
Tác giả: Tang Thượng
Ngày cập nhật: 02:49 22/12/2015
Lượt xem: 1341538
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1538 lượt.
ới lòng động không? Ông đưa ra giả thuyết cũng có thể lúc bấy giờ Hoàng Thái Cực đã dùng loại khóa tuyệt môn lục bát thuật để cất giấu báu vật. Nhưng đến thời vua Khang Vy, đã có một cao thủ của Kiện môn xuống dưới đó, dùng chiếc khay sứ này để đánh tráo với bảo bối kia. Trong giới Kiện môn có lưu truyền thuật Thiên giới với sức mạnh vô cùng thần kì, nên có lẽ chiếc khóa tuyệt môn kia đã bị thuần phục.
Nghe những giả thuyết đó, tôi lập tức đứng dậy phản pháo:
- Chú Tư, có phải chú đang nghi ngờ người phái Kiện môn chúng cháu phạm tội giết người không? - Vừa dứt lời, tôi mới sực nhớ ra, phái Kiện môn và Đạo môn cũng đã từng có giai đoạn tranh giành chém giết lẫn nhau, xem ra không phải không có người xấu. Nghĩ vậy, tôi cố kìm lòng và từ từ xuôi theo những lời phân tích của Trưởng phòng Tư.
Lão Ngũ đang vân vê mấy sợi râu thưa dưới cằm, đột nhiên cất tiếng:
- Mẹ kiếp, vậy là ta đoán không sai mà, chắc chắn là có đứa đến nẫng tay trên bảo vật trước ta rồi. Vậy đã điều tra ra tên đó là ai chưa?
Tôi cũng rất muốn biết tên ăn trộm kia rốt cuộc là ai, có phải khi đó hắn đã bị đồng bọn giết hại rồi cướp mất bảo vật không, chẳng trách trên vách hang lại có nhiều vết dao như vậy.
Trưởng phòng Tư không nói gì mà chỉ rút một tập tài liệu trên bàn rồi đẩy tới. Tôi nhìn thấy tiêu đề của tập tài liệu là: Kết luận pháp y liên quan đến mẫu da người và mẫu tóc lấy từ địa cung dưới lòng Cố Cung Thẩm Dương, mép tài liệu còn in dấu đỏ “Tuyệt mật”. Tôi cầm lấy, tiện tay giở qua vài trang, bên trong toàn là những thuật ngữ chuyên môn mà tôi không thể hiểu nổi.
Chị Giai Tuệ ngồi bên cạnh thấy vậy liền giải thích kĩ càng hơn cho tôi. Cái xác khô mà chúng tôi nhìn thấy tại hiện trường, cổ họng đã bị xiết đứt, chứng tỏ người đó đã bị sợi dây da lừa thít chặt cho đến chết; hơn nữa, trên cơ thể lại không có vết thương nào khác, nên nguyên nhân gây tử vong không có gì phải đắn đo nữa. Dựa vào những kết quả phân tích pháp y về mẫu da và tóc thì thời gian người này chết trong khoảng từ ba trăm hai mươi năm đến ba trăm ba mươi năm về trước, vừa đúng với thời gian vua Khang Hy đăng cơ lên ngôi và ra thông báo bị mất bảo vật. Đồng thời, qua khám nghiệm xương rút ra kết luận, người này bị giết chết khi mới bốn mươi mốt tuổi. Thậm chí rốt cuộc người này là ai, ta cũng có thể tìm ra.
Nói đến đây, chị Giai Tuệ quay sang nhìn La Hoán Văn. La Hoán Văn gật đầu, đứng dậy cầm bức ảnh chụp cái xác khô, rồi chỉ cho chúng tôi thấy những con rồng nhỏ màu vàng được thêu trên cổ áo.
Tôi nhìn ngắm một lúc lâu vẫn không phát hiện ra những con rồng đó có gì khác lạ, nhưng Lão Ngũ ngồi bên cạnh đã lập tức thốt lên:
- Kim Long ngũ chỉ! Là rồng năm ngón sao? Mẹ kiếp, lúc đó không kịp để ý, cái này mới đúng là… hay đấy, hay đấy!
La Hoán Văn mỉm cười đồng tình:
- Con mắt của Hắc tiền bối thật là tinh tường, đây chính là rồng năm ngón.
Tôi vội vàng nhìn lại kĩ hơn, những con rồng đó đúng là có năm ngón chân, bốn ngón ở phía trước và một ngón ở phía sau, thế nhưng tôi không rõ những ngón chân này thì nói lên điều gì?
La Hoán Văn tận tình giải thích cho tôi biết, rồng Trung Quốc đầu tiên không phải là năm ngón, mà là từ ba ngón, bốn ngón phát triển thành. Từ triều đại nhà Nguyên, chỉ có người trong hoàng thất mới được sử dụng hình tượng rồng năm ngón, đến các vương tôn cũng chỉ được dùng hình tượng rồng ba ngón hoặc bốn ngón mà thôi. Những con rồng năm ngón thêu trên cổ áo chứng tỏ rằng người này thuộc hoàng tộc Mãn Thanh. Đặc biệt túm tóc phía sau tết theo kiểu đuôi chuột dài, đó là một kiểu tóc đặc trưng của thời tiền Thanh; đến tận thời hậu Thanh mới dần dần biến đổi thành kiểu đầu âm dương mà ta vẫn thường nhìn thấy trên tivi, tức là cạo trọc nửa đầu trước và phần tóc ở nửa đầu sau tết thành bím dài.
Càng nghe tôi càng cảm thấy những bí mật này thật thú vị. Xem ra cái xác khô này đúng là hoàng thân quốc thích thật, thế nhưng người này xuống dưới địa cung làm gì, để rồi bị một cao thủ Kiện môn thít cổ chết?
La Hoán Văn lại lấy ra hai tấm hình khác, lần lượt mang hình ảnh hai con dao nhỏ và dài; trong đó một con dao nằm cạnh xác khô, con còn lại đặt trên nền vải nhung đỏ trong tủ kính.
La Hoán Văn nói với chúng tôi rằng: Con dao thứ hai đang cất giữ tại viện bảo tàng Cố Cung Thẩm Dương, đó là vật bất li thân của Thái Tông Hoàng Thái Cực, hiện nay nó là cổ vật cấp một của quốc gia; lưỡi dao thứ nhất chụp nằm cạnh cái xác có hình dạng y hệt như thế, và chắc chắn cũng là lưỡi dao của người trong hoàng tộc. Ông tiếp tục lấy ra một bức ảnh khác chụp viên Tinh ngọc Hòa Điền màu vàng và tiếp tục giảng giải:
- Trên người xác khô có đeo một miếng ngọc màu vàng, màu vàng là màu của hoàng gia, hơn nữa lại là loại ngọc Tịnh cực kì quý hiếm, những người bình thường trong hoàng thân quốc thích cũng không được phép dùng nó, thế nên người này rất có thể chính là: Hoàng đế!
Nghe tới đây, tôi bỗng rùng mình, cảm thấy thực sự hoảng hốt. Trời ạ! Hoàng đế ư? Điều