
Tác giả: Tang Thượng
Ngày cập nhật: 02:49 22/12/2015
Lượt xem: 1341433
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1433 lượt.
sự tình…
Hai tháng rưỡi trước, Cố Cung Thẩm Dương sau mười năm hoạt động đã được Cục Khảo cổ học Quốc gia và Ủy ban nhân dân tỉnh Liêu Ninh phê chuẩn và cấp phép tu sửa trong thời gian một tháng. Quy mô tu sửa lần này rất lớn, vì hầu như tất cả mọi ngóc ngách từ nhỏ nhất cũng được trùng tu làm mới, trong đó không thể không nói đến công trình chủ thể là điện Sùng Chính.
Điện Sùng Chính còn có tên cũ là Kim Loan điện, là phần kiến trúc quan trọng nhất của Cố Cung. Do điện làm hoàn toàn bằng gỗ, người xưa không sử dụng đinh để ghép các khuôn gỗ lại với nhau mà tất cả đều dùng bằng mộng gỗ, vậy nên khi trùng tu cần phải dùng những chuyên gia hết sức khéo léo và tỉ mỉ, mà nhất định phải là những thợ thực sự có tay nghề mới có thể làm được. Cho nên từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập đến nay, Cố Cung mới chỉ được tu sửa một lần. Tính từ lần tu sửa đó đến nay cũng đã hơn chục năm, qua thời gian, mưa nắng đã làm cho điện bị hư hại nhiều.
Qua nghiên cứu, Viện bảo tàng Cố Cung đã tuyển được một đội ngũ những người thợ mộc thực sự xuất sắc đến từ khắp cả nước, dưới sự làm việc nghiêm túc của họ, một phần của Cố Cung đã được tu sửa.
Sau khi hoàn thiện phần kết cấu bên ngoài, người ta mới tiến hành tu sửa đến phần bên trong. Bao gồm cả lớp sàn gỗ phía dưới ngai vàng, đó là một khu vực hình vuông được ghép từ tám miếng gỗ bách có hơn hai trăm năm tuổi. Phần chính giữa để lại một khoảng trống, khảm thay vào đó là một chiếc bục màu vàng, ngai vàng của hoàng đế được đặt ở phía trên chiếc bục này. Tám miếng gỗ bách đều có độ dài một mét rưỡi, dày nửa mét, sau khi được ghép lại với nhau phải dùng loại sơn thượng hạng màu vàng sơn kỹ lên bề mặt. Trên mỗi miếng gỗ đều được khắc một con rồng đang uốn lượn rất tinh tế, đầu rồng được khắc nổi so với bề mặt gỗ, từ bốn phương tám hướng chầu về phía ngai vàng. Hoàng thượng ngồi trên ngai vàng, mặt hướng về phía Nam, lưng dựa vào hướng Bắc, với dụng ý bao quát cả thiên hạ, đúng theo câu “Bát long củng vệ, Chân long trị thiên”.
Trong quá trình trùng tu, một chuyên gia sau khi nghiên cứu đã nói rằng, chiếc bục bằng gỗ bách này khi bước lên có phần hơi bị lún xuống, có thể là do phần gỗ bên trong đã bị mục, giờ nên tách chúng ra để xử lí phần bị mục rồi ghép lại như cũ. Dựa vào những hình ảnh được ghi chép lại trong văn tự, những thợ mộc đã tách từng mảnh gỗ bách ra, cho đến mảnh gỗ cuối cùng là chiếc bệ màu vàng kim ở chính giữa. Do cũng đã quá lâu, nên cả những khe xung quanh đều bị bụi phủ đầy, vì vậy mọi người quyết định gỡ cả chiếc bệ ra để tiện lau chùi. Nhưng không ai ngờ được, sau khi dỡ được chiếc bệ đó ra, bên dưới bệ để lộ ra một bề mặt được đúc bằng kim loại, trông nó không hề ăn nhập với kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ của ngai vàng.
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là, trên bề mặt kim loại còn khắc một đôi rồng đang quấn quýt vờn nhau, kỹ thuật điêu khắc tinh xảo đã khiến chúng trở nên vô cùng sống động và có hồn lạ thường. Mỗi con rồng đều nhô đầu lên khỏi bề mặt chừng vài phân, đối mặt với nhau, miệng rồng há rộng để lộ những chiếc răng nanh hung dữ, ở chính giữa hai đầu rồng là một viên ngọc trân châu rất lớn màu xanh biếc. Quan sát tổng thể, thì đây chính là bức tranh Lưỡng long tranh ngọc vô cùng sinh động.
Những chuyên gia trùng tu Cố Cung chứng kiến cảnh tượng đó đều thấy rất kì lạ, họ không ngờ dưới ngai vàng lại cất giữ một bảo bối như vậy, nên lập tức cho mời những chuyên gia khảo cổ học đến để nghiên cứu.
Các chuyên gia khảo cổ sau khi nghiên cứu đã kết luận, tấm khắc đôi rồng vờn ngọc trân châu này có ít nhất hai trăm năm lịch sử, được đúc bằng thép không gỉ, kỹ thuật đúc hết sức tinh xảo, cho thấy sự phát triển vượt bậc trong nghề đúc thời bấy giờ, nó có ý nghĩa nghiên cứu vượt thời gian.
Điều thực sự khiến cho họ sửng sốt là khi tiến hành nghiên cứu sâu hơn, họ mới phát hiện ra, có một khoảng trống rất rộng bên dưới tấm kim loại đó, diện tích thực của nó không thể đo được. Các chuyên gia nhận định, đây có thể là một phòng chứa kho báu bí mật và tấm kim loại đúc đôi rồng vờn ngọc trân châu này chính là một trong những cánh cửa thông xuống dưới, nên cử người xuống đó khai quật và nghiên cứu.
Thế nhưng, khi đoàn khảo cổ tới, họ không thể nào mở được tấm kim loại đó lên dù đã thử rất nhiều cách khác nhau. Sau đó, họ mới phát hiện ra rằng, thì ra cả lớp sàn bên dưới của điện Sùng Chính đều được đúc từ khối kim loại trên, và cũng có thể là chạy khắp cả Cố Cung. Tấm kim loại khắc đôi rồng vờn ngọc trân châu này thực ra chỉ là một góc rất nhỏ được hiển lộ.
Đoàn khảo cổ đã mất rất nhiều thời gian để mở tấm kim loại được coi là cánh cửa dẫn xuống phía dưới nhưng tất cả đều vô ích, nó vẫn nằm im lìm không hề xê dịch.
Mọi người đều tỏ ra rất hào hứng, cảm thấy lần trùng tu này nhất định sẽ thu được nhiều kết quả. Thế nhưng, một điều hết sức kì quái đã xảy ra, những chuyên gia khảo cổ tham gia vào việc khai quật đều lần lượt gặp tai nạn và tử vong một cách bí ẩn.
Trường hợp đầu tiên xảy ra khi việc khai quật được tiến hành đến n