XtGem Forum catalog

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Thiên Tỏa

Thiên Tỏa

Tác giả: Tang Thượng

Ngày cập nhật: 02:49 22/12/2015

Lượt xem: 1341525

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1525 lượt.

tầm mắt nhé. Hay đấy, hay đấy!
Lão Ngũ cầm lấy tấm biển loay hoay nhìn ngắm một hồi, bỗng lão trợn mắt:
- Mẹ kiếp, hay đấy! Ít nhất cái này cũng phải có trên dưới bốn mươi năm, thì ra lão Sở cũng biết đường chuẩn bị trước.
Tôi khó nhọc nuốt nước bọt, một cảm giác ớn lạnh bao phủ lên người, bốn mươi năm trước làm gì đã có tôi, tại sao ông nội lại phải làm trước tấm biển này? Tôi lập tức liên tưởng tới chiếc đĩa sứ mang hình sơn thủy, hình như nó cũng là một vật xuất hiện vào thời điểm rất không nên xuất hiện. Thế nhưng nguyên do xuất hiện của chiếc đĩa sứ kia đã được tìm thấy, đó là bị người khác đánh tráo, vậy còn tấm biển mang tên tôi thì giải thích thế nào đây, chẳng nhẽ cũng bị người ta đánh tráo nốt?
Chị Giai Tuệ hơi chau mày, rồi bỗng nhiên thốt lên:
- Độ nông sâu của chiếc hộp có gì đó là lạ, chắc phải còn một lớp nữa, Lan Lan, em nhìn lại chiếc hộp xem.
Tôi nhìn vào lòng hộp, quả nhiên, chúng tôi mới mở được một phần ba, đây chẳng qua chỉ là lớp đáy giả mà thôi. Tôi lập tức nhấc lớp đáy ra, phía dưới lại là một lớp vải nhung khác, bên trên đặt một mảnh trúc màu vàng xanh, chiều dài vừa đúng một đốt. Hai đầu mảnh trúc được vạt nhẵn, qua màu sắc và thớ trúc, có lẽ nó đã được đặt vào đây từ rất lâu rồi. Ông nội đã từng dặn, bên trong chiếc hộp này đều là bảo bối của Kiện môn, lẽ nào mảnh trúc này cũng là một trong số đó?
Tôi đang lan man suy nghĩ, thì Lão Ngũ đã nhanh tay nhấc lớp đáy thứ hai lên. Phía dưới cùng đặt một cuốn sách nhỏ mỏng tang màu xanh nhạt, mép hơi quăn và sờn rách, xem ra nó đã rất cũ, trên trang bìa có một khoảng trắng ghi Giải kiện tập lục bằng lối chữ Khải vuông vắn. Nhìn dòng tên sách, nếu tôi đoán không nhầm thì đó là cuốn sách bí truyền ghi lại những kinh nghiệm mở khóa vi diệu mà tổ tiên truyền lại.
Tôi đặt tấm biển đen, mảnh trúc cùng cuốn Giải kiện tập lục lên trên mặt bàn, đờ đẫn nhìn chúng hồi lâu, tại sao tấm biển đen lại khắc tên tôi, và mảnh trúc kia tượng trưng cho điều gì?
Lão Ngũ thò tay cầm cuốn Giải kiện tập lục lên, liếc nhìn tôi rồi nói:
- Nhóc con, nhìn đủ chưa, để lão già này đọc trước xem thế nào nhé!
Tôi chưa kịp trả lời thì lão đã cầm cuốn sách lật giở qua loa vài trang. Tôi tiến lại gần lão, trang sách chi chít những chữ phồn thể to bằng hạt đậu tương, không phân hàng lối, nên không rõ nội dung bên trong viết cái gì. Trang cuối cùng của cuốn sách là hình hai bàn tay đang xòe ra, lòng bàn tay và mười đầu ngón tay chằng chịt những vết sẹo. Có những vết kéo dài, có vết hình tròn, hình tam giác, hình móng ngựa, còn một vài đường rãnh to nhỏ khác nhau, đặc biệt chúng được phân bổ theo một trật tự quy củ, nhưng mỗi tay là một hình khác biệt…
Nhìn hình ảnh đó, tim tôi bỗng đập thình thịch, chỉ vào hình ảnh bàn tay trong sách rồi la toáng lên đầy phấn khích:
- Đây chính là sơ đồ sẹo tay, giống y hệt của ông nội cháu, chính mắt cháu đã nhìn thấy rồi mà.
Lão Ngũ liếc đôi mắt dài và nhỏ ti hí sang tôi, gật gù nói:
- Tay chân chi chít sẹo thế này, mẹ kiếp, cũng thảm thật!
Chị Giai Tuệ cầm tấm biển đen lên, chậm rãi phân tích:
- Chiếc hộp càn khôn này là vật gia truyền của nhà họ Sở, bên trong cất giấu cuốn sách bí truyền thì không có gì đáng nói, nhưng còn tấm biển đen và mảnh trúc thì không thể hiểu nổi. Lão Ngũ, lão thấy sao?
- Để ta xem lại đã, không khéo bên trong đó còn giấu bí mật khác. - Lão Ngũ lên tiếng.
Chị Giai Tuệ như muốn tránh những nghi ngờ không đáng có, nên đã tự động đứng dậy đi ra ghế sofa ngồi chờ.
Lão Ngũ lật giở kĩ càng từng trang sách, vẻ mặt cũng rất lạ, lúc thì chau mày, lúc thì lẩm bẩm điều gì đó trong miệng, hai con ngươi liên tục đảo từ trên xuống dưới, như muốn lục tìm lại điều gì đó hết sức quan trọng trong kí ức.
Tôi sốt ruột ngồi đợi bên cạnh, nhưng cũng không dám cắt ngang, đành cố kiềm chế và chăm chú nhìn lão, chờ đợi một câu trả lời.
Mất đúng một tiếng đồng hồ, Lão Ngũ mới giở tới trang cuối cùng rồi gập lại để lên mặt bàn, nét mặt vô cùng hào hứng:
- Mẹ kiếp, này nhóc con, ba chúng ta đúng là một lũ chuột, thỏ ăn hại. Giờ thì phải cất công tới động Lão Mậu một chuyến rồi. Ha ha ha… hay đấy, hay đấy!
Tôi ngỡ ngàng, không hiểu vì sao mà Lão Ngũ tự dưng quay sang mạt sát cả ba người, lại còn nói phải tới động Lão Mậu, động đó nằm ở đâu chứ?
Thấy tôi thắc mắc, Lão Ngũ chỉ cười và mắng tôi một câu:
- Chuột, thỏ, rùa[1'> đi cùng đường. Đó là một câu thành ngữ, mi không hiểu được là đúng rồi.
[1'> Trong tiếng Trung chữ “quy” (rùa) đồng âm với chữ “đồ ăn hại”.
Chị Giai Tuệ không nhịn được cười khúc khích, đặt nhẹ tay lên vai tôi, giải thích:
- Câu thành ngữ đó là “thù đồ đồng quy”, có nghĩa là tuy đi không cùng đường nhưng lại có chung đích đến. Lão Ngũ không có ý chửi chúng ta đâu.
Lão Ngũ bật cười khanh khách, vỗ vỗ lên vai tôi, trêu ghẹo:
- Đúng, đúng, đúng, “thử thố đồng quy, thử thố đồng quy”. Lão già này da mặt dày, để ta làm kẻ ăn hại cũng không sao. Hai đứa mi tự chia nhau làm chuột và thỏ đi.
Tôi vân vê túm tóc, khẽ gật đầu ra vẻ đã hiểu,