
Tác giả: Ngô Trầm Thủy
Ngày cập nhật: 03:10 22/12/2015
Lượt xem: 1342262
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/2262 lượt.
trước vẫn còn sống, dù mặt mày lúc nào cũng mỏi mệt, thậm chí phủ đầy bụi. Nhưng anh ta vĩnh viễn đứng lại nơi cũ, còn Từ Văn Diệu anh thì bị cuốn đi, dần dần trưởng thành. Anh bây giờ cánh tay dài ra khỏe mạnh tráng kiện, cơ thể cường tráng, cơ bắp chứa chất sức mạnh, chỉ cần nguyện ý thì chỉ cần dùng nửa sức đánh ra một quyền cũng đủ đấm vỡ mũi bất kỳ ai.
Nhưng chỉ trong một khắc, Từ Văn Diệu giật mình tỉnh lại. Vương Tranh không phải người nọ.
Nắm đấm của anh đã mạnh lên, nhưng tiếc thay, lại không có người để anh vì người đó mà vung nắm đấm lên.
Mười bốn tuổi, Từ Văn Diệu muốn làm gì đó cho người anh yêu. Tình yêu của anh đậm sâu nhường ấy, lại không phương thức biểu đạt, chỉ có thể tự nhấn chìm mình. Có một lần, anh nhìn trộm chứng minh thư của người thầy trẻ đó, biết được sinh nhật của anh ta, may mắn lúc đó là chưa đến sinh nhật. Từ Văn Diệu vì chuyện tặng quà mà lo nghĩ mỗi ngày. Vô hình trung, sinh nhật của người thanh niên kia trở thành chuyện trọng đại nhất với anh.
Anh ngày lo, đêm tưởng, khi ăn cơm cũng nghĩ ngợi, lúc học bài cũng suy tư, không biết phải tặng món quà nào mới hợp. Món quà đó phải có ý nghĩa, không được quá cầu kỳ, nhưng biểu lộ được thành ý, nên như một vật biểu trưng, chứng minh cho tình yêu thì tốt nhất.
Thiếu niên non trẻ hạ quyết tâm, phải khiến người mình yêu vừa nhìn thấy lần đầu đã yêu thích món quà mình tặng, rồi sẽ nở nụ cười ấm áp đáp lại anh.
Có thể anh ta sẽ vì thế mà đặt anh vào lòng.
Sau bao ngày cẩn thận quan sát, anh để ý thấy người thanh niên đó không có đồng hồ. Vốn xuất thân con quan, nên anh hiểu một chiếc đồng hồ tốt có trị giá nhiều bao nhiêu và cũng có ý nghĩa thế nào. Mười bốn tuổi, anh vẫn nguyện tin rằng có những món quà sẽ mang lại ý nghĩa vượt xa giá trị tiền tệ của nó, chỉ quyết tâm tặng bằng được cái đồng hồ bỏ túi cho người đó.
Đồng hồ anh tặng người đó là loại bỏ túi kiểu cổ, thứ các văn sĩ nho nhã đi du học mang về ở bến Thượng Hải xưa, mẫu đồng hồ cơ do Đức chế tác, vỏ ngoài mạ bạc, nhưng được chạm trổ tinh tế, với hình thần tình yêu đang giương cung được khắc phía trên cùng các dây hồng gai và kim ngân quấn quanh. Đó thật sự là một tác phẩm nghệ thuật.
Từ Văn Diệu đã phải cậy nhờ người thân ở nước ngoài mua gửi về, còn dùng hết tiền mừng tuổi.
Chiếc đồng hồ khi được trao cho đối phương thật sự đã khiến anh ta mỉm cười đầy yêu thích, nhưng không lâu sau đó, Từ Văn Diệu phát hiện nó đã được tặng lại cho cô bạn gái của anh ta.
Đó vốn dĩ chẳng phải chuyện gì đáng trách, nhưng với một thiếu niên mười bốn tuổi mà nói, việc đó lại trở thành đòn đả kích đầy vũ nhục. Anh đã tức giận đến sôi sục, máu nóng bốc lên, hận đến nỗi chỉ muốn bóp chết cô ả đó trước mặt người thầy giáo.
Nhưng, anh đã không làm vậy, mà dùng một cách khác. Cũng chính vì thế đã biến một người thầy hiền lương nổi điên, giết chết cô gái anh ta yêu.
Lúc anh ta bị bắt bỏ tù, Từ Văn Diệu không phải là chưa từng nghĩ cách cứu anh ta, chỉ là khi ấy, anh chỉ mới mười bốn tuổi, không biết nên cầu ai mới được. Anh vẫn chưa hiểu phải luồn lách qua những kẽ hở của pháp luật và đạo đức thế nào. Cách thức duy nhất anh biết chính là quỳ xuống cầu xin cha anh.
Cha anh nhìn con trai như thế liền không đành lòng, nghĩ rằng thằng bé vì kính yêu thầy giáo của mình nên mới kiên quyết làm vậy, nên liền cho người đi lật lại án.
Nhưng vụ mưu sát của người giáo viên trẻ đã sớm kinh động cả thành phố, khiến người người đổ mắt nhìn vào, bây giờ có muốn nhúng tay sửa án là không thể nữa, hơn hết, bị cáo hoàn toàn không có ý hợp tác, nếu còn tiếp tục chỉ có thể bị phán tử hình.
Từ Văn Diệu run sợ, xin luật sư đưa anh đi gặp thầy mình. Anh muốn khuyên người kia mau nhận tội, bất luận thế nào thì được sống là quan trọng nhất.
Anh cuối cùng cũng được như nguyện, gặp người mình ngày đêm nhung nhớ. Nhưng người kia đã mất hết vẻ nho nhã từng có. Anh ta mặc áo tù quá khổ, tóc tai bị cắt xén tùy tiện, mắt đờ đẫn. Lúc Từ Văn Diệu đến gặp, anh ta ngơ ngác nhìn anh rất lâu, sau đó mới quái gở cười rống lên.
Từ Văn Diệu rất muốn khóc khi đối mặt người anh ngày nhớ đêm mong. Hai người chỉ cách nhau một chiếc bàn xanh thẫm nhưng đối phương lại như biến thành một sinh vật mà anh không biết, như thể có sức mạnh dị hợm nào đó đã chiếm lấy tâm hồn anh ta. Người thầy giáo trước đây luôn sống với tinh thần an bần lạc đạo[2'>, bất luận là lúc nào cũng nói cười niềm nở, bây giờ lại gầy trơ xương như củi, đôi mắt chớp nhắm bất định, luôn nhìn người khác một cách sợ hãi và dè chừng, đồng thời lại mắc chứng rối loạn thần kinh.
[2'> An bần lạc đạo: có nghĩa là cam phận nghèo mà vui với đạo đức.
Từ Văn Diệu nghe theo đề nghị của luật sư, có ý khuyên thầy giáo nhận tội, Nếu anh ta ngoan ngoãn hợp tác, quan tòa nhất định miễn tội tử hình. Anh nói đau cả cổ họng, nhưng đối phương lại chẳng mảy may chú ý.
Mười lăm phút sau, Từ Văn Diệu bị buộc rời đi. Nước mắt chực trào nơi khóe liền rơi xuống má. Anh nhớ lúc đó mình đã đau khổ rống lên: “Thầy, thầy nhận tội đi. Nếu không sẽ chết