
Tác giả: Giả Bình Ao
Ngày cập nhật: 03:11 22/12/2015
Lượt xem: 1342630
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/2630 lượt.
ệp ngẩng mặt nhìn trời, mặt trời trắng loá, cười tít mắt lại, móc trong người lấy ra, không phải tiền mà là tấm danh thiếp, nói:
- Chú em, chẳng giấu gì chú em, anh đây cũng là dân buôn bán, ta kết bạn nhé. Đây là cạc vi sít của anh.
Chàng trai nhận danh thiếp xem, rồi quì sụp xuống chào, rồi bảo:
- Thì ra là Trang Chi Điệp, thật là vinh hạnh! Em đã nghe ông nói chuyện một lần, nhưng ông đã béo ra, bụng phệ, em không nhận ra nữa.
Trang Chi Điệp nói:
- Cậu cũng thích sáng tác sao?
Chàng trai đáp:
- Từ hồi còn bé đã ao ước làm nhà văn. Năm ngoái, báo thành phố đã đăng báo của em một bài thơ ngắn.
Trang Chi Điệp nói:
- Tây Kinh ghê gớm quá, trên trời có một hòn đá rơi xuống, đập chết mười người, thì có đến bảy người yêu chuộng văn học.
Anh chàng kia xấu hổ bỏ đi, vừa đi còn vừa quay lại nhìn Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp vừa cảm thấy buồn cười vừa bực, liền đi vào cửa hàng tạp hoá, coi hai trằm ngàn đồng nhuận bút chẳng đáng bao nhiêu, mua luôn một bộ đĩa chén sứ của thị trấn Cảnh Đức, một cái muôi xào nấu, một cái bếp than tổ ong, và một bộ ấm chén, viết luôn địa chỉ của gia đình Đường Uyển Nhi, dặn cửa hàng chuyển đến tận nơi. Sau đó đi chiếc "Mộc lan" phóng thẳng đến nhà mẹ vợ ở phố Song Nhân Phủ.
Năm mươi lăm năm trước, trên bờ sông Vị ngoại ô xa ở phiá bắc thành phố có một người kỳ lạ họ Ngưu, xuất quỷ nhập thần, "ngẩng lên thì xem được tượng trời trong sự huyền ảo, cúi xuống thì trông thấy cách thức của đất trong hình dáng muôn loài". Lúc ấy Dương Hổ Thành vừa kết thúc cuộc binh đao ở Quan Trung Đạo, kéo cờ vào thành Tây Kinh làm võ quan oai phong lẫm liệt, đã mời ông làm quan dưới trướng. Con người kỳ lạ này chỉ có một trái tim hoang dã, không muốn ở trong thành, vẫn sống thoải mái trong gian nhà tranh ở làng quê với một mẫu ruộng bạc màu. Mỗi khi tư lệnh Dương Hổ Thành có việc gì quan trọng mới vào thành một lần. Không bao lâu quân phiệt Hà Nam Lưu Trấn Hoa vây đánh Tây Kinh, ròng rã tám mươi ngày không chiếm nổi, liền dùng mưu kế của người Nhật bản, đáng đường hầm từ bên ngoài vào. Người trong thành đều biết phiá địch đang đào đường hầm, song không biết cửa ra ở đâu. Ngày đêm chôn chum vại xuống đất, đựng nước vào, nhìn động tĩnh của nước, chỗ nào cũng nơm nớp lo âu. Con người lạ lùng đã đến, mặc quần chùng áo dài, đi một lượt khắp các ngõ phố, rồi ngồi nghỉ trên một hòn đá ở ngoài cổng bãi tập hút thuốc lào, hút hết mười hai lần thổi còi, thì bảo:
- Gánh đất đục đá ở đây, làm một cái hồ chứa nước.
Dương Hổ Thành nửa tin nửa ngờ, nhưng vẫn dẫn nước của cả thành phố chứa ở đó. Quả nhiên cửa ra đào đúng đáy hồ. Một hôm lòng hồ tụt xuống, nước tràn ra ngoài thành, Lưu Trấn Hoa đành phải rút chạy tan tác. Dương Hổ Thành cảm ơn người này, đã thưởng một ngõ phố ở Song Nhân Phủ để ông ở, ông vẫn trở về bên bờ sông Vị, nhường cho con trai ở ngõ đó. Bởi vì nơi này chính là nơi có cái giếng lớn nhất trong bốn cái giếng nước ngọt lớn ở thành Tây Kinh, nên người con trai liền thiết lập Cục quản lý nước Song Nhân Phủ, hàng ngày xe chở lừa thồ, chuyên cung cấp nước ngọt. Trang Chi Điệp rất thích nhắc đến giai đoạn lịch sử này, hễ có khách đến nhà, lại bảo phu nhân Ngưu Nguyệt Thanh đem bức ảnh của ông chị ra xem, đem cái biển bằng xương của Cục quản lý nước ra xem, xem xong, còn đi ra phố Song Nhân Phủ chỉ trỏ giới thiệu quang cảnh nhà họ Ngưu ở riêng hẳn một ngõ ngày nào. Ngưu Nguyệt Thanh đã từng cằn nhằn Trang Chi Điệp:
- Anh phô trương khắp nơi, là để chê cười người đời sau nhà họ Ngưu này lụn bại phải không? Mẹ em không sinh được một đứa con trai, nếu có con trai, thì đâu đến nỗi hiện giờ chỉ ở mấy gian nhà bình thường này.
Trang Chi Điệp thường vênh mặt lên nói:
- Anh đâu có chê cười, gia đình họ Ngưu này có lụn bại, thì chẳng phải đã có anh con rể này đó sao?
Lúc này Ngưu Nguyệt Thanh liền gọi mẹ:
- Mẹ ơi mẹ nghe rõ chưa? Con rể mẹ đang lên giọng danh nhân đây này, anh ấy đã mang lại sĩ diện cho nhà họ Ngưu. Mẹ thử nói xem, danh phận hiện giờ của anh ấy có lớn bằng danh phận của ông con, của bố con ngày xưa không hả mẹ?
Bà già vẫn ở ngôi nhà nhỏ của phố Song Nhân Phủ, sống chết thế nào bà vẫn cứ khăng khăng không muốn dọn đến ở nhà gác của khu tập thể Hội văn học nghệ thuật, làm khổ cho Trang Chi Điệp và Ngưu Nguyệt Thanh cứ phải qua lại cả hai nơi. Mỗi lần Trang Chi Điệp bước chân vào ngõ phố này, tự nhiên như sống lại giai đoạn lịch sử đã qua, cứ đứng trên thành giếng đã phủ lấp, chăm chú nhìn rất lâu những đường rãnh như răng cưa trên đá xanh thành giếng bị dây thừng mài mọn tưởng tượng ra quang cảnh trong ngõ phố ngày xưa, liền cảm thấy Ngưu Nguyệt Thanh cằn nhằn mình là đúng.
Mặt trời đã ở đỉnh đầu, hơi nóng rát ràn rạt. Trang Chi Điệp cưỡi chiếc "Mộc lan" rẽ vào đường ngõ, một luồng hơi nóng ngột ngạt trùm lên người, mồ hôi lập tức làm mờ mắt. Một con chó chạy rông nằm lù lù chắn đường, thò cái lưỡi dài thè lè ra thở. Trang Chi Điệp tránh không kịp, chiếc "Mộc lan" lao sát vào cạnh tường. Xe máy không đổ, song ngón tay út bên trái xước một mả