
Tác giả: Thi Định Nhu
Ngày cập nhật: 03:10 22/12/2015
Lượt xem: 134592
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/592 lượt.
ôi, trừ việc có cái bằng học vị Tiến sĩ ra, tình hình cũng chẳng khá hơn cô là mấy. Nhưng dáng vẻ của anh ta lại rất lão luyện, có một vị giáo sư từng nói, chỉ có giáo viên “pro” nhất mới đến lớp vào phút chót trước khi vào tiết. Hứ! Thái Hồng mắng thầm, Quý Hoàng anh là cái thứ gì chứ? Nếu không có sự quấy rối của anh hôm nay, tiết dạy đầu tiên trong đời tôi cũng chẳng đến nỗi thảm hại như thế này, tâm hồn thuần khiết và tinh thần luôn phấn đấu vươn lên của tôi cũng không phải chịu tổn thương nặng nề đến thế.
Thái Hồng dùng suy nghĩ của mình thỏa sức đánh Quý Hoàng đến bầm giập. Bước qua một dãy cây hoa quế, cô lại bắt gặp hắn. Ra là tiết học của hắn cũng đã xong, nhưng vẫn chưa rời đi, có đến mấy sinh viên đang vây quanh hắn.
Cô dừng bước, đứng sau lưng hắn, vẻ mặt trầm tĩnh đứng đợi.
“Thầy ơi, em vẫn có chút không hiểu tiểu thuyết phức điệu là gì. Ý thầy là chỉ các loại hình thái ý thức hoặc tiếng nói hoàn toàn khác nhau cùng xuất hiện trong một bộ tiểu thuyết?”
“Ừ. Ý thầy muốn nói là tác giả không có thái độ phê phán đối với những tiếng nói đó. Ông không phải muốn đem tất cả những tiếng nói khác nhau đó biên tập thành một tiếng nói thống nhất để làm cái loa phát ngôn cho ý thức của cá nhân mình, mà muốn những tiếng nói đó xuất hiện một cách tự nhiên.”
“Thưa thầy, em vẫn còn một câu hỏi, liên quan đến lý thuyết Carnaval hóa…”
“Đừng vội, vấn đề này thầy sẽ giảng kỹ ở tiết sau.”
“Thầy ơi, Bakhtin và Todorov…”
Thái Hồng lẳng lặng đứng đợi suốt ba mươi phút, những em sinh viên đó mới lục tục đi về hết. Quý Hoàng cũng xoay người định bước đi, chợt trông thấy cô, anh thoáng ngẩn ra, rồi dừng lại:
“Cô Hà, cô có vấn đề gì à?”
Thái Hồng lườm anh, hít một hơi thật sâu: “Tôi chẳng có vấn đề gì cả. Anh đang dạy về chủ nghĩa hình thức Nga à?”
“Phải.”
“Nói vậy thì, cả tháng nay anh dạy Phê bình mới? Cả môn này chỉ có một mình anh dạy thôi sao?”
Thái Hồng thầm tính, môn học này thường bắt đầu dạy từ Phê bình mới, tiếp theo đó là Chủ nghĩa hình thức Nga, theo như tốc độ giảng dạy một tháng một trường phái của anh chàng này, thì đây là môn học của cả năm học. Ở khoa Văn của các trường đại học thì môn thiên về lý luận thế này là một môn học rất phức tạp, chuẩn bị giáo án khó, ít điểm thú vị, không dễ thu hút sinh viên, thường sẽ do những vị giáo sư có kinh nghiệm nhất đảm nhiệm việc giảng dạy chính, hầu hết các trường hợp sẽ do mỗi giáo viên tinh thông một trường phái thay phiên nhau dạy. Thái Hồng còn nhớ, lúc trước, khi cô học môn này có đến bảy giáo sư khác nhau giảng dạy, kết quả, cô thầm ném một câu nhận xét chẳng chút nể nang về phía người thầy giảng chủ nghĩa giải cấu trúc: “Thưa thầy kính mến, thầy đã thành công trong việc khiến em chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì, em cảm thấy thầy thực sự không biết mình đang nói về cái gì.”
“Đúng. Cô Hà có ý kiến gì đối với đề cương của tôi à?”
“Không. Tôi chỉ muốn tìm cơ hội bắt chuyện với anh thôi.”
“Bắt chuyện?” Anh nhìn cô với ánh mắt nghi ngờ. “Tại sao?”
“Uhm… Hồi nãy cô Trần gọi điện cho tôi, nói phòng học đó đúng là của anh.”
“Ồ.” Anh cúi đầu nhìn đồng hồ.
“Tôi sai rồi, xin lỗi anh. Để thể hiện sự hối lỗi của mình, tôi mời anh ăn cơm nhé!”
“Cô không cần khách sáo, tôi không đói.”
“Tôi cũng có vài vấn đề học thuật muốn thỉnh giáo anh.”
“Lần sau đi.”
“Là thế này, con người tôi rất ghét bị người khác lợi dụng sự áy náy của mình. Để không cho anh có được cơ hội đó, bữa cơm này tôi nhất định phải mời anh.”
“Từ trước đến giờ tôi chưa từng lợi dụng sự áy náy của người khác.”
“Chỉ là bữa cơm nhạt, ở ngay trong căng tin thôi mà.”
Thái Hồng cảm thấy giọng điệu mình lúc này hơi giống đang van xin, thế mà anh chàng này chẳng chịu nể mặt chút nào. Cô nở nụ cười gượng gạo, nhưng vẫn cố đứng chắn ngang lối đi của anh.
Quý Hoàng cúi đầu ngẫm nghĩ một lát, cuối cùng nói: “Được thôi.”
[1'> Lâm Bưu, tên khai sinh: Lâm Dục Dung (1907 – 1971): là một nhà hoạt động chính trị và quân sự của Trung Quốc, nguyên soái của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng.
Quý Hoàng đẩy chiếc Merida từ bãi đỗ xe ra, hình như anh là một người yêu thích xe đạp địa hình.
Thái Hồng cũng rất thích đạp xe, giống người cha làm tài xế taxi của mình, Thái Hồng rất thích loay hoay với mấy thứ máy móc. Nhưng từ khi chiếc xe mới toanh thứ ba của cô bị mất trộm trong khuôn viên trường, cô đã từ bỏ việc đạp xe, chuyển sang ngồi xe buýt đi làm.
“Anh thích ăn ở căng tin bên nào? Khu Đông? Khu Bắc? Khu Tây? Hay khu Sướng Xuân Viên?” Thái Hồng hỏi.
“Có gì khác nhau sao?”
“Đương nhiên là có! Món Tứ Xuyên và đồ xào ở khu Đông được lắm. Canh và lẩu ở khu Bắc thì ngon. Khu Tây nổi tiếng về bánh và hải sản. Còn khu Sướng Xuân Viên hả, chủ yếu là món phương Bắc. Thầy Quý là người ở đâu?”
Nói đến các sự tích ở ngôi trường này, Thái Hồng vô cùng rành rẽ. Dù sao cô cũng trụ ở đây bảy năm rồi, lại là người bản địa, đối với lịch sử, hiện tr