XtGem Forum catalog

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Phồn Chi

Phồn Chi

Tác giả: Ngô Trầm Thủy

Ngày cập nhật: 03:10 22/12/2015

Lượt xem: 1342264

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/2264 lượt.

đặn của người nghe, dường như có thứ tự rõ ràng, ngay ngắn, cậu đột nhiên cảm nhận được sự kiên quyết tiến về một cuộc sống mới phía trước.
[4'> Được nhà soạn nhạc thiên tài Johann Strauss (cha) viết vào năm 1848 và đề tặng thống chế Joseph Radetzky von Radetz. Radetzky là một nhà quý tộc người Bohemia, một vị tướng nổi tiếng trong quân đội Áo. Tiếng tăm ông đã trở nên bất tử cùng với Hành khúc Radetzky – tác phẩm có lẽ là nổi tiếng nhất của Johann Strauss cha. Những sĩ quan Áo có mặt tại buổi biểu diễn lần đầu tiên của Hành khúc Radetzky đã vỗ tay, dậm mạnh chân và đồng thanh hô vang. Truyền thống này được tiếp tục đến tận ngày nay khi bản hành khúc được chơi trong các buổi hòa nhạc cổ điển tại Vienna.
“Ông này cũng giống Tống Tổ Anh, mỗi khi năm mới là nước Áo liền phát nhạc của ông.” Từ Văn Diệu lắc đầu, lại chuyển kênh. “Ngại quá, những khi nghe mấy bài kiểu này tôi lại đau đầu.”
Vương Tranh nhịn cười: “Tại sao? Đây là bản nhạc tràn đầy sức sống cơ mà.”
Từ Văn Diệu thở dài: “Nghe bản giao hưởng này tôi lại nghĩ tới những ngày còn đi học, gì mà bánh xe lịch sử cuồn cuộn tiến về phía trước, gì mà chúng ta là những bông hoa của tổ quốc… những lời nói sáo rỗng lừa bịp dân chúng. Lứa bọn tôi, chắc là lứa cuối cùng của chủ nghĩa lý tưởng. Bọn tôi được giáo dục khác với các cậu. Bọn tôi mang theo lý tưởng chủ nghĩa mà giong buồm ra khơi, đến khi đụng phải đá ngầm rồi mới hay đây là một xã hội hàng hóa,” Anh ảm đạm nói, “Thật ra, xã hội hàng hóa cũng không có gì là không tốt, có rất nhiều lề thói quy tắc không thể thay đổi, cũng như trong quá trình hình thành lại xây dựng ra những nguyên tắc vận hành mới mẻ, tạo ra nhiều cơ hội mới cho người khác được chiêm nghiệm nó. Nhưng để có thể thích ứng với chúng, bọn tôi phải tự xóa bỏ chủ nghĩa tinh anh ấy ra khỏi đầu.”
“Xóa bỏ?”
“Phải, giống như người ta loại bỏ những phế phẩm không cần tới vậy.”
“Tôi có chút không hiểu, chẳng phải mục đích mà giáo dục hướng tới chính là để người ta có thể có được những kiến thức ưu tú đó sao?”
“Đúng thế, và đó cũng chính là chỗ dở của giáo dục. Cậu nghĩ đi, nếu từ nhỏ, cha mẹ, thầy cô cùng thân thích, bạn bè đều nói với cậu, cậu là nhân tài, cậu không giống người khác, cậu nhất định sẽ đạt được những thành tựu vĩ đại, mở ra tiền đồ xán lạn, thì liệu cậu còn thấy đó là chuyện tốt nữa không?”
Vương Tranh thật thà đáp: “Về cơ bản, nó là một kiểu tán dương, hơn nữa nó cũng là nền tảng để anh có được giáo dục tốt.”
“Quả thật là vậy, nhưng về phương diện khác, nó sẽ vô hình trung biến thành một thứ định kiến ăn sâu vào đầu, khiến cậu không cách nào tự do được. Không nói tới những thứ khác, chỉ riêng việc giả thiết tinh anh đó sẽ biến những người kia khi bước ra xã hội, nhận ra rằng họ không phải là nhân tài, mà giống những người bình thường khác. Những thứ gọi là tiền đồ, thành tựu chỉ là một loại ảo tưởng mà thôi, hoàn toàn không có gì xác tín được. Vậy lúc này người đó sẽ làm gì?”
Vương Tranh im lặng.
“Đặt giả thuyết là có một ngày, cậu bỗng dưng phát hiện, có rất nhiều chuyện trên đời diễn ra không theo bất kỳ quy tắc nào, bởi vì chẳng ai có thể dựng lên lề thói bắt người ta tuân theo được. Nhưng cậu lại vì cái quan niệm mình là nhân tài ăn mòn quá sâu, khiến bản thân không thể nào chấp nhận chuyện cậu không khống chế được mọi chuyện trong tay. Định kiến bén rễ sâu trong đầu sẽ xung đột với sự vận động không quy luật của xã hội, dễ dàng khiến cậu nao núng, thậm chí còn phá hủy cậu.”
“Anh Văn Diệu…” Vương Tranh lo lắng.
Từ Văn Diệu bật cười, miễn cưỡng nói: “Ý tôi là, mọi chuyện đều coi thành bại mà luận anh tài, nên có phải là tinh anh hay không vốn chẳng liên quan gì.” Anh như muốn che giấu điều gì đó nên tiếp tục dò đài, lúc này tiếng violin nhẹ nhàng vang lên, anh vừa lòng thở dài, nói: “May quá, là Antonio Vivaldi[5'>!”
[5'> Antonio Vivaldi (1678-1741) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ violin, nhà sư phạm, chỉ huy dàn nhạc người Ý, được mệnh danh là “Thầy tu đỏ chơi vionlin”. Khi qua đời, ông đã để lại một gia tài âm nhạc đồ sộ với trên 500 bản Concerto, gần 100 bản Sonata cùng các sáng tác thuộc thể loại khác.
“Là Tổ Khúc Bốn Mùa[6'>, một bài tôi rất thích,” Vương Tranh nói. “Trong quá trình học thi tiến sĩ, tôi vẫn hay nghe tổ khúc này của ông ấy, vừa nghe vừa học từ mới.”
[6'> Tổ khúc Bốn mùa là bốn bản concerto cho solo violin, violin I, violin II, viola, cello và continuo.
“Ừm, nó chắc là một bản nhạc nền hay.” Từ Văn Diệu gật gù. “Lúc tôi còn ở Mỹ, phải vừa học vừa làm. Mỗi ngày phải làm đến những mười rưỡi đêm, khoảng thời gian ngồi tàu điện ngầm về nhà là khoảng thời gian hạnh phúc nhất mỗi ngày của tôi khi ấy.”
“Tại sao?”
“Lúc đó, tôi sẽ vừa nghe Vivaldi trong mp3, vừa đọc sách của Kim Dung mà nghĩ, cuộc đời thật sung sướng, chẳng còn mong gì hơn.” Từ Văn Diệu nói thêm: “Cậu có đọc Kim Dung không? Tôi đã thuộc tất cả võ công môn phái trong truyện của ông ấy, hôm này rỗi cậu thử kiểm tra xem.”
Đoạn, nụ cười của anh chợt tắt, nhẹ nhàng nói: “Vivaldi và Kim Dung, theo tôi, rất