
Tác giả: Tchya
Ngày cập nhật: 22:44 17/12/2015
Lượt xem: 134922
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/922 lượt.
ời đó là như thế. Kết quả ấy càng chua cay thê thảm bao nhiêu, nó càng làm cho tên kiện nhi sống sót nghĩ thương tiếc anh em đồng chí, bực tức số phận hẩm hiu mà thâm thù thâm oán hai anh em Khôi, Việt bấy nhiêụ
Bởi thế, khi giải về dinh Án sát để lấy khẩu cung, tên gian tặc ấy không ngập ngừng gì cả, khai ngay rằng muốn bắt được Nguyễn Quán, cứ việc đem tra tấn hai chàng thiếu niên võ sĩ đã giúp ngầm y trong các cuộc cướp của đốt nhà. Hai thiếu niên đó là con quan lanh Bắc Ninh: Lê Mạnh Khôi, Lê Trọng Việt ...
Tai nạn nhà họ Lê bắt đầu từ buổi ấy; đương lúc cả nhà chung hưởng hạnh phúc thái bình vui vẻ, hai anh em bị bắt đem đi, ngơ ngác không hiểu vì đâu lại xảy ra cơ sự lạ lùng như vậỵ Lê mẫu kinh khủng lo lắng, bỏ ăn bỏ ngủ; Oanh Cơ thì khóc lóc suốt ngàỵ Về phần Nguyễn Đức Tiêu, cháu Oanh Cơ, sau khi hai công tử bị giải lên tỉnh rồi tống lao, chàng bèn vội vã thu xếp hành lý theo lên Nam Định để đem cơm nước quà bánh cho hai người bị nạn và dò la xem tin tức thế nàọ
Việt và Khôi bị bắt vừa được hai ngày thì sáng hôm thứ ba, các quan trên tỉnh về khám nhà họ Lê tại núi Gôị Trong cuộc khám xét, chẳng bắt được giấy má gì quan trọng cả, duy chỉ tìm ra được bức thư của Nguyễn Quán mà thôị Thầy thư ký thông ngôn theo quan Chánh cẩm đến khám nhà Oanh Cơ, thấy nàng thùy mị dịu dàng, cứ chòng chọc ngắm nhìn nàng mãi, khiến nàng phải sượng sùng e lệ, cúi gằm mặt xuống không dám ngửng lên nữạ "Gái một con, trông mòn con mắt", gia dĩ nàng Oanh lại có sắc đẹp tự nhiên vẹn vẻ, hóa nên thầy Thông ngôn càng mê đắm mê say, thầy tiến đến bên cạnh nàng, lộ ra vẻ hiền từ phúc hậu bảo nàng rằng:
- Bà chớ lo! Tôi xin tình nguyện làm giấy má hộ bà, để bà đầu đơn khiếu nại cùng nhà nước!
Oanh Cơ tưởng đấy chỉ là lời nói đãi bôi cho đẹp chuyện ai ngờ thầy Thông nói sao làm vậy, ngày hôm sau vội đến nhà họ Lê thảo các đơn từ tử tế rồi đọc cho Oanh Cơ và Lê mẫu nghẹ Xong thầy xin hai mẹ con ký tên vào đơn rồi đệ trình lên quan Án. Khi thầy Thông ra về, hai mẹ con Oanh Cơ cảm chút tình săn sóc đến người có nạn, đem gạo tiền ra tiễn, song thầy Thông một mực chối từ nhất định không nhận.
Cách đấy ít lâu, chẳng biết Tòa xử và tuyên án ra làm sao, chỉ rõ ngày 26 tháng ba, đầu giờ Mão, anh em công tử họ Lê bị điệu về núi Gôi, trói vào hai chiếc cột đóng thấp thấp ở một sườn đồị Mười hai tên đạo tặc đồng đảng với Nguyễn Quán cũng bị trói như thế chung quang mình hai cạu ấm.
Trên sườn đồi, trước mặt lũ tội nhân, nền đất bị san phẳng để dựng một cái rạp lớn, chung quanh có tinh kỳ đỏ ốI, gươm giáo sáng quắc, tàn quạt uy nghị Trong rạp, trên một chiếc ghế bành đằng trước có bày hương án, một ông quan áo mũ chỉnh tề,cân đai bối tử trịnh trọng, ngồi chễm chệ uy nghi, sắc mặt nghiêm nghị đượm vẻ sát khí lạnh lùng. Diện mạo cứng cỏi đó thực là hợp với vẻ long trọng thê thảm của pháp trường. Bên mình Giám trảm quan có các viên bộ hạ, các lính tráng theo hầu và một bộ đàn sáo bát âm. Hai bên trước cửa rạp, một bên là giá trống cái, một bên là giá chiêng đồng; hai tên lính mặc quần áo chẽn vàng nẹp đỏ, chân thắt xà cạp điều, cầm dùi đứng chực sẵn.
Trong hoàn cảnh lạnh lùng nghiêm nghị ấy bỗng thấy một người đàn bà vừa khóc sướt mướt như mưa gió, vừa thất thểu tiến đến. Thiếu phụ đó mặc đồ sô gai trắng, bỏ tóc xõa, đội mũ mấn che lấp cả mặt mũi hóa nên không ai nhận rõ được dung mạo nàng. Nàng bồng một đứa con thơ, rẽ đám người đi xăm xăm vào tận giữa pháp trường, tới gần một tội nhân nâng đứa hài nhi cho anh ta hôn hít, đoạn phủ phục dưới chân anh ta khóc nức nở, nói không ra tiếng.
Phạm nhân đó nào phải ai xa lạ, chính là công tử Lê Trọng Việt mà thiếp phụ kia, ấy là nàng Oanh Cợ Nàng Oanh Cơ ngồi xệp xuống đất, bên cạnh chồng, ruột gan quằn quại như đứt ra từng đoạn một, cảnh sinh ly tử biệt, tự nhiên đến hủy hoại gia đình êm thấm nhà nàng, nó tàn ác quá, đau đớn quá, khiến nàng không còn tâm hồn nào nữa, không còn đủ trí giác và tinh thần sáng suốt để tìm ra một lời lẽ gì thống thiết khóc chồng và từ giã anh chồng. Nàng cứ quỳ móp dưới đất. Cậu ấm hai, trông thấy vợ con, lòng cũng tan nát, không thể cầm được nước mắt. Nhưng đã đến trường hợp này cậu đành phải cúi đầu nhẫn nhục trước sắc lệnh cay nghiệt của định số, thổn thức bảo vợ rằng:
- Em khá mau về đi, đừng ở chốn rơi thịt đổ máu này làm gì! Ngày nay anh sở dĩ đương tuổi thanh niên mà bỏ vợ con, chịu bất đắc kỳ tử một cách thảm thiết thế này, chẳng qua chỉ vì tiền oan nghiệp trái đó mà thôi, có cưỡng cũng vô ích! Thân phụ chúng ta, xưa xông pha trong vòng khói lửa, chém giết tàn sát cũng nhiều, các oan hồn bởi thế mới theo dõi dòng họ ta mà trả thù, báo óan! Đến lúc vận trong nhà suy bĩ, lại có cả hai con ma rừng thủa trước cũng hùa vào tác quái, mạng anh nghĩ cho kỹ, thực là khó nỗi bảo toàn! Em còn nhớ câu chuyện ma rừng anh thuật lại cho em nghe trong cái đêm vắng vẻ, khi hai ta mới bắt đầu gặp gỡ nhau không? Thôi, em khá về đi! Anh sống khôn chết thiêng, sẽ theo dõi bóng em, phù hộ cho em mãi mãi! Em còn trẻ, có nhan sắc; đời em còn c