Teya Salat

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Nơi Nào Củi Gạo Không Vương Khói Bếp

Nơi Nào Củi Gạo Không Vương Khói Bếp

Tác giả: Lãnh Tuyền

Ngày cập nhật: 04:02 22/12/2015

Lượt xem: 134946

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/946 lượt.

bao nhiêu? Thật là, chẳng đáng đồng tình tí nào!
“Anh đang vội, em cúp máy”.
“Đừng cúp, sắp thối tiền xong rồi… OK! Hai mươi xiên sườn lợn nướng, chờ chút… Bà xã, hôm nay buôn bán đắt khách, anh cũng chưa đếm nhưng chắc phải hơn bốn trăm rồi, mới vài giờ, đến lúc đóng quán nhất định được một ngàn đồng!”.
Ngữ khí kiêu ngạo khoe công, con ngươi đen bóng lóe sáng giữa làn khói mịt mù, cười sảng khoái hệt như một đứa trẻ.
Nhìn anh như vậy, sự buồn bực nhen nhúm lên lập tức tắt lụi, tôi có điểm áy náy, cảm thấy mình đúng là quá phận, Trần Dũng vất vả, tôi rảnh rỗi còn ưa giận dỗi, thật là tự đi tìm mệt. Vẫn là bảo trì quan tâm, cổ vũ quan trọng hơn nén giận.
“Có mệt lắm không?”.
“Không mệt, một người nên hơi bận thôi”.
“Thật không?”.
“Đương nhiên là thật, không biết chồng em là ai sao, mười cái bàn cũng chưa là gì, bán thịt xiên, dưa muối… Thịt bò nướng xong rồi, ai gọi thịt bò! Ai gọi thịt bò đâu!”.
“Để ý một chút, mấy xiên sườn lợn bên kia anh quên thêm đường kìa”.
“Không phải chứ, anh xem xem… Aizz, đúng là quên thêm”. Ngừng lại, giọng anh trở nên nghi hoặc. “Bà xã, sao em biết anh quên thêm đường?”.
Câu hỏi ngốc nghếch làm tôi chỉ biết cười, chồng tôi là vậy đấy, ngày thường khôn khéo bao nhiêu gặp vợ mình liền biến thành ngốc tử, tôi không núp nữa, trực tiếp bước từ trong góc ra, ngoắc ngoắc Trần Dũng. “Ông xã, em ở bên này”.
Ai thèm nghe anh, chồng vất vả vợ đau lòng, không đủ người, tôi không phụ thì ai phụ! Cửa hàng dù nhỏ, nhưng đã hai người không có đạo lý một người bận.
“Ân Sinh, đã nói em đừng tới mà, không nghe lời!”. Cách làn khói bốc lên, anh nhếch miệng cười, vừa nói không cho tới, tay lại vươn ra đỡ túi, kéo tôi qua đứng bên cạnh anh. “Mấy túi này không nhẹ, làm sao em mang tới được?”.
“Ngồi taxi”. Tôi nói dối mặt không đỏ không trắng, tên xót vợ siêu cấp này nếu nghe được tôi tự cuốc bộ tới thể nào cũng nổi khùng lên, cho nên một lời nói dối thiện ý bảo vệ toàn cục.
Xoay người mở túi ra, lấy thịt đã xiên xong bỏ lên xe ba bánh, nhàn nói. “Em sợ không đủ bán, lại cầm thêm thịt ở nhà ra, món nướng anh mới nghiên cứu em ăn thử rồi, thêm ít mè nữa là ngon lắm, mấy xiên này là ướp tiêu, anh nhớ chú ý quan sát biểu hiện của khách nhé”.
“Nào, để anh thử xem, Ân Sinh, em mệt không, ngồi xuống nghỉ một chút?”. 
“Vừa tới, mệt cái gì, anh đói bụng không?”.
“Anh ăn rồi… Sườn lợn nướng xong rồi, chị gọi sườn lợi phải không!”.
Biết ngay là nói như vậy mà, tôi bĩu môi không nói nữa, mở hộp cơm ra, nhét vào tay anh. “Nhìn mũi anh sắp dài đụng đất rồi kìa, dám nói dối, cẩn thận sói tha đi mất, ăn cơm đi! Em coi dùm cho”.
Đoạt lấy xiên sườn lợn trong tay anh, chen chen chen, đẩy anh ra khỏi chỗ, cười với khách. “Tổng cộng ba mươi đồng, chị ăn ngon miệng, có muốn thêm bia không?”.
Nhiều lời với người như thế là lãng phí nước miếng, với anh thì hành động có tác dụng hơn là dụ dỗ.
“Bà xã, em cũng quá dã man”. Anh cầm hộp cơm, miệng sắp cười đến toét ra, vẻ mặt sáng rỡ như mặt trời, ôm bả vai khoe khoang với mấy người khách ngồi trước. “Ha ha ha, đây là vợ tôi, nhìn thấy không, vợ tôi đấy”.
Đợi mọi người cũng hô hào. “Không tồi không tồi, cô dâu mới thật ân ái nha”. Anh mới ngồi xuống mở hộp ra, ăn màn thầu rau xào tôi mang cho anh, bật ngón cái khen ngợi : ăn ngon, ăn ngon!
Món này ai bày tôi nấu chứ, giáo dục là phải cổ vũ, xem ra anh thông thạo hơn tôi.
Một lát sau.
“Bà xã, mệt thì nghỉ tay chút đi, anh đến thay”.
“Không có mệt”.
“Bà xã, anh này là khách quen, nhớ bớt tí đỉnh”.
“Ừ”.
“Bà xã, đừng quên bỏ ớt vô xiên thịt dê của mấy nhóc học sinh kia”.
“Ừ”.
“Bà xã, bỏ thêm hai muỗng bột không sao, em thiệt là keo kiệt quá đi à”.
“…………….”.
“Bà xã…….”.
Keng! Tôi ném đũa xuống đất, tai tôi sắp bị anh lải nhải đến chai mất rồi, nhìn anh hớn hở cầm bánh mình huơ tới huơ lui, tôi bĩu môi, ai nha anh Dũng à, anh không chê phiền em còn ngại mệt đó!
Chỉ là, thấy nụ cười không tắt dù vẫn đang gặm dở bánh mì, lửa giận tôi phát không ra, trừng mắt liếc cuối cùng vẫn ngượng ngùng nhặt đũa lên, giải thích. “Em biết rồi, đừng nói nữa, em tự biết phải làm thế nào, anh bớt càm ràm đi!”.
Người lải nhải là anh, ngược lại sao tôi phải xin lỗi chứ??? Thật là, đúng là chuyện đau đầu của tôi, kết hôn càng lâu càng ấm ức nha ~ Ở mặt ngoài, tôi là Thái hậu trong nhà, muốn gió được gió muốn mưa được mưa, chồng sủng, chỉ thiếu điều giơ hai tay cho tôi cưỡi lên đầu tác uy tác phúc nữa thôi, nhưng mà, có thật là thế không?
Anh cười, tôi chẳng biết làm sao, anh ngẩn người tôi cũng không có biện pháp, thậm chí anh trầm ngâm thả một tiếng thở dài, tôi càng bó tay. Tính tình bướng bỉnh bị san bằng, chịu người ta dỗ dành rồi cuộn lại trong lòng người ta, mặc anh chải vuốt, dần dà nhận ra, tất cả những thứ tôi từng kiên trì đều đã thay đổi : thật lâu trước kia, tôi mua quần áo là vì anh nói tôi mặc vào sẽ rất đẹp, mua vé số 7 là vì anh nói số 7 là con số may mắn của anh, ăn sủi cảo là vì anh nói người phương Bắc ăn mì phở chính yếu, xem b