
Tác giả: Diệp Chi Linh
Ngày cập nhật: 03:01 22/12/2015
Lượt xem: 1341561
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1561 lượt.
m cười, vậy là đủ.
Vệ Nam đến bên vòi nước gần quảng trường, ngẩng đầu ngắm nhìn bầu trời. Mưa mỗi lúc một to. Đang nghĩ có nên chạy thật nhanh đến bến tài điện ngầm không thì bỗng nghe thấy phía sau có người gọi tên mình.
Vệ nam quay người lại, nhìn thấy Lục Song đang che ô đứng đó, mỉm cười, nụ cười ấm áp như xưa.
“Vệ Nam, anh đến đón em về nhà”.
CUỘC SỐNG ỔN ĐỊNH, NĂM THÁNG BÌNH YÊN
Ngay từ khi còn rất nhỏ, Hứa Chí Hằng đã biết cha mình là người như thế nào.
Mẹ thường đứng trước cửa sổ, mái tóc xoăn màu hạt dẻ xõa sau lưng, tay cầm điều thuốc, từ từ nhả khói, trong nháy mắt khói thuốc mù mịt khắp phòng. Người phụ nữ đứng trong làn khói mịt mù, quay người nhìn anh ấy, nhếch mép cười lạnh lùng.
Đối với mẹ anh ta, sự xuất hiện của anh là một sự sỉ nhục.
Bà từng là ca sĩ, xinh đẹp trẻ trung, tài năng hơn người, mỗi lần biểu diễn trước đám đông, xung quanh tràn ngập hoa tươi và hào quang. Về sau trong quá trình chọn cảnh xảy ra sự cố ngoài ý muốn, bà được người ấy cứu, từ đó sa vào lưới tình không lối thoát, giống như con thiêu thân lao vào lửa, thậm chí không thèm quan tâm đến tiền đồ xán lạn của mình, sống chết ở bên người ấy.
Về sau bà mới biết người ấy có một người vợ diệu dàng và một cô con gái đáng yêu.
Đối với ông ta, mình chỉ là người giúp ông ta thỏa mãn nhu cầu sinh lý khi vợ ông ta mang thai. Một cô gái ngây thơ bị mê hoặc bởi vẻ ngoài, yêu một người đàn ông đã có vợ, lén lén lút lút, mối tình không mấy làm vinh hạnh ấy đã hủy hoại những năm tháng tươi đẹp nhất trong cuộc đời bà.
Lòng tự trọng của bà khiến bà không thể chịu đựng được việc ông ta coi là đối tượng trút giận. Nhưng khi ra đi, bà mới biết mình đã mang thai, định phá thai nhưng tình mẹ trỗi dậy, dù thế nào cũng không nỡ bỏ con. Có lúc phụ nữ rất mềm yếu, thời gian ấy bà thường nhớ lại những năm tháng vui vẻ bên ông ta, đã biết bao lần muốn leo lên bàn mổ nhưng mỗi lần nhìn thấy những dụng cụ kim loại lạnh lùng là lại sợ đến phát run lên.
Đứa trẻ vô tội, bà nghĩ mình vẫn nên sinh nó ra.
Thực ra lúc ấy bà cũng chẳng còn gì. Vốn là một trẻ mồ côi không cha không mẹ, khó khăn lắm mới giành được giải trong cuộc thi hát, ký hợp đồng với công ty giải trí, cuối cùng cũng có cơ hội tỏa sáng thì lại bi người đàn ông kia mà thân bại danh liệt. Một người phụ nữ không còn gì cả, cùng đứa con chưa ra đời, lặng lẽ nằm trong bệnh biện, chờ đợi nỗi đau dài đằng đẵng.
Có lẽ lúc ấy ông ta đang ở bên vợ mình, chờ đợi sự ra đời của con gái yêu.
Cuối cùng đứa con cũng chào đời, đôi mắt nó rất đẹp, giống hệt như cha nó vậy. Tên con do bà đặt, Chi Hằng Chi Hằng, vĩnh viễn vĩnh hằng. Bà hy bọng con trai sẽ không đứng núi này trông núi nọ như cha nó, hy vọng nó có thể yêu một cô gái xinh đẹp, dịu dàng, sống hạnh phúc mãi mãi.
Đứa trẻ kia cùng họ Hứa với bà, không liên quan đến người đàn ông kia.
Hứa Chi Hằng và mẹ sống dựa vào nhau nhiều năm, bà rất ít khi nói chuyện với anh. Anh cũng thích ở một mình trong phòng làm việc của mình, không nghịch ngợm như những cậy bạn cùng tuổi khác, thích im lặng, giống như mặt nước mùa thu, lạnh lẽo, tĩnh lặng.
Hứa Chi Hằng còn nhớ rất rõ, hôm ấy là ngày sinh nhật lần thứ mười của anh, mẹ hút rất nhiều thuốc, tấm thảm trắng đẹo đẽ trong phòng ngủ phủ một lớp tàn thuốc dày. Anh mở cửa gọi mẹ ăn cơm, mẹ anh lạnh lùng nói: “A Hằng, sau này con hãy sống cùng cha con”. Trên bàn có tờ giấy xét nghiệm của bệnh viện, bà quay người đi, nụ cười lạnh lùng trên khóe môi dường như ẩn chứa nỗi cô đơn giằng xé, tàn thuốc không ngừng rơi xuống từ những ngón tay run run, Hứa Chi Hằng thấy bà nói rất khẽ, rất khẽ: “Mẹ không thể nuôi con được nữa rồi”.
Chiều hôm ấy đột nhiên xuất hiện một người đàn ông lạ mặt lái xe đưa hai người đến một thành phố lạ. Hứa Chi Hằng im lặng, không phản đối nhưng cũng không gọi người đó là cha.
Bệnh của bà đã để lỡ gần 10 năm, cuối cùng đến lúc không thể gắng gượng được nữa mới gọi Hứa Chi Hằng ra nước ngoài, nói là muốn dặn dò trước lúc ra đi.
Lời trăn trối của bà chính là cái gọi là bằng chứng mà Hứa Chi Hằng mang về nước, bằng chứng ấy đủ để người kia chết không chỗ chôn.
Là kẻ thứ ba phá hoại hạnh phúc gia đình người khác, có lẽ đây là chuyện vẻ vang duy nhất trong cuộc đời bà. Đẩy kẻ xấu xa trong bóng tối vào nhà lao, nhưng không phải vì chính nghĩa mà là vì muốn trả thù. Rốt cuộc trả thù gì đây? Trả thù ông ta đã làm tổn thương đến mình, đẩy mình vào vị trí tội lỗi, hoặc cuộc đời đã bị hủy hoại mà không thể nào bù đắp được.
Đến tận lúc chết bà mới mỉm cười, bà nắm chặt tay Hứa Chi Hằng, bảo anh nói với người ấy một câu.
Thực ra ông có một cô con gái rất đáng yêu và một cậu con trai rất đẹp trai, nhưng không có ai muốn mang họ ông.
Không ai muốn mang họ ông.
Kỳ Quyên họ Kỳ, không liên quan đến người đó. Không ai muốn nhắc đến tên người đó.
Khi Hứa Chi Hằng nói câu đó trong nhà lao, người ấy chỉ khẽ chau mày, không nói gì.
Nhìn kỹ thì hai cha con rất giống nhau, dáng vẻ đặc biệt trên người người ấy giống như ác quỷ trong đêm khuy