
Tác giả: Lisa See
Ngày cập nhật: 02:58 22/12/2015
Lượt xem: 1341101
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1101 lượt.
ây cho lợn. Em ba cố bám theo chúng tôi. Nó là đứa bé xấu tính và buồn cười. Nó đụng đâu hỏng đấy, trong khi những người duy nhất có thể làm thế là anh trai và em trai. Nó nghĩ nó là đứa được cưng nhất nhà, mặc dù không có gì cho thấy điều đó là đúng cả.
Khi đã làm xong việc nhà, bốn đứa nhỏ tụi tôi đi lòng vòng trong thôn, đi ra đi vào mấy con ngõ giữa những ngôi nhà trong xóm cho đến khi thấy một đám con gái đang chơi nhảy dây. Anh trai tôi dừng lại, bế em cho tôi, và bảo tôi hãy vào nhảy dây cùng bọn chúng. Sau đó, chúng tôi về ăn cơm trưa - vẫn những món đơn sơ, chỉ cơm và rau. Sau đó, anh trai tôi ở lại với bố và chú tôi, còn chúng tôi kéo hết lên gác. Mẹ lại cho em bé bú, rồi nó và em ba nằm ngủ trưa. Dù mới ngần ấy tuổi, tôi vẫn thích được ở trong căn buồng dành cho đàn bà con gái với bà nội, thím, chị gái, cô em họ và đặc biệt là mẹ tôi. Mẹ và bà nội dệt vải, còn tôi và Mỹ Nguyệt quấn chỉ, thím tôi, bút lông và mực trong tay, đang ngồi nắn nót viết những nét chữ bí mật, chị gái tôi đang đợi bốn người chị em kết nghĩa đến thăm vào buổi chiều.
Chẳng mấy chốc bọn tôi đã nghe thấy tiếng bốn đôi chân bó nhẹ nhàng bước lên gác. Chị tôi ôm thắm thiết từng cô bạn, sau đó năm người bọn họ kéo nhau vào một góc. Họ không muốn tôi hóng hớt, nhưng tôi vẫn tìm hiểu họ vì tôi biết rằng hai năm nữa mình cũng sẽ được là thành viên trong một nhóm chị em kết nghĩa kiểu này. Mấy cô bạn của chị tôi đều ở Phủ Vĩ cả, thế tức là bọn họ có thể gặp gỡ thường xuyên, chứ không chỉ là vào những ngày hội đặc biệt như hội Nghênh Phong hay hội Đuổi Chim. Hội chị em kết nghĩa được lập ra khi bọn con gái lên bảy. Để thắt chặt thêm mối quan hệ này, bố của mỗi đứa trong nhóm sẽ đóng góp hai mươi lăm cân thóc, số thóc đó được để ở nhà tôi. Sau đó, khi mỗi đứa đi lấy chồng phần lúa đã đóng góp sẽ được bán ra để các chị em kết nghĩa mua quà cho cô ta. Phần lúa cuối cùng còn lại sẽ được bán đi vào dịp cô gái cuối cùng trong nhóm lấy chồng. Điều này đánh dấu việc tan rã của hội chị em kết nghĩa vì các cô gái đều đi lấy chồng ở những thôn xa, ở đó họ sẽ quá bận bịu với con cái và phải tuân theo sự sai bảo của mẹ chồng nên chẳng còn thời gian dành cho bạn bè xưa cũ.
Ngay cả với những người bạn của mình, chị tôi cũng không gắng thu hút chú ý. Chị điềm tĩnh ngồi bên những cô gái khác khi họ thêu thùa và kể những câu chuyện khôi hài. Khi họ chuyện gẫu và rúc rích hơi to lên là mẹ tôi liền nghiêm nghị ra hiệu cho họ im lặng, một ý nghĩ mới mẻ chợt xuất hiện trong đầu tôi: mẹ tôi chưa bao giờ làm như vậy khi những chị em kết nghĩa tuổi xế bóng của bà nội đến chơi. Khi con cái đã lớn khôn, bà nội tôi được mời vào một nhóm chị em kết nghĩa ở Phủ Vĩ. Chỉ hai người trong số họ cùng với bà nội tôi, cả ba đều góa chồng, là vẫn còn sống cho đến lúc đó. Họ đến chơi nhà tôi mỗi tuần một lần. Họ cười đùa và kể cho nhau nghe những câu chuyện tục tĩu mà bọn con gái chúng tôi không tài nào hiểu được. Trong những lần như vậy, mẹ sợ bà nội đến độ không dám yêu cầu họ dừng lại. Hay cũng có thể vì mẹ quá bận…
Mẹ tôi đã dùng hết chỉ và đứng lên đi lấy thêm. Trong một khắc, bà đứng im như tượng và nhìn đăm chiêu. Trong lòng tôi bỗng trỗi dậy một nỗi khát khao suýt chút nữa thì không kiềm chế nổi là muốn sà vào lòng mẹ và kêu toáng lên: Nhìn con đây, nhìn con đây, nhìn con đây này mẹ! Nhưng tôi không làm thế. Bà ngoại bó chân cho mẹ quá tệ. Thay vì là đôi “gót sen ba tấc” bàn chân mẹ trông như một gốc cây nham nhở xấu xí. Thay vì bước đi uyển chuyển thì để giữ thăng bằng mẹ phải chống gậy. Nếu bỏ gậy đi, tay chân mẹ phải khuỳnh cả ra để giữ thăng bằng. Mẹ đứng loạng choạng đến mức khó ai có thể ôm hôn bà được.
“Giờ không phải là lúc để Mỹ Nguyệt và Bách Huệ ra ngoài sao chị?” thím tôi hỏi, cắt ngang cơn mơ màng của mẹ, “Hai đứa nó có thể giúp đỡ anh trai làm việc nhà.”
“Thằng anh nó chẳng cần mấy đứa giúp đâu.”
“Em biết,” thím thừa nhận, “nhưng hôm nay đẹp trời…”
“Không,” mẹ tôi nghiêm nghị, “tôi không muốn mấy đứa nhỏ lang thang ngoài thôn trong khi chúng nên ở nhà học làm việc nhà.”
Nhưng thím tôi vẫn kiên trì trong chuyện này. Bà muốn chúng tôi biết rõ các ngõ ngách trong thôn mình, nhìn thấy những gì nằm trên đó, đi ra rìa thôn mà nhìn ngắm, sớm biết rằng tất cả những gì chúng tôi sẽ thấy cũng là những thứ có thể thấy thấp thoáng từ chiếc cửa sổ mắt cáo trong buồng phụ nữ.
“Chúng chỉ còn vài tháng này thôi,” thím tôi cãi. Thím bỏ đi mà không nói thêm rằng chẳng mấy chốc nữa chân chúng tôi sẽ bị bó, xương sẽ vỡ ra, da thịt bị rữa đi. “Hãy để chúng chạy nhảy khi còn có thể.”
Mẹ tôi gần như kiệt sức. Bà có năm đứa con, có đứa mới lên năm và hai đứa nữa nhỏ hơn. Bà phải gánh vác toàn bộ việc nhà - giặt giũ, lau chùi, sửa sang nhà cửa, nấu nướng, thậm chí gắng sức lo nốt những khoản nợ của gia đình. Bà có vị thế cao hơn thím, nhưng bà không thể ngày nào cũng tranh cãi về những gì bà cho là cách cư xử đúng đắn.
“Thôi được rồi,” mẹ thở dài nhẫn nhịn, “thì cho chúng đi.”
Tôi nắm tay Mỹ Nguyệt và chúng tôi nhảy cẫng lên mừng rỡ. T