
Tác giả: Tào Đình
Ngày cập nhật: 02:51 22/12/2015
Lượt xem: 134986
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/986 lượt.
cảm hơn cả bố đấy! – Tôi nói chắc chắn.
Tôi đã nói sự thật. Thằng con bốn tuổi dũng cảm hơn tôi.
Chẳng bao lâu sau, thằng bé liền say ngủ yên lành.
Lúc tôi đi cùng mẹ ra khỏi phòng bệnh, nắng chiều liền vào tràn ngập phòng bệnh, chiếu vào chiếc xe tăng, cũng chiếu vào cả thằng bé đang say giấc, trông nó rất thanh thản, rất yên tâm, giống y như một thiên thần trong trắng đang nhẹ nhàng đón nhận những an ủi của Thượng đế.
Con trai tôi đấy.
Cùng mẹ quay về con ngõ nhỏ nơi tôi đã sinh ra, nơi chẳng có những ồn ào và xa hoa của Thượng Hải, nơi chỉ có những con đường yên tĩnh và những con người hiền lành.
Ban ngày những người đàn ông đều ra ngoài đi làm, phụ nữ ngồi dưới ánh nắng trước cửa nhà chậm rãi đan len, thinh thoảng chạy qua chạy lại, nói chuyện về những tin tức nhà này nhà khác. Những đứa trẻ chưa đến tuổi đi học thì cả ngày ngồi cởi truồng chạy nhông nhông.
Đấy là một ngày đẹp đẽ.
Những ngôi nhà đều không cao, cao nhất là bốn tầng. dây điện thoại, dây tivi chăng ngang ngang dọc dọc suốt những con đường, nối từ nơi này đến nơi khác. Nhà nào có lắp cửa chống trộm thì nhà đó đương nhiên sẽ được coi là giàu có. Những bức tường vốn màu trắng, qua bao năm nhuốm bụi thời gian, giờ đều đen sì sứt mẻ, lại còn bị lũ trẻ con vẽ lên đủ những thứ chúng thích. Những tờ thông báo, truyền đơn dán khắp nơi khiến khung cảnh càng đặc trưng tỉnh lẻ.
Đồng hồ nước lắp ở mỗi tòa nhà, phủ đầy bụi tích tụ bao năm, bụi lẫn với dầi mỡ, khiến những màng nhện chăng đầy cũng dính cả lại.
Con đường đá bao năm bị những bàn chân giẫm lên, giờ thành ra nhẵn bóng. Con đướng đi giữ hai dãy nhà rất hẹp, người đàn bà ở tần một lúc nấu cơm thậm chí có thể nhìn được rõ cả những thức ăn của nhà đối diện.
Nhà thấp, nên bầu trời lại thành ra cao hơn những nơi khác.
Bầu trời quê tôi không phải màu xanh xám mờ đục như ở Thượng Hải mà cao và xanh ngắt.
Một thiếu nữ cong lưng cúi xuống gọi đầu bên giếng nước. dưới ánh mặt trời, những giọt nước nhỏ xuống từ mái tóc cô lóng lánh. ở đầu ngõ, những cụ già chọn những chỗ có ánh mặt trời mà đàm đạo. cụ ông châm điếu thuốc lào, nhìn cụ bà đang cằn nhằn kêu ca.
Những tiếng rao vang lên không ngớt: “Tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy nước nóng, đồ điện hỏng bán đêêê!” Tiếng rao từ đầu nhánh sông dội lại, xuyên qua những con ngõ nhỏ yên tĩnh, nghe rất đặc biệt, lanh lảnh mà xa xôi.
Quê tôi đấy!
Giống như bát mì mẹ làm vội buổi sáng, (không có xa xỉ, không có phồn hoa, không được tô điểm những màu sắc rực rỡ), chỉ là một bát thân tình sâu đậm tụ lại, tỏa một mùi phụ nữ đang nấu cơm.
- A! Chị Thục Bích à, con giai về rồi đấy hả?
- Vâng! Ha ha!
- Thế là coi như gia đình đoàn tụ rồi nhỉ!
- Vâng, đúng rồi, đúng rồi!
Mẹ thường không thích nói nhiều, mẹ chỉ gậu đầu vui vẻ.
Mẹ năm nay 60 tuổi, tôi là con trai nhỏ của bà. Vốn trước tôi, mẹ cũng có một câu con trai, hồi trước nhà khó khăn quá, anh trai tôi vì đói quá ăn nhầm đồ độc, đã mất. sau này chỉ còn lại mình tôi.
Tôi giờ 30 tuổi, tôi đi sau mẹ, thấy mẹ thật sự đã già rồi.
Mái tóc bạc phơ, búi chặt một búi, chiếc kẹp tóc sắt đã dùng hơn mười năm nay vẫn cài trên tóc mai của bà.
Một tay mẹ xách làn, trong làn là cân thịt nạc vừa tiện mua trên đường, tay kia vắt sau lưng, chân đi đôi giày vải, chậm rãi bước trong nắng chiều.
Lưng mẹ hơi còng rồi.
Giây phút đó, tôi chợt muốn ghi lại hình ảnh mẹ lúc ấy, ghi lại hình ảnh mẹ sáu mươi tuổi chậm bước trên con ngõ nhỏ. Trong mắt con trai, mẹ già đi đàng trước, cũng cũ kỹ như ánh nắng chiều, làm lóe ra những luồng ánh sáng rực rỡ, soi sáng cho con trai.
Người mẹ tóc đã bạc của tôi đấy.
Một tuần sau, con trai tôi ra viện, lại có thể chạy nhảy vui đùa.
Tôi bắt buột phải về Thượng Hải ngay, lòng dạ tôi hướng về nơi ấy, những việc ấy, những người ấy.
Hôm trước ngày tôi đi, hình như Hân Hân cũng linh cảm được điều gì, nó cứ khóc suốt. Thằng bé dính tôi quá rồi, biến thành cái đuôi im lặng theo tôi cả ngày. Khỏi bệnh rồi, nó lại quay về tính cách cố hữu, ít nói ít cười, dáng vẻ yếu đuối, cái mũi hít thở đều đều theo quy luật tự nhiên.
Oán giận chán rồi, tôi lại nhìn khuôn mặt nó mà nghĩ xem đây là trách nhiệm của ai.
Buổi tối, lúc rửa chân, mẹ tôi ngồi bên nói linh tinh đủ thứ chuyện, nói Hân Hân sắp đi học rồi. Tôi im lặng, biết mẹ đang thăm dò ý mình, muốn tôi đưa quyển sổ tiết kiệm cho bà.
Muốn ngủ nhưng không ngủ lại được nữa.
- Hân Hân? – Tôi gọi nhỏ, thử xem nó đã ngủ chưa.
Trẻ con chẳng biết giả vờ, nó nghe tôi gọi liền lập tức quay lại, sung sướng đáp:
- Dạ!
- Sao tự nhiên lại thích nghe kể chuyện?
- Bởi vì… mấy đứa nhà khác, bố chúng nó… đều hay kể chuyện cho chúng nó nghe! Bố… bố biết kể không?
Thằng bé nói, ngắt quãng không liền mạch được.
Bỗng nhiên tôi cảm thấy đau lòng, không ngại ngùng gì nữa, ôm chặt nó vào lòng. Tôi nói:
- Bố biết kể chuyện Tam quốc diễn nghĩa ! Có muốn nghe không?
Thằng bé có vẻ không ngờ mình lại được chiề