XtGem Forum catalog

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Yêu Thương Lạc Về Nơi Anh

Yêu Thương Lạc Về Nơi Anh

Tác giả: Mai Tử Hoàng Thì Vũ

Ngày cập nhật: 03:18 22/12/2015

Lượt xem: 1341444

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1444 lượt.

hể thật lòng yêu thương gì chính mình. Nghĩ như vậy, cô liền cực kỳ hào phóng mà tiếp nhận món quà này của ông Nhiếp, đứng dậy nhận lấy chìa khóa trong tay Vạn Thục Bình nói: “Con cám ơn dì, cám ơn ba.”
Ông Nhiếp Canh Lễ “Ai” một tiếng thở dài vẻ mặt vui mừng nhưng tựa như trong lòng vô vàn phiền muộn.
Sau khi ăn xong, Nhiếp Trọng Chi và Tưởng Chính Tuyền dắt tay nhau chào ra về.
Ông Nhiếp Canh Lễ nhìn bóng xe hai người khuất khỏi đại viện, theo thói quen lên lầu đi vào thư phòng của mình. Đây là thời gian riêng tư của ông Nhiếp Canh Lễ, bà Vạn Thục Bình cũng không dám quấy rầy. Hàng ngày ông đều ngồi ở ban công thư phòng nhìn về phía xa ngắm cảnh đẹp hồ Nhật Nguyệt, khi vui vẻ có hứng còn hát lên vài câu hát.
Nhưng hôm nay lại khác, ông mở giá sách cũ ra. Lấy ra một quyển “Lịch sử Trung Quốc tổng quát” dày cộm đã cũ. Lại lấy kính lão ra, ngồi xuống bàn làm việc bằng gỗ lim, thật cẩn thận mở cuốn “Lịch sử Trung Quốc tổng quát” ra, thế nhưng cuốn sách lịch sử dày này lại bị khét rỗng ruột bên trong, chỉ có một ít ảnh chụp đã cũ.
Trên cùng để một tấm ảnh đen trắng đã phai màu. Trong ảnh là một cô gái có khuôn mặt thanh tú mặc đồng phục màu xanh hòa bình, hai bím tóc tết lại buông trước ngực, yêu kiều lộ ra một nụ cười kiều diễm nhìn về phía ống kính máy ảnh. Còn có một bức ảnh chụp chung hai người, khi đó cô gái này mặc áo sơ mi màu trắng, khoác một chiếc áo len màu đỏ, chàng thanh niên có khuôn mặt rất giống Nhiếp Trọng Chi, mặc áo sơ mi màu trắng bên ngoài mặc một chiếc áo len gi-lê màu đen, nhìn có vẻ như là người yêu của nhau. Hai người thân mật đứng sát vào nhau, sau lưng là vườn hoa nở rộ như chiếc thảm gấm trồng cạnh bụi hoa hải đường.
Nhiếp Canh Lễ cực kỳ cẩn thận lấy bức ảnh ra, chăm chú nhìn một hồi lâu, lẩm bẩm nói: “Bích vi. . . . . . Bích vi. . . . . .”
Nếu ngày đó ông không cả tin lời nói dối cha bị bệnh nặng phải nhập viện, nếu ngày đó ông không rời trường học về nhà, ông và Bích Vi nhất định sẽ không phải đi đến tình cảnh bây giờ.
Ý nghĩ của Nhiếp Canh Lễ càng bay càng xa, bay về hơn ba mươi năm trước. . . . . .
Sau khi nhập học đại học không lâu Nhiếp Canh Lễ liền nghe được tin khóa bọn họ lần này có một cô sinh viên diện mạo so với Trương Du trong “Lư Sơn luyến” còn xinh đẹp hơn vài phần.
Một buổi tối nọ, Nhiếp Canh Lễ đang ôn tập dưới ánh đèn mờ ảo liền nghe thấy tiếng nói cười của đám Hồ Vệ Quốc từ bên ngoài đẩy cửa đi vào. Hồ Vệ Quốc ồn ã nói: “Nhiếp Canh Lễ, tiểu tử nhà cậu không theo chúng tôi đi đến xem thi ngâm thơ, cuộc thi hôm nay đúng là mệt quá, cậu có biến bọn tôi gặp ai ở đó không?” Nhiếp Canh Lễ không buồn ngẩng đầu, thản nhiên nói: “Ai tôi cũng không có hứng thú, ngày mai phải thi ba môn, tôi còn bận ôn tập.”
Buổi tối trước ngày tới trường nhập học, Nhiếp lão gia đã ân cần dạy bảo: “Đến trường làm việc gì cũng đừng khiến ta phải mất mặt. Bất kỳ trường hợp nào cũng không được lôi tên của ta ra làm lá chắn.” Nhiếp Canh Lễ cũng cố chấp hồi đáp: “Ba cứ yên tâm, không có ba con cũng có thể sống rất tốt.”
Thấy tình hình hai cha con chỉ cần nói thêm vài lời sẽ “chĩa giáo vào nhau”, Nhiếp phu nhân liền vội hòa giải: “Mệt với cha con nhà ông quá, mỗi lần ngồi nói chuyện với nhau là không khác gì đi đánh trận. Được rồi, được rồi, mỗi người hãy ít đi một câu cho tôi.” Bà Nhiếp vội sai con trai: “Canh Lễ, mau đi thu dọn hành lý đi con.”
Bà Nhiếp thấy Nhiếp Canh Lễ đi ra ngoài, quay đầu nhìn ông Nhiếp đang thong thả bước đi khuyên nhủ: “Ông thật là, cũng đã ở tuổi này rồi mà tính tình cũng chẳng khác đi là mấy, ông còn tưởng mình là tướng quân cầm binh đánh giặc lúc xưa nữa sao? Canh Nguyên đi bộ đội coi như là kế thừa chí hướng của ông rồi. Canh Lễ dựa vào chính bản thân mình thi đỗ vào đại học, chuyện này đáng tự hào biết mấy. Ông không động viên con thì thôi, mỗi lần gặp lại dạy dỗ một hồi. Bọn trẻ bây giờ đều đã lớn, có ý thức có lòng tự trọng, ông phải sửa cách dạy dỗ đi thôi, không thể cứ động tý là đe dọa hay dạy dỗ nghiêm khắc quá được.”
Nhiếp lão gia chân tình nói: “Cũng không phải là tôi lo nó tới trường học hành không ra gì sao? Ông bà ta có câu không đòn roi không ra con hiếu thuận. Nếu con cái mà thua kém người ta thì người sầu lo chẳng phải là tôi với bà hay sao?” Bà Nhiếp bưng chén trà đưa cho ông, sẵng giọng: “Chẳng lẽ tôi không hiểu được ý tứ của ông chắc, cái chính là Canh Nguyên và Canh Lễ bây giờ đều đã lớn rồi, chẳng lẽ ông chưa từng nghe hai chữ “khuyến khích” bao giờ sao?”
Ông Nhiếp trừng mắt: “Dùng cái gì mà dụ dỗ với chả khuyến khích, tôi là cha chúng nó, sinh chúng nó ra, cho chúng nó ăn học. Nếu không học giỏi, đánh chết cũng không oan.” Dứt lời, liền “ừng ực” uống hết mất ngụm trà, bà Nhiếp bật cười: “Bao nhiêu năm vẫn không biết thưởng thức trà, đúng là uổng trà ngon. Thôi được rồi, sáng mai con nó đi ông cố gắng nói dễ nghe một chút, nó đi là đi liền một học kỳ đừng làm cho lòng nó không thoải mái, thôi tôi đi dọn hành lý cùng con nó đây.”
Ngày hôm sau, như thường ngày Nhiếp Canh Lễ đi vào nhà ăn, vừa vào tới nơi