
Tác giả: Tchya
Ngày cập nhật: 22:44 17/12/2015
Lượt xem: 134881
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/881 lượt.
Oanh Cơ dung mạo tuyệt trần, thân hình kiều diễm thế là đủ.
Oanh Cơ không nhưng chỉ có sắc đẹp, nàng lại có thanh nữạ Nàng hát rất hay, giọng trong trẻo, đầm ấm, khi não nuột lúc lâm ly, nhịp khoan nhịp nhặt, điệu bổng điệu trầm, thánh thót véo von; giọng nàng thực là một cây đàn muôn điệu mà nàng tựa hồ như là bá chủ tất cả các âm thanh, muốn sai khiến chúng thế nào cũng được.
Những hôm ngoài trời mưa phùn rả rích, gió bấc vi vu, những hôm mà lòng người tự nhiên cũng thấy bị đè nén nặng nề bực bội, những hôm đó mà được ngồi trong căn nhà cỏ, trước ngọn đèn dầu, cầm chiếc dùi nguyệt quế để gõ vào tiểu cổ, thưởng thức vài khổ hát của nàng Oanh, thì các thú tao nhã đậm đà của sự thẩm âm rũ sạch lòng mình hết những nỗi ưu phiền ô trọc, đưa tâm hồn mình lâng lâng lên cõi thơm tho xán lạn, tưởng có phải chết sau phút thanh kỳ đó, thực không ân hận tý gì!
Nói thế cũng không phải là quá đáng. Thực vậy, ai đã được hạnh phúc nghe Oanh Cơ và Huyền Cơ hát, nhất là nghe Oanh Cơ thì không bao giờ có thể quên được giọng thanh tao thánh thót ấỵ Cái giọng lúc nỉ non âm ỉ, lúc chan chứa tình cảm, lúc man mác cảm hoài, nó véo von trầm bổng, não nuột lâm ly, đến lúc thảm như nức nở sau bức màn lệ, đến khi vui như nhẹ nhàng chen lẫn chuỗi cười; cái giọng ấy trong hơn tiếng trúc, đầm hơn tiếng tơ; tinh hơn tiếng sắt, không tài nào tả rõ được. Oanh Cơ là một con chim tuyệt quý mà tiếng hót vô song đã làm rực rỡ cả một thời dĩ vãng không tên; nàng là một ca nhi sống trong bóng tối, nhưng tài sắc nàng đã trùm đời, đã khiến đấng Hóa Công tạo ra nàng lại phải ghen với nàng, mà gây ra nỗi thảm họa sau này, tấn bi kịch xảy ra giữa chốn rừng thẳm núi thiêng, giữa hạt Đồng Giao độc địa, mà hiện chúng ta đương ở.
Oanh Cơ là kẻ sống sót sau tấn bi kịch ấỵ Nàng là cái mồi ngon quý mà loài mãnh thú rất thèm thuồng ham muốn, chỉ lăm le rình để bắt tha đị Người đáng quan tâm chú ý nhất trong chuyện này, chính là nàng vậỵ
Chương 5 - TAI NẠN VÀ GẶP GỠ
Ông Cai Móm kể tới đây thì ngừng lạị
Chuyện mà ngày nay tôi thuật anh nghe một cách rành rọt văn hoa như thế, ông Cai đã kể cho vợ chồng tôi thưởng thức bằng một giọng oang oang cộc lốc, ông chỉ tả qua loa sắc đẹp của hai chị em nàng Oanh và lồi đi hát ngày xưa thế nàọ
Nay nhân đêm khuya cao hứng, tôi đem hết cả nhưng sự từng kinh nghiệm nghe biết , thêm vào cho câu chuyện cho ý vị hoa hòe , anh cũng nên lượng cho tôi nhé!
Ông Cai Móm sở dĩ im bặt đi không nói nữa, vì xa xa, ông thoáng nghe có tiếng hổ gầm. Ông trầm ngâm lặng lẽ hồi lâu, chú ý lắng tai trong đêm vắng. Một lát, ông cúi sát lại gần tai tôi, nôi nhỏ:
- Thầy cô thử lắng nghe xem, có phải có tiếng hổ gầm chăng? Hổ gầm xong lại vẳng nghe có tiếng đàn ca đút quãng. Thầy cô cứ chú ý một lúc, sẽ nhận rõ ngaỵ
Tôi và Lệ Thi hết sức chăm chú. Quả như lời ông Cai nói, chúng tôi nghe có tiếng “ââ ... Ôôuôômm" vang động xa lắm ở trong rừng. Nhưng nghe chỉ có thế thôi, ngoài ra không còn tiếng gì nữa cả. Lắng tai mãi cũng thế, ngoài tiếng dế than trùng khóc, tiếng gió rít lá rơi, chẳng có tiếng hát xướng đàn ca gì cả.
Chán nản, tôi bảo ông Cai:
- Chúng tôi nghe chả thấy gì, chỉ có tiếng hổ gầm ở tận đâu đâu…
- Lắng mãi chán tai vô ích. Thôi ông kể nốt câu chuyện Oanh Cơ đi nghe đang thú vị ...
Lệ Thi cũng nói leo:
Rồi sao thế nào nữa, ông Caỉ ông vừa nói có tấn bì kịch; bi kịch ấy làm sao, ông tiếp đi!
Ông Cai cầm cốc rượu nếp cẩm , uống nốt chỗ còn sót lạị Ông vừa để cốc xuống, Lệ Thi vội vàng róc bồi thêm rượu rõ đầỵ Ông Cai quen thói, khà một cái rất đắc ý; xong, liếm môi, ông nói tiếp:
- Hai nàng Huyền Cơ và Oanh Cơ có tiếng hát hay nhất xứ. Trong mấy cuộc hát đình, hát đám, nàng Huyền đã chiếm giải đến chín mười lần, vì có sức, hát tốt giọng. Nàng Oanh hát hay hơn chị, song không sung sức, chỉ ca trong nhà được mà thôi, ra đình giọng bé quá, bị tiếng ồn ào át đi, không trổ tài được.
Dù thế mặc dầu, các quan khác đã từng được nghe Oanh, thì không muốn nghe Huyền nữạ Như thế là một sự nhục nhã cho Huyền, thế mà nàng vẫn không ghen ty với em, chỉ quí hóa kính phục em thêm mà thôị Lúc nào có các thượng quan công tử đến vời hát mừng, chị lại nhường cho em, mặc sức em trổ tài cùng quí khách. Nhưng hễ gặp quan viên tầm thường, không phải là người trí thức, thế nào Huyền cũng tranh lấy hát, cho em được nghỉ ngơi dưỡng sức dưỡng thần. Oanh rõ biết lòng chị như vậy, yêu chị như yêu mẹ, yêu anh như yêu cha, ở với chị một niềm kính nhường hiếu thảọ
Tất cả hàng tỉnh, chẳng ai không nức nở khen tài khen đức của nàng Oanh. Phàm các tay thích từ phú thi văn, tất thế nào cũng mời cho được anh em Văn Quản về tận nhà để hát. Hoặc, nếu xa xôi quá khó vời về được, thì lại lần mò lên tận Bàn Thạch để nghe một lần cho biết giọng hát của Oanh Cơ. Không được thế, không cam lòng; cho nên Oanh nổi danh khắp cả một vùng Thanh Nghệ, tiếng tăm đồn đại đi có nhẽ tới cả vùng Nam Định, Ninh Bình ...
Trong buổi sinh bình, cha mẹ nàng Huyền và Oanh đã được hân