
Tác giả: Diệp Lạc Vô Tâm
Ngày cập nhật: 02:50 22/12/2015
Lượt xem: 1341748
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1748 lượt.
ua lôi bà cụ về: “Đã tối rồi, bà mau đi làm cơm đi.”
“Còn sớm mà, tôi muốn trò chuyện thêm với Tiểu Thần chút nữa!”
“Tôi đói rồi.”
“À!” bà cụ rất ngoan ngoãn rời đi, trước khi đi loại quay đầu lại hỏi một câu: “Tiểu Thần à! Bà biết cháu là một đứa trẻ hiếu thảo, sớm về nhà đi, mẹ cháu rất lo lắng cho cháu…”
“Cháu sẽ mà!” Khi anh nói ra, hàng mi buông xuống, từ góc nhìn của tôi vừa vặn có thể thấy sự áy náy nồng đậm trong đáy mắt anh.
Hóa ra đã nhiều năm trôi qua như vậy, trong tim anh vẫn còn tồn tại sự áy náy với mẹ anh.
Tôi đưa tay nhẹ nhàng đặt lên vai anh, muốn an ủi anh một chút, thế nhưng an ủi gì đó đều chẳng giải quyết được vấn đề gì.
Bi ai lớn nhất đời người cũng không quá cái này: Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn nuôi mà người không đợi.
Anh mỉm cười với tôi đang khổ tâm, cẩn thận đặt tôi ngồi lên ghế.
Bác Lữ xin lỗi nói: “Cháu đừng để trong lòng, bà ấy gần đây luôn như thế đấy, lúc nhớ lúc mơ hồ.”
“Không sao ạ. Chân bà xã cháu hình như bị thương rất nặng, phiền bác xem có thể chữa khỏi hay không.”
Bác Lữ xắn quần bò của tôi lên, dùng sức xoay xoay mắt cá chân của tôi một chút, tôi cắn chặt môi, đau đến nỗi mồ hôi lấm tấm trên trán.
Hàn Trạc Thần nắm chặt tay tôi, vẻ mặt thoạt nhìn có vẻ còn đau hơn cả tôi. “Có phải bị thương rất nghiêm trọng không ạ?”
“Sưng thành thế này đây bác cũng không dám nói. Như vậy đi, trước hết bác cho cô ấy đắp cao tiêu sưng giảm đau, quan sát một thời gian nữa rồi hẵng nói.” Ông thấy Hàn Trạc Thần có vẻ mặt đau đớn, cười nói: “Khi cháu bị người ta đánh cho bị thương khắp mình, bác cũng không thấy cháu đau thành như thế này.”
Hàn Trạc Thần che miệng ho nhẹ một tiếng: “Phải mất bao lâu cô ấy mới có thể đi lại được?”
“Những ngày này thì không nên đi lại, cách ba ngày lại qua đây một lần, bác đổi thuốc cho cô ấy, xem tình hình rồi tính.”
“Vâng.”
Bác Lữ giúp tôi bôi thuốc cao xong thì đi lấy thuốc cho tôi, Hàn Trạc Thần im lặng đi tới cạnh tủ bày hàng cũ kỹ, rút tiền trong ví ra đặt vào trong ngăn kéo.
Khi bác Lữ quay lại cũng nhìn thấy nhưng không nhiều lời, xem chừng đã sớm tập thành thói quen.
…
Lúc rời đi, bác Lữ nói với anh: “Nghe nói mấy ngày trước dượng cháu đã trở về từ Australia, muốn mang tro cốt của mẹ cháu đi.”
“Vâng. Ông ấy gọi điện cho cháu nói ở bên kia cô đơn quá. Cháu bảo ông ấy tìm một người bầu bạn, ông ấy lại không chịu.”
“Cháu cũng đừng tự trách mình nữa, cháu đã làm vì mẹ quá nhiều rồi, là bà ấy không có phúc hưởng thôi…”
Anh gật đầu, nhận thuốc từ trong tay bác Lữ, bế tôi rời đi.
Nửa con phố cũng không dài, nhưng anh đi rất lâu mới tới cuối đường, mỗi lần bước một bước đều như đã mệt mỏi rã rời đến độ không còn sức lực bước một bước tiếp theo.
Tôi tựa vào trước ngực anh, ôm anh thật chặt. “Anh không sao chứ?”
“Không sao.” Anh hỏi tôi: “Muốn đi đâu?”
Tôi suýt nữa cho rằng mình đã nghe lầm, xem ra anh thật sự học được cách tôn trọng ý kiến của tôi rồi.
“Quay về khách sạn đị.”
***
Anh bế tôi đến gần xe, vệ sĩ đang chờ bên cạnh xe rất nhanh đi tới mở cửa cho chúng tôi.
Sau khi lên xe, anh nói với người tài xế: “Đi khách sạn Bán Đảo.”
Người lái xe liếc nhìn tôi một cái qua gương, khởi động máy.
“Em có thể hỏi anh một điều không?” Tôi nói.
“Hỏi đi.”
“Vì sao anh lại bị nhà trường đuổi học?”
Anh do dự một lát, không hề trả lời câu hỏi của tôi, mà kể lại một câu chuyện rất dài:
“Mẹ tôi đi theo cha tôi từ năm mười sáu tuổi, mười tám tuổi thì sinh tôi.
Cha tôi mỗi ngày đều đánh bạc uống rượu, về nhà chỉ biết đòi tiền bà, bà chưa hề có một câu oán giận, nhưng tôi luôn nghe thấy đêm khuya bà trốn trong chăn thầm khóc.
Về sau, một người cảnh sát dọn tới đối diện nhà tôi, ông ấy là người tốt, thường qua giúp mẹ tôi làm việc, còn tặng gạo và bột cho chúng tôi ăn, còn nói: ‘Toàn là những thứ bạn bè tặng, tôi không biết nấu cơm.’
Mẹ tôi cũng dần dần thay đổi, thường xuyên cười với ông ấy, còn tìm chiếc váy màu đỏ đã lâu rồi không đụng tới ra mặc.
Khi đó tôi cũng không rõ giữa họ có gì mờ ám, nhưng tôi biết, mẹ rất vui vẻ, nhất là khi trèo lên bệ cửa sổ thấy ông ấy đi tuần về.
Có một ngày, tôi tan học về nhà thấy mẹ ngã ngồi dưới đất, một tay ôm lấy cánh tay đang chảy máu, trong tay bố tôi cầm một chiếc bình rượu vỡ.
Mẹ tôi nhìn ông, khàn giọng quát lên rõ ràng: ‘Cho dù ông có đánh chết tôi, tôi cũng muốn ly hôn với ông.’
Tôi cho rằng cha sẽ đánh chết bà, chạy lên chắn giữa hai người. ‘Cha, không thể!’
Ông ngồi xuống trước mặt tôi, xoa đầu tôi rồi bỏ đi.
Sau đó, ông không quay trở lại lần nữa.
Nửa tháng sau có người đến báo cho mẹ tôi đi… nhận xác.
Một năm sau, mẹ tôi tái giá. Công việc của bà rất nặng nhọc, một ngày ba bữa đều do cha dượng làm, ông ấy nấu cơm rất dễ ăn, dễ ăn hơn mẹ tôi nấu rất nhiều…
Sau khi ở cùng ông ấy, mẹ tôi trở nên rất thích cười, thỉnh thoảng giữa đêm khuya thanh tĩnh, tôi còn có thể nghe thấy tiếng cười hạnh phúc ở phòng bên cạnh.
Năm tôi mười tám tuổi đã biết tình cảm là gì, tôi hỏi bà