The Soda Pop

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Người Phiên Dịch

Người Phiên Dịch

Tác giả: Kỷ Viện Viện

Ngày cập nhật: 04:09 22/12/2015

Lượt xem: 1341372

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 10.00/10/1372 lượt.

ện bảo tàng, tuy đôi lúc tôi nói không được lưu loát lắm nhưng cơ bản đã hoàn thành việc truyền tải chính xác thông tin, những người nước ngoài tấm tắc khen hay khi tôi giới thiệu về nền văn minh huy hoàng của Trung Hoa cổ đại.
Hai ngày tiếp theo tôi dẫn đoàn tham quan Thập Tam Lăng, Thiên Đàn, Trường Thành, Bát Đạt Lĩnh. Tới Thập Tam Lăng gặp một đoàn du khách Pháp khác, hướng dẫn viên là một anh chàng, anh ta cứ lẽo đẽo đi theo đoàn của tôi. Lúc tôi cho khách chụp ảnh tự do, anh ta tiến tới chỗ tôi hỏi: “Cô bé mới làm hướng dẫn viên à?”.
Tôi đã từng học ở thành phố này hai năm, từ đó tới giờ tôi vẫn không hề có ấn tượng tốt với khẩu âm uốn lưỡi địa phương, cùng với những người bản địa mày râu nhẵn nhụi nơi đây. Tôi uống một ngụm nước khoáng rồi đáp lại: “Đúng vậy”.
“Anh nhận ra ngay. Hôm qua, lúc ở Cố Cung anh đã nhìn theo em suốt.”
Tôi lườm anh ta một cái. Phần lớn đàn ông ở cái thành phố này đều cho rằng mình biết tuốt.
“Anh biết cái gì thế?”
Tôi lại nhấm một ngụm nước nữa.
“Anh thấy em nói vất vả quá, chắc mệt lắm hả?”
Thật không thể nào đoán được lời nói của anh ta mang ý tốt hay ý xấu nữa.
“Xin hỏi anh làm công việc gì? Anh không hướng dẫn cho khách à? Anh làm như thế mà cũng đòi dẫn khách hả?”
“Em giận gì chứ? Nội dung giới thiệu đều có trong sách hướng dẫn, bên cạnh vật trưng bày chẳng phải còn có cả Tiếng Anh rồi sao? Cứ để bọn người nước ngoài đó tự xem, anh đây chỉ muốn dạy cô em cách tiết kiệm sức thôi mà.”
Người này thật khiến tôi không thể nén giận được nữa: “Anh cứ lẽo đẽo theo đoàn của tôi, mục đích là để khách của anh có thể nghe được lời tôi giới thiệu, còn bản thân thì tiết kiệm sức lực chứ gì.”
Anh ta cười hì hì.
“Ôi chao mẹ ơi, khó chịu quá đi mất.” Tôi dùng tiếng Đông Bắc nói, tôi luôn cảm thấy tiếng của quê hương mình thật hay, rất thích hợp để chửi người khác. Tôi dẫn đoàn đi nhanh, để cắt luôn cái đuôi khó chịu kia.
Đây là thành phố lớn đang trong quá trình quốc tế hóa, những anh tài ngoại ngữ ở khắp mọi nơi không hẹn mà gặp.
Buổi tối trước hôm xuất phát đi Tây An, tôi dẫn đoàn tới Vương Phủ Tỉnh ăn bữa ăn nhẹ. Đầu phố có hai quán thịt xiên rán, những người nước ngoài nhìn thấy những con ve trên xiên nướng nên hiếu kỳ dừng lại xem.
Anh đầu bếp rất nhanh nhẹn, nhìn thấy người da trắng liền chào: “Hello.”
Người Pháp đó chỉ cười.
Anh đầu bếp ngay lập tức nói: “Salut”, từ này chính là “hello” trong tiếng Anh.
Người Pháp đó rất vui liền luôn miệng nói: “Salut. Salut.”
Người Pháp chỉ vào con ve hỏi: “Quoi?”. (Cái gì đây?)
Anh đầu bếp: “Cigale”. (Con ve.)
Người Pháp lại hỏi: “Comment manger?”. (Ăn như thế nào?)
Anh đầu bếp: “Fried”. (Chiên.)
Rồi giơ ngón cái lên: “Parfumée”. (Thơm lắm!)
Những người Pháp lúc này đã rất tò mò, họ đếm số người muốn ăn rồi gọi hai mươi xiên, và thêm một số xiên thịt khác nữa, anh đầu bếp vui mừng thu tiền, tiếp tục rán.
Tôi nghĩ thầm trong bụng, đúng là anh hùng không ra làm quan thì lui về ở ẩn.
Hai ngày do cố gắng làm việc, họng tôi vừa đỏ vừa rát, tôi nhớ lại lời của gã đàn ông hôm trước, có lẽ mình nên có biện pháp để làm biếng.
Tới Tây An, đón chúng tôi là hướng dẫn viên bản địa khoảng trên dưới bốn mươi tuổi. Tạm thời tôi có thể nghỉ ngơi đôi chút được rồi. Tiếng Pháp của người đó rất chuẩn, sau đó tôi mới biết anh là giảng viên tại Học viện Ngoại ngữ ở Tây An. Nhưng do đãi ngộ đối với giảng viên của học viện không tốt lắm, trong khi Tây An lại là thành phố có ngành kinh tế du lịch chủ đạo nên anh tìm việc làm thêm, cơ hội vừa nhiều lại vừa có thêm thu nhập cho gia đình.
Đi theo giảng viên này, tôi lại học thêm được một chiêu mới.
Khách sạn chúng tôi ở rất nhiệt tình, đã tổ chức một bữa “Tiệc bánh sủi cảo” để tiếp đãi những người bạn quốc tế. Trước bữa tiệc, đầu bếp chính của khách sạn đích thân giảng giải cho các vị khách quốc tế cách gói bánh sủi cảo. Ông ta vừa làm vừa hướng dẫn, đương nhiên, hoàn toàn bằng tiếng Trung.
“Xin mọi người hãy nhìn, đầu tiên chúng ta nhồi bột, xong sau đó cắt thành những miếng nhỏ đều nhau, rồi dùng chày cán bột trong tay quý vị, cán thành những miếng nhỏ hình tròn, sau đó chúng ta cho nhân vào, không quá nhiều hay quá ít, sau đó chúng ta dùng tay khép miệng bánh lại, tay chúng ta nên chấm một chút nước sạch để khép miệng bánh thật chặt, có thể tạo thành hình sóng, hoặc hình cánh hoa, tùy theo sở thích của mình.”
“Sủi cảo là loại bánh truyền thống của người Trung Quốc, tục ngữ có câu: Đứng không lộn ngược, ngon không gì bằng sủi cảo...”.
Tôi hơi lo lắng cho vị giảng viên này. Nhưng chỉ thấy anh uống một ngụm nước khoáng, sau đó dịch qua quýt cho các du khách Pháp như sau: “Sủi cảo là món ăn truyền thống mà người Trung Quốc thích ăn nhất. Vừa rồi mọi người đều đã nhìn thấy sư phụ biểu diễn rồi phải không? Mọi người cứ làm giống như ông ấy thì có thế gói được sủi cảo ngon, chú ý rửa tay trước khi gói nhé.” Anh ta nhìn tôi, chớp chớp mắt nói: “Nói nhiều họ cũng chẳng hiểu”.
Tôi dỏng tai lắng nghe, nội dung dịch các đoàn khác