
Tác giả: Bukla
Ngày cập nhật: 03:10 22/12/2015
Lượt xem: 1341136
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1136 lượt.
tôi đến trụ sở cảnh sát, trước khi bỏ đi anh ta đưa cho chúng tôi 20 đồng và còn nói nếu gặp người đàn ông nhẫn tâm như bố tôi, anh ta sẽ đánh cho chết luôn.
Thật ra, bố tôi là người đàn ông rất thật thà, nếu đi trên phố mà ông lỡ chăm chỉ nhìn mấy cô gái đẹp thì thể nào cũng bị mẹ tôi vả vào miệng, ông chỉ tranh thủ những lúc mẹ không có ở đó để nhìn trộm thôi. Bố tôi không nỡ bỏ hai mẹ con vì tôi và mẹ đều rất được việc.
Năm ấy tôi tám tuổi.
Công việc rất nhiều nhưng nhà tôi không giàu có, bởi bố mẹ tôi hay kén cá chọn canh, những người già nua tàn tật không phải đối tượng của họ, về cơ bản những người này chẳng có chút màu mè gì để kiếm chác. Nền kinh tế địa phương nghèo nàn cũng là một lý do, khi những lái xe qua đây, chúng tôi phải tốn không biết bao nhiêu nước bọt mới móc được chút tiền từ túi họ.
Có lúc xe đâm người, họ không thèm dừng lại mà nhẫn tâm phi xe qua, nếu không phải vì mẹ tôi cao số thì đã bỏ nghề từ lâu rồi.
Gặp trường hợp đó mẹ tôi vừa nhảy lên vừa chửi bới ầm ĩ ở phía sau: “Đồ trời đánh kia, đâm phải người ta cũng không biết dừng xe lại xem thế nào à?”
Nhà Tứ Mao còn tệ hại hơn nhà tôi, hầu như tất cả các xe chẳng bao giờ thèm đỗ lại, nhưng cũng phải thôi, 10 năm nay ngày nào cũng diễn đi diễn lại 1 trò, họ đã quá quen rồi, đến như chúng tôi xem thôi cũng phát chán rồi.
Sau này có “cao nhân” mách nước bảo mẹ Tứ Mao phải ăn mặc gợi cảm một chút, nhưng mẹ Tứ Mao sau khi sinh thêm đứa nữa lại phát phì ra, mặc quần áo càng thiếu vải càng không chấp nhận nổi. Năm lớp 10 tôi bị đuổi học vì tôi đánh giáo viên ngay trong trường. Về nhà, tôi cũng bị bố nện cho một trận, ông còn mắng tôi: “Đồ mất nết, không lo học hành tử tế, mà nếu có muốn đánh thầy giáo thì cũng phải đợi tốt nghiệp xong chứ! Chỉ còn hai năm nữa mà cũng không đợi nổi, ngu lắm con ạ.”
Năm tôi 19 tuổi thì họ kết hôn, không phải hoàn toàn do công của mấy tờ giấy tôi viết mà nghe nói chú Sáu cùng thím Hoa vào một đêm thanh vắng đã làm cái chuyện “ăn cơm trước kẻng”. Một lần nữa chân lý làm thật hơn nói suông đã được chứng minh rõ ràng.
Có lúc, tôi cũng mắc phải sai lầm, năm ấy tôi viết cho chính mình một bức thư tình vào một đêm trăng không sao, rồi đem thả vào cửa sổ phòng nàng Hương Tú nhà cô Tư, mãi chẳng thấy nàng hồi âm, gặp tôi, nàng vẫn như không có chuyện gì.
Mối tình đầu của tôi thất bại như vậy đấy, sau này tôi đã tìm ra nguyên nhân, thường thì thư tôi viết hộ toàn thư nặc danh nên bức thư của chính mình tôi cũng quên không ký tên.
Khi tôi viết thư, mẹ thường ngồi bên nhìn một cách đầy tự hào, có lúc bà nói: “Tiểu Cường nhà ta rất có dáng của một vị giáo sư, với trình độ thế này mai sau có thể vào thành phố làm ăn được.”
Giấc mơ đầu tiên hồi bé của tôi là được làm một thầy giáo mẫu mực, năm lớp hai tôi bị thầy giáo phạt đứng ngoài sân vận động vì nói chuyện với đứa bạn cùng bàn. Khi ấy, tôi thề sau này lớn lên nhất định phải trở thành thầy giáo, mà phải trở thành giáo viên chủ nhiệm lớp con trai thầy giáo tôi, khi ấy tôi sẽ có cơ hội đuổi con thầy ra khỏi lớp.
Mẹ nấu món mì trứng vào dịp mừng sinh nhật tôi vừa tròn 20 tuổi, món này làm đơn giản với một túi mỳ ống mua ở cửa hàng trong thị trấn, hai quả trứng cùng với dầu hào và hành hoa, những lần trước mẹ chỉ cho tôi một quả trứng nhưng lần này lại là hai quả.
Đến chiều, chú Năm tặng tôi món quà, đó là cái hộp nhỏ được gói bằng giấy màu, tôi háo hức mở quà, bên trong là chiếc điện thoại di động. Tôi chỉ mới được nhìn di động trên phim ảnh, giờ đã có một cái của riêng mình, màu hồng xinh xắn, bên trên có dán hình một con mèo, vỏ điện thoại hơi cũ, có lẽ đã dùng qua rồi.
Tôi nhìn chú Năm với chút ngờ vực, chú hơi ngượng ngùng nói: “Hôm qua khi vào thành phố có một cửa hàng mới khai trương, người đông như trẩy hội, tao móc trộm được của một cô gái đấy.”
Hóa ra là vậy, nhưng dù thế nào đi nữa nó cũng là một chiếc điện thoại di động, tôi vào phòng, nằm trên giường và rút điện thoại ra chơi. Tôi nghe đi nghe lại những bản nhạc chuông vui tai, càng nghe càng mê tít. Bỗng chuông điện thoại kêu làm tôi giật bắn mình, tôi thử nhận điện thoại xem thế nào, phía đầu dây bên kia là giọng một đứa con gái nhẹ nhàng: “Alô”, thấy có người nghe máy, nghe giọng cô ta có vẻ như hơi lo lắng.
Cô ấy hỏi tôi: “Xin hỏi anh là ai vậy? Đây là điện thoại của tôi.”
Tôi trả lời: “Vậy à, tôi mua nó ở cửa hàng điện thoại bên đường.”
Tôi nghe tiếng thở dài thườn thượt phía bên kia, cô ấy nói: “Anh có thể trả lại cho tôi được không, đây là món quà mà bố tôi mua tặng, nó rất quan trọng đối với tôi…”
Quà của bố tặng đúng là rất quan trọng. Nếu tôi làm mất món quà của mẹ tặng, tôi cũng sẽ rất lo lắng và buồn. Vì thế tôi nghĩ ngay đến việc bán nó, một vật vừa có giá trị vừa là vật kỷ niệm, nếu đưa ra giá quá thấp chẳng khác nào hạ thấp tình cảm tốt đẹp giữa hai bố con cô ấy, do đó tôi quyết định nâng cao giá bán chiếc điện thoại.