
Tác giả: Hắc Khiết Minh
Ngày cập nhật: 02:52 22/12/2015
Lượt xem: 134650
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/650 lượt.
vào ngày chủ nhật có mở một nhà hàng bánh ngọt, bánh họ làm hương vị tuyệt vời. Em ăn nhiều lắm, nhất là loại ô mai Mộ Tư chua chua ngọt ngọt, quá ngon luôn!”
Tính cách hoạt bát sinh động của cô gái này khiến Khả Khanh bật cười, cô dẫn Lăng Tuấn đi vào khu triển lãm trong viện bảo tàng. Trên đường đi, Lăng Tuấn thao thao bất tuyệt về tất cả các tiệm bánh ngọt ở Đài Bắc, nhưng khi bước vào trong triển lãm, khác với tưởng tượng của cô, cô gái chợt im bặt.
Tầm mắt cô gái dừng lại ở dòng chữ cổ khắc trên một đồ vật, Khả Khanh mới hiểu ra cô ấy vô cùng hứng thú với nền văn minh đã mất này.
Nói chuyện với nhân viên hướng dẫn xong, cô đưa Lăng Tuấn đến phòng làm việc phía sau tìm cha. Trong phòng, cha đeo kính mắt ngồi ghi chép bên bàn giống như trước kia. Ông không hề nghe thấy tiếng gõ cửa và lời hỏi thăm ân cần của cô. Khi Khả Khanh bắt đầu nhớ được, cha luôn luôn làm việc, dường như mê mẩn với nền văn minh đã mất này. Mỗi lần gặp mặt, ông không lao đầu vào việc ghép nối những mảnh vỡ, thì lại ghi chép, miêu tả hiện vật, hoặc tìm kiếm tài liệu sách vở. Ông chuyên tâm đến nỗi quên cả những thứ xung quanh mình.
Đường Khả Khanh nhẹ nhàng đi tới trước bàn làm việc, giơ tay đè cây bút xuống, mới khiến cha cô chú ý.
“Ai… Khả Khanh? Sao con lại ở đây?” – Ông giáo sư nhíu mày nhìn lên, thấy con gái, lông mày giãn ra, sau đó mới nhớ ra mình có hẹn với con: “Xin lỗi con, trí nhớ ba không tốt, con đợi lâu chưa?”
“Không lâu ba ạ.” – Khả Khanh mỉm cười, giới thiệu Lăng Tuấn đứng bên cạnh: “Cô ấy là người bạn con đã nói với ba, Lăng Tuấn. Lăng Tuấn, đây là ba chị, giáo sư Đường Nhạc Nhiên.”
“Cháu chào bác, Đường giáo sư, a, đó có phải là bức thành đồ đã được khôi phục không ạ? Thật lợi hại nha, cháu chưa từng thấy bức tranh nào tỉ mỉ rõ ràng như vậy.”
“Đúng rồi, đó là bức thành đồ đã được phục hồi nguyên trạng, mấy năm gần đây bác dành hết thời gian chắp vá lại, còn chưa kịp công bố. Người thiết kế tòa thành này có trình độ rất cao, trong ngoài tường thành đều đào kênh rạch, được sử dụng như một loại thành hào (sông bảo vệ thành), có thể thấy lúc đó thường xuyên xảy ra chiến sự.”
“Đúng không ạ? Trước kia cháu đọc ở trên sách, thấy đã đào được rất nhiều ngà voi còn nguyên vẹn, giáo sư có cho rằng thời xưa có dùng voi để chiến đấu không?”
“Ừm, đây cũng là một khả năng, nhưng chúng ta vẫn chưa có đủ bằng chứng để kết luận…” – Khó tìm thấy người trẻ nào có cùng sở thích, giáo sư Đường Nhạc Nhiên mắt sáng rực bắt đầu giải thích.
Nhìn một già một trẻ phấn khởi bàn luận, hoàn toàn quên mất sự tồn tại của cô, Đường Khả Khanh cảm thấy buồn cười. Thấy hai người họ khó có thể kết thúc câu chuyện một cách nhanh chóng, cô bèn quay người đi ra ngoài, xuống hầm ngầm tìm mẹ.
Đến hầm ngầm, quả nhiên cô thấy mẹ đang ngồi xổm bên cạnh cái giá gỗ ghi chép linh tinh.
“Mẹ!”
“Khả Khanh, con tới rồi à.” – Tống Thanh Thanh gặp con gái, lập tức đứng dậy ôm cô.
“Mẹ…” – Cô thấy hơi mất tự nhiên nhưng vẫn để cho người mẹ có mái tóc trắng xóa ôm chặt.
“Mẹ rất nhớ con, đứa bé này, chẳng chịu đến thăm mẹ thường xuyên gì cả.” – Tống Thanh Thanh ôm con gái vài phút, nhìn mặt nàng ngượng ngùng đỏ bừng, bà càng cười vui vẻ, nới lỏng tay, xoa mặt nàng đầy trìu mến: “Con gái ngoan, con gầy đi sao? Có ăn đúng bữa không đấy?”
“Đâu có, con vẫn vậy mà, do mẹ tưởng tượng ra thôi, một ngày con vẫn ăn đều ba bữa, còn thêm cả bữa ăn đêm nữa cơ.” – Khả Khanh khẽ giải thích, sợ mẹ mình cằn nhằn về việc ăn uống, cô vội chuyển sang chủ đề khác: “Không phải mẹ đang đánh số hiệu cho mấy tảng đá này sao? Để con giúp mẹ.”
“Tảng đá gì chứ? Đây là đồ cổ, là báu vật vô giá mà tổ tiên lưu lại cho chúng ta đó.” – Tống Thanh Thanh nghe thấy cách nói của con gái, vội trừng mắt phản đối thay đống đồ cổ.
“Vâng, vâng, là tảng đá … à là đồ cổ vô giá.” – Khả Khanh sửa lại cầm lấy bút và sổ ghi chép, giúp mẹ nàng đánh số cho những mảnh ngói bằng gốm và ngọc.
“Đứa bé này…” – Tống Thanh Thanh lắc đầu cười, cùng con gái đánh số cho hiện vật. Trong hầm ngầm viện bảo tàng, hai mẹ con vừa tán gẫu vừa ghi chép những hiện vật thời cổ.
Đường Khả Khanh nhìn mái tóc bạc của mẹ, trong lòng thầm đau đớn. Mẹ cũng như cha, đều đã già cả rồi. Khuôn mặt hằn thêm vết nhăn, tóc bạc vài phần, chỉ có nụ cười hòa nhã, ân cần, rất đỗi dịu dàng là không thay đổi.
Đường Nhạc Nhiên và Tống Thanh Thanh là hai nhà khảo cổ học lừng danh quốc tế. Trên danh nghĩa, họ là cha mẹ cô. Còn thực tế, cô và họ không hề có chút quan hệ huyết thống nào, cô được họ nhận làm con nuôi. Trong một lần khảo cổ, họ đã tìm thấy cô, vì cô bị mất trí nhớ hoàn toàn, người bản xứ cũng không hề biết cô là ai. Hai nguời họ không có khả năng sinh con, cảm thấy cô chính là món quà ông trời ban tặng nên nhờ vài mối quan hệ để nhận nuôi cô.
Nhiều năm qua, họ luôn coi cô như con ruột của mình, không chỉ đưa cô đi học, dạy dỗ mọi thứ mà họ biết, mang cô đi khắp mọi nơi, mua cho cô tất cả vật dụng cần thiết. Cho dù sau này họ phát hiện ra cô không giống mọi người, nhưng chẳng