
Tác giả: Phỉ Ngã Tư Tồn
Ngày cập nhật: 03:23 22/12/2015
Lượt xem: 1341189
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 10.00/10/1189 lượt.
như một tòa lâu đài nhô lên giữa nước, phiêu đãng trong hồ, đàn ca múa hát giữa sóng nước ẩn hiện lại càng thêm du dương trầm bổng. Nhìn ra bên kia hai bờ sông hàng dương liễu rủ, xen lẫn vào những cụm hoa đào rực rỡ, cách đó không xa lại là lầu gác trùng trùng điệp điệp trong làn mưa bụi, cả không gian đẹp hoàn mỹ như một bức tranh cuộn.
Thật sự là một cảnh sông núi đẹp đẽ quý báu!
**************************
Duệ Thân Vương khẽ nhấp một ngụm rượu, ánh mắt như vô tình hữu ý liếc về phía vị đế vương đang ngự trên tòa. Tòa son chín rồng, mỗi một chiếc vảy rồng vàng đều sống động như thật, hoàng đế ngồi ngay ngắn bên trên, đang lắng nghe Dự Thân Vương cùng Đa Nhĩ hãn vương đàm tiếu, khóe miệng thoảng hoặc hơi cong lên, nhìn giống như là đang cười, chung quy lại thấy hình như không phải như vậy.
Hoàng đế xưa nay quả thực cười mà không vui, có lẽ bởi vì thời Hưng Tông còn tại thế cũng không có yêu thích lắm đứa con này, mà mẫu phi của chàng là Chung thị lại thiên vị đứa con nhỏ là hoàng tử thứ mười một Kính Thân Vương Định Vịnh, cho nên một tuổi thơ sống giữa sự coi nhẹ của song thân đã dưỡng thành một vị hoàng đế tính tình lãnh đạm, lạnh nhạt.
Ngôi vị hoàng đế này vốn không thuộc về chàng, thời Hưng Tông hoàng đế còn giữ ngôi vị, ông có mười hai người con, mà Duệ Thân Vương Định Trạm là hoàng tử thứ sáu, chính do quý phi Mạo thị sinh ra. Mạo quý phi xuất thân nghèo khổ, sau lại được Hưng Tông một mực yêu quý, sinh Định Trạm không lâu liền được sắc phong làm hoàng quý phi. Con dựa hơi mẹ, Định Trạm sinh ra lại cực kỳ thông minh, Hưng Tông đương nhiên có ý lập chàng làm thái tử, thế nhưng nội quan triều đình lại vâng mệnh quy chế từ xưa, chủ trương lập con trương của hoàng hậu là Định Nghi làm thái tử. Định Nghi tư chất bình thường, hoàng đế xưa nay vốn không coi trọng đứa con này, vì thế mà vua tôi giằng co, các quần thần lấy việc từ chức để uy hiếp, bãi triều một thời gian, Hưng Tông cuối cùng đành phải nhượng bộ. Lập Định Nghi làm thái tử, còn đứa con yêu thì sắc phong cho làm Duệ Thân Vương. Lúc này Duệ Thân Vương mới hơn chín tuổi, nhưng là vị hoàng tử duy nhất của bản triều suốt bốn trăm năm qua được phong vương khi còn là vị thành niên.
Sau khi Hưng Tông băng hà, thái tử Định Nghi vào thế chỗ, lấy hiệu Mục Tông hoàng đế. Năm được phong thái tử, Mục Tông mười tám tuổi, Hưng Tông dạy dỗ cực kỳ nghiêm khắc, Định Nghi thường trước mặt phụ hoàng ngay cả đi cũng không dám nhầm nửa bước, trải qua hơn mười năm quả thực bị gò ép khuôn khổ. Lên ngôi nhất thời giống như chim sổ lồng, tùy ý làm bậy. Chỉ biết tin tưởng mù quáng một nhóm nội quan, hoang dâm vô độ, ngay tại quốc tang đã tức tốc mở cuộc tuyển chọn mỹ nữ, lấp đầy cả nội cung, lại còn tin lời bọn đạo sĩ ăn “thuốc hồi xuân”, kết quả đăng cơ mới được bốn tháng, còn chưa kịp đợi đến năm thứ hai thay đổi niên hiệu, vào ngày Bính Tý tháng mười năm Thiên Hữu thứ bốn mươi hai, nửa đêm khuyu khoắt đã từ giã cõi đời vì bạo bệnh nơi chính điện.
Trong vòng một năm mà có đến hai hoàng đế băng hà, Mục Tông chết, theo như tổ huấn thì “Huynh chết đến đệ”, cần phải lập ngay một hoàng đế kế vị.
Được xưng là “Nội tướng” trong ban Ti Lễ, thái giám Cẩm Đường cấu kết với em trai cùng mẹ của Mục Tông cũng là con trai thứ hai của Hưng Tông: Lễ Thân Vương Định Đường, phong tỏa tin tức Mục Tông băng hà, suốt đêm dẫn quân vào thành.
Lễ Thân Vương Định Đường tự cao tự đại vì là con thứ trưởng của Hưng Tông, có ý đồ lấy cảnh vệ cấm cung mưu soán ngôi đoạt vị. Ai ngờ tướng chỉ huy quân doanh Sử Mộ Nguyên giả vờ đáp ứng, đợi đến lúc lâm trận thì quay ra phản kích, chia bính lính làm hai đường, một đường bao vây vương phủ Lễ Thân Vương, giam lỏng Định Đường, một đường thì tầng tầng lớp lớp vây quanh cấm thành, chặn đứng cửa cung. Lý Cẩm Đường cư nhiên là không biết gì, cho quân mở cửa đón chào, không nghĩ đến Sử Mộ Nguyên dẫn mấy vạn hùng binh bảo vệ một người chính là Nghị Thân Vương Định Thuần dẫn vào. Lý Cẩm Đường bấy giờ biết thất thế, lập tức quỳ mọp xuống hô to Nghị Thân Vương “vạn tuế”. Định Thuần chẳng qua chỉ đơn giản cười lạnh một tiếng, tự tay vung kiếm chém chết Cẩm Đường, sau đó dùng vạt áo bào mà lau máu, lệnh cho Mộ Nguyên “Trừ gian nịnh, đuổi loạn thần”, Mộ Nguyên khom người lĩnh mệnh. Ban đêm, quân doanh đóng cửa thành đại hạ sát đồng đảng của Định Đường cùng Lý Cẩm Đường, mà đời sau sử sách ghi lại gọi đó là “Bính Tý chi biến” (biến cố ngày Bính Tý).
Ngay sau lúc Nghị Thân Vương dùng kiếm giết Cẩm Đường, vương phủ Lễ Thân Vương bỗng nổi lên hỏa hoạn, ngọn lửa cháy bừng bừng khiến cả bầu trời kinh thành đêm ấy rực hồng.
Lúc bấy giờ trăm họ trong thành mới biết xảy ra biến cố, mà quân đội lúc vào thành đã phái một lực lượng quân binh để duy trì giới nghiêm về đêm, do chính tay Dự Thân Vương – tâm phúc thường ngày của Nghị Thân Vương – dẫn đầu, tất cả mọi người đều cấm không được đi lại trên đường, khiến cho người ta lại càng thêm hoảng loạn.
Về sau người ta đều bảo nhau, Lễ Thân Vương Định Đường vì âm mưu phản nghịch bại lộ mà uất thẹn