Disneyland 1972 Love the old s

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Thiên Sơn Mộ Tuyết

Thiên Sơn Mộ Tuyết

Tác giả: Phỉ Ngã Tư Tồn

Ngày cập nhật: 04:00 22/12/2015

Lượt xem: 1341341

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1341 lượt.

t ra những điều gì. Tôi cố tỏ vẻ mối quan hệ qua loa giữa tôi và Lâm Tư Nhàn tốt đẹp hơn bao giờ hết, cho dù là từ ngày tốt nghiệp đến giờ, chúng tôi chưa gặp mặt nhau lấy một lần.
Đến Duyệt Oánh còn bị tôi qua mặt trót lọt, cô ấy tưởng tôi gặp bạn cũ nên phấn khích quá đà. Duyệt Oánh gắp ít thịt dê đặt vào đĩa của tôi:
- Này, ăn mau đi, chẳng khác nào sông Hoàng Hà, cứ thao thao bất tuyệt thôi!
Tôi toét miệng cười, gắp thịt dê bỏ vào miệng. Tiêu Sơn cũng nhúng cho Lâm Tư Nhàn một muôi thịt, Lâm Tư Nhàn nũng nịu nói:
- Mỡ thế này… làm sao em ăn được?
Tiêu Sơn cầm đũa lựa từng miếng thịt mỡ bỏ ra cho cô nàng. Tôi vẫn cắm cúi vào món kiệu muối, bỗng Triệu Cao Hưng lên tiếng:
- Anh, anh nhìn Tiêu Sơn với bạn gái cậu ấy kìa, người ta đằm thắm thế chứ, còn anh chỉ biết ăn cho ấm cái thân mình thôi, chẳng quan tâm đến chị dâu gì cả.
Tôi suýt chết nghẹn vì củ kiệu đó, Mộ Chấn Phi lườm Triệu Cao Hưng nhưng vẫn tủm tỉm cười khoe hàm răng trắng bóng và má lúm đồng tiền đẹp mê hồn:
- Chú khích anh chơi trò xun xoe, bợ đỡ hả, anh không dại đâu.
Triệu Cao Hưng liền phá ra cười, rồi nhanh tay vớt cho Duyệt Oánh một muôi thịt dê:
- Anh không xun xoe thì để em xun xoe vậy! 
Duyệt Oánh dùng đũa gõ vào chiếc thìa phát ra tiếng tinh tinh tang tang vui tai, cả bọn ăn uống tưng bừng, cười nói rôm rả.
Trong cả cuộc đời tôi, đây là bữa ăn mệt mỏi nhất, tôi dồn toàn bộ sức lực vào việc ăn, đồng thời ép mình không được nghĩ ngợi lung tung nữa.
Sau đó, Triệu Cao Hưng gợi ý đi hát karaoke, hình như Tiêu Sơn và Lâm Tư Nhàn cũng hào hứng muốn đi. Chỉ mình tôi là bải hoải, không muốn gắng gượng thêm nữa, bèn kiếm cớ thứ Hai có bài báo cáo thí nghiệm cần nộp, phải về để làm cho xong.
Mọi người nhất trí đi hát, riêng Mộ Chấn Phi tiễn tôi về. Lúc đầu tôi còn từ chối, bảo mình tôi về được rồi nhưng Duyệt Oánh một mực nói:
- Thôi, để anh ấy đưa cậu về.
Lại thêm Triệu Cao Hưng cũng nói góp vào, tôi chẳng còn hơi sức để tranh cãi, bèn theo Mộ Chấn Phi đi về.
Cuối tuần, trong trường vẫn nhộn nhịp. Qua cổng Tây, chúng tôi chọn con đường tắt vắt qua một khoảng đồi. Trên đồi trồng toàn cây mai, phần lớn được trồng từ những năm đầu mới thành lập trường từ thời Dân quốc. Cứ đền mùa hoa mai nở, hương thơm ngào ngạt khắp núi đồi, thậm chí nhiều đoàn du lịch còn chọn nơi này làm địa điểm tham quan. Bước sang mùa hoa nở, hầu như ngày nào cũng thấy hướng dẫn viên du lịch giơ cờ, dẫn rất nhiều đoàn khách du lịch tấp nập đổ về trường, thưởng ngoạn cảnh mai nở.
Buổi tối, con đường trở nên vắng lặng, xa lắm mới gặp ánh đèn đường, lối nhỏ quanh co, khúc khuỷu, đi được một lúc, cả người tôi đã đẫm mồ hôi, may mà nơi đỉnh đồi xa xa có đình nghỉ chân. Trong đình đặt đôi câu đối do một vị học sĩ đề, nét chưa hao hao lối viết thảo răn rỏi của Chúc Hy Triết[1'>, cây cột trụ bằng gỗ đăng đôi câu đối ngày xưa mới được trường cải tạo thành đá cẩm thạch từ hai năm trước. Thời kỳ Cách mạng Văn hóa, vị học sĩ này không chịu nổi phê đấu[2'>, sau trầm mình tự tử ở hồ Minh Nguyệt dưới chân đồi nên mỗi lần ngắm hàng câu đối cuồng thảo: “Gió mát trăng thanh hẵng chiếu rọi”, phần lớn học sinh đều có cảm giác thần bí mà thê lương. Nơi đây còn được mệnh danh là ngọn đồi tình nhân của trường, một nơi lý tưởng cho việc hẹn hò. Tôi cực kỳ nghi ngờ nam sinh trường mình thích rủ bạn gái lên đây để kế mấy chuyện ma quái, dọa mất cô nàng thần hồn nát thần tính, sau đó tranh thủ gần gũi người đẹp.
[1'> Chúc Doãn Minh (1460-1526): tên chữ là Hy Triết, hiệu Chi Sơn, là một thư pháp gia kiệt xuất đứng đầu Thư phái vùng Ngô trung, mọi người nhận định ông là thư pháp gia đệ nhất triều Minh.
[2'> Phê đấu: một thuật ngữ phổ biến trong thời kỳ “đại cách mạng văn hóa của Trung Quốc”, viết tắt của “phê phán” và “đấu tranh”.
Ban đầu tôi đi rất chậm, Mộ Chấn Phi cũng tà tà nối gót theo tôi, lê từng bước chậm chạp.
Trông bộ dạng lề mề của tôi, anh ta lại tưởng tôi đã thấm mệt, liền nói:
- Hay nghỉ một chút nhé!
Thực ra từ bấy đến giờ, tôi luôn có cảm giác lồng ngực mình căng phồng, Mộ Chấn Phi vừa dứt lời, toàn bộ chân khí trong tôi tiêu tan như một kẻ luyện võ. Tôi ngồi phịch xuống hàng ghế trên đình nghỉ chân, sau lưng là lan can gỗ lim cứng ngắc. Trường tôi có tuổi đời hơn trăm năm, trăm năm qua biết bao người đã từng ngồi ở đây. Thời trẻ sôi nổi, việc nước phê bình, văn chương chiến đấu[3'> nhưng chung quy ai mà chẳng phải về với cát bụi.
[3'> Hai câu thơ trích trong Thấm viên xuân – Trường Sa của Mao Trạch Đông.
Mộ Chấn Phi ngồi xuống cạnh tôi, rút bao thuốc, lịch sự hỏi:
- Anh hút thuốc được không?
Chưa bao giờ tôi thấy Mộ Chấn Phi hút thuốc, nhưng thỉnh thoảng cũng thấy Mạc Thiệu Khiêm hút một điếu. Lúc ấy mà có tôi ở bên, hắn thường lịch thiệp hỏi:
- Được không?
Giờ tôi mới để ý, thì ra Mộ Chấn Phi cũng là con nhà gia giáo, tử tế. Nghĩ lại mới thấy anh ta làm gì cũng chắc chắn, từ tốn, tự tin, chắc hẳn gia đình anh ta phải thuộc tầng lớp trung lưu trở lên. Sở dĩ trước kia tôi không hay để ý là bởi lần nào tụ