyền nhỏ.
Đỗ Hân Ngôn và Tín Nhi đang định lên thuyền thì ông lão cười giả lả ngăn lại: “Mời Vệ thiếu hiệp lên thuyền một mình”.
Đỗ Hân Ngôn nói với Tín Nhi: “Ngươi về quán trọ trước đi”. Nói xong cầm tay nải lên thuyền.
Cô nương chèo thuyền khoảng mười sáu, mười bảy tuổi, thân hình mảnh mai, mặc một chiếc áo ngắn màu xanh, váy đồng màu. Quanh năm sống nơi sông nước mặt cô cũng sạm đen thô ráp, phía dưới tóc mái hỉ nhi là đôi mắt sáng màu đen rạng rỡ có thần.
Cô nương chèo thuyền cười với Đỗ Hân Ngôn, mũi nhăn lại, giống như mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Cô gái huơ tay ra hiệu cho Đỗ Hân Ngôn ngồi yên. Hóa ra là một cô gái câm. Đỗ Hân Ngôn vốn định dò la chút ít tin tức từ cô gái chèo thuyền, gặp tình huống này trong lòng không nén được vài phần tiếc nuối.
Cô nương chèo thuyền chống sào, con thuyền lao vút đi như mũi tên về phía bãi lau. Khi cô nhấc cây sào, tay áo tuột xuống, lộ ra cổ tay trắng nõn, rõ ràng là vì ít d


XtGem Forum catalog