Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Phồn Chi

Phồn Chi

Tác giả: Ngô Trầm Thủy

Ngày cập nhật: 03:10 22/12/2015

Lượt xem: 1342220

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/2220 lượt.

lên, bỏ hết lại cho anh, về nhà rồi. Cục cưng ơi, anh mệt quá, tối qua ngủ không ngon, giờ thì ăn chẳng vô, lại còn rất nhớ em. Đã thế lại còn phải hầu cha anh ăn uống, ông ấy không chịu ăn kiêng, thật là đau đầu”.
Vương Tranh kiên nhẫn lắng nghe, dịu dàng trấn an: “Anh cứ từ tốn nói lý với bác, bác nhất định sẽ nghe mà”.
“Anh có thể nói lý được thì chẳng phải là cha anh nữa rồi!”. Từ Văn Diệu khịt mũi mỉa mai, “Cha anh là một người rất ngoan cố. Em có biết, lúc anh nói thật về giới tính của mình, ông đã cầm roi rượt theo đánh anh khắp nhà đấy, chỉ cần thấy anh liền đánh. Sau đó hai năm không thèm nói với anh một tiếng, ròng rã hai năm trời như vậy, cùng một nhà nếu gặp phải ông thì ông xem như không thấy, cứ xem anh như là không khí. Lúc đó may mắn anh đã không phải dựa dẫm vào ông nữa rồi, không thì ông sẽ không cho ăn không cho uống để ép anh lấy vợ mất thôi”.
Vương Tranh thở dài: “Mẹ em cũng vậy!”.
“Khổ thế đó!”. Từ Văn Diệu nghĩ ngợi một lúc lại nói: “Bất quá năng lực phản kháng của anh mạnh hơn em, cuối cùng cha cũng phải chịu thua anh”.
Vương Tranh cười khẽ một tiếng: “Vậy thì bây giờ anh phải đối xử với bác tốt lên. Bao nhiêu năm nay bác bị anh chọc tức đủ rồi nhưng chẳng phải tới cuối vẫn thừa nhận anh đấy thôi?”.
“Đúng là vậy thật!”.
“Ngoan, mau đi dỗ bác ăn cơm đi!”.
“Tiểu Tranh, anh rất nhớ em! Hay em cũng tới đây đi, không phải em cũng đang nghỉ sao?”. Từ Văn Diệu khẩn thiết đề nghị. “Qua đây ăn Tết với gia đình anh cho vui!”.
“Nhưng mà…”, Vương Tranh nhẹ giọng đáp, “em sợ em sang đó cha mẹ anh lại thấy không thoải mái”.
“Vậy để anh đi hỏi ý cha mẹ”. Từ Văn Diệu không dám khinh suất. “Mất công lại khiến em tủi thân, với lại Tết nhất anh cũng không muốn cha mẹ khó chịu”.
“Ừm”.
Một ngày rối ren coi như cũng có chút thu hoạch. Lúc Từ Văn Diệu dỗ ông Từ ăn cơm cũng không nói gì nhiều, chỉ việc chỉ vào hai con mắt vừa đỏ vừa mệt mỏi của mình nói: “Cha, vì lo cho cha nên từ hôm qua tới giờ con không ngủ chút nào. Cha nói xem chỉ có mấy việc ăn uống nhỏ thế này thôi lại khiến con trai mình lo lắng thì không được chuyên nghiệp cho lắm. Cha là ai nào, là quân đội nhân dân, tấm gương anh hùng, không chừng cả mấy mươi năm trước cha còn có thể tham gia kháng chiến chống giặc ngoại xâm cùng với cha ông nữa, lại còn là người có công dựng nước. Tóm lại, cha là người làm đại sự, nếu chỉ vì mấy miếng dưa chuột mà dùng dằng với con thì sẽ bị người ta chê cười đó”.
Ông Từ trừng mắt định răn dạy con trai một trận, nhưng sau cũng vì thương nó mà im lặng cầm thìa lên ăn miếng cháo lạt. Từ Văn Diệu thở phào nhẹ nhõm, vui vẻ nói: “Con gọt trái cây cho cha ăn tráng miệng nhé”.
“Bớt ở đây nói nhảm đi! Chuyện công ty thế nào? Không còn gì nữa thì về đi, đừng lảng vảng trước mặt ta thêm phiền!”.
“Sao được ạ! Mẹ bảo con phải ở đây giám sát chuyện ăn uống của cha!”. Từ Văn Diệu vừa gọt táo vừa cười nói: “Cha cứ yên tâm, con sẽ ở đây qua Tết luôn, con có nói với mẹ rồi, cả nhà mình ba người cùng đón Tết đoàn viên!”.
Mắt ông Từ lộ vẻ vui mừng nhưng lời nói ra lại cứ lạnh lùng: “Tết thì Tết, cần gì phải báo với ta? Con nói với mẹ con, năm nay gia đình mừng Tết đơn giản thôi, đừng chuẩn bị nhiều bánh mứt hạt dưa quá, kẻo không có ai ăn lại bỏ thì phí lắm!”.
“Dạ, con nhớ rồi!”. Từ Văn Diệu cắt từng miếng táo cho vào đĩa: “Con sẽ mua cho cha mẹ mỗi người một bộ đồ mới…”.
“Đừng có tiêu tiền vào chuyện không đâu! Nếu có đi chúc Tết hay thăm hỏi binh sĩ thì ta mặc quân trang là được!”.
“Cha mặc như vậy là đủ oai rồi, nhưng còn mẹ thì sao? Mẹ dù lớn tuổi nhưng vẫn thích mặc đẹp mà. Hay là thế này, con sẽ mua rồi nói là cha tặng để mẹ vui nhé?”.
“Đã là bà lão rồi còn bày đặt làm tiểu thư con gái nhà tư sản nữa là thế nào?”. Ông Từ hừ một tiếng. “Ta không quen cái tật xấu đó của bà ấy!”.
Từ Văn Diệu lườm cha mình một cái: “Cha đừng nói vậy chứ, mẹ không phải là vợ của cha à, mẹ không phải là mẹ của con sao, mẹ mặc đồ đẹp ra đường thì cha con mình sẽ hãnh diện chứ! Cứ quyết định vậy đi! Mà cha ơi, mẹ thích màu xám tro hay màu cà phê?”.
“Màu xám bạc!”. Ông Từ cúi đầu ăn cháo, đoạn lại nói: “Có lần thấy vợ ông chính ủy viên mặc bộ đầm như vậy bà ấy thích lắm, cứ về lải nhải với ta suốt!”.
Từ Văn Diệu nhịn cười vờ như không nghe thấy. Sau khi ăn xong, ông Từ đặt bát cháo lên bàn, đột nhiên hỏi: “Còn Tiểu Vương thì sao, nó không đến nhà chúng ta ăn Tết à?”.
Từ Văn Diệu lấy lại tinh thần, cười đáp: “Cậu ấy cũng muốn đến nhưng lại sợ cha mẹ không hoan nghênh thôi”.
“Nói mấy lời khách sáo hoan nghênh với cả không hoan nghênh làm gì!”. Ông Từ lấy chiếc khăn nóng con trai đưa lau miệng và mặt: “Con bảo nó đến đây, nói là ta bảo nó đến. Chú Vu của con cũng nhớ thằng bé. Nói với nó là sang đây… à thì, sang đây ít nhất cũng học được cách nấu món sườn hầm khoai tây”.
Từ Văn Diệu cười khì khì, gật đầu đồng ý, sau đó lại nghĩ ngợi, hỏi: “Nhưng còn mẹ con…”.
Ông Từ lườm con trai, mắng: “Bà ấy có ý kiến gì, cứ bảo bà ấy tới tìm ta! Thiệt là, chừng đó tuổi rồi còn không chấ


Old school Easter eggs.