Lamborghini Huracán LP 610-4 t

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Bao Công xử án-  Full

Bao Công xử án- Full

Tác giả: Nguyễn Văn Thủy

Ngày cập nhật: 22:48 17/12/2015

Lượt xem: 1341319

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1319 lượt.

ng lớn và vùng chạy, báo hại Triệu Hổ và Hưng Phước rượt theo thiếu điều muốn đứt hơi. Hai người trông theo thấy con ngựa chạy vào một khu vườn ở gần đầu thôn bèn phóng tới nấp ngoài hàng rào nhìn vô.

 

Giữa khu vườn là một ngôi nhà ba gian mái ngói, cửa sơn phết sạch sẽ. Phía tay mặt khu vườn, gần cổng vào có một tàu ngựa lớn chia làm nhiều ô có cửa chắn, cao tới ngực người lớn. Con ngựa già mà hai người rượt theo đang đứng trước tàu vẫy đuôi hý ầm ỹ ra vẻ vui mừng và đòi ăn.

 

Hưng Phước nhận thấy con bạch mã của chủ mình cột ở ngăn thứ nhì bèn chỉ cho Triệu Hổ coi, rồi Hưng Phước toan xông vào vườn nhưng Triệu Hổ níu lại và nói nhỏ điều chi một hồi, Hưng Phước gật đầu đứng yên .

 

Con ngựa già hý lần nữa thì một gã đàn ông từ căn nhà ngói chạy ra dắt nó vào ô cuối tàu cho ăn. gã này tưởng là ngựa của y sút chuồng nơi chủ mới rồi quen đường cũ trở về.

 

Hưng Phước nói nhỏ với Triệu Hổ:

 

- Chính hắn đấy. Bây giờ tôi vô bắt lại con bạch mã được chưa?

 

Triệu Hổ gật đầu. Hưng Phước chạy lẹ vào mở cửa dắt con ngựa bạch ra. Bạch mã thấy Hưng Phước cũng hý một hồi tỏ ý chaom mừng. Gã đàn ông chủ tàu ngựa từ phía tàu chạy ra thấy vậy vội xông tới toan đánh Hưng Phước để đoạt lại ngựa. Vừa lúc ấy Triệu Hổ ập vào bắt trói y lại. Y khai tên làHuỳnh Hồng làm nghề lái ngựa.

 

Triệu Hổ liền áp giải Huỳnh Hồng và con ngựa già về nộp Bao Công. Hưng Phước cũng dắt con bạch mã theo sau.

 

Bao Công chỉ mặt Huỳnh Hồng mà quát:

 

- Mi đã giàu có còn đem lòng gian tham, giữa ban ngày dám dở thủ đoạn bất lương. Mi đã nhận lỗi chưa hay là chờ ta phải tra khảo.

 

Huỳnh Hồng thấy tang chứng rành rành hết đường chối cãi nên y phải thú nhận tội lỗi.

 

Bao Công truyền tịch thu con ngựa già xung làm công và sai lính vật Huỳnh Hồng ra đánh cho 70 gậy rồi đuổi về.

 

Hưng Phước đã lãnh con bạch mã đem về cho chủ.

 




Ngày xưa, tại phố huyện Đồng An bên Tàu, có một người tên Củng Côn, vợ là Lý thị. Hai vợ chồng rất giàu có nhưng phải cái quá hà tiện. Tuy chưa đến nỗi “rán sành ra mỡ” và “vắt cổ chầy ra nước” nhưng vợ chồng Củng Côn cũng được hà tiện trong vùng tôn làm bậc đàn anh.

 

Mỗi lần bó buộc phải dự ma chay, cưới gả hay giỗ chạp của họ hàng bạn bè thời ông thở dài đi ra, mặt mày buồn xo, bà rền rĩ đi vô, héo ruột héo gan.

 

Ông thường than thở với bà:

 

- Bị mời thì lại tốn kém mua lễ vật. Sao thiên hạ không quên phứt mình cho rồi.

 

Cứ mỗi lần như vậy, ông lại biểu bà tính xem trong nhà có thứ gì cho được thì cứ đưa ra. Được cái bà cũng khéo thu vén lắm. Bà dành một cái tủ riêng để tích các thứ lễ vật thường hay dùng trong các việc quan hôn tang tế: trà, bánh, mứt, hương, nến… Thứ để được lâu hỏng không nói làm chi nhưng cũng có thứ bà để mốc xanh vàng cũng cứ thế đem tống khứ đi. Thường khi bà cũng ra vườn sau ngắm những cây cam, bưởi, ổi, mãng cầu cùng là bụi chuối và đàn gà vịt, ngan ngỗng, xem có thứ “cây nhà lá vườn” nào chịu đi thay cho chuỗi tiền của ông bà chăng.

 

Vợ chồng Củng Côn lại thường áp dụng một phương pháp cố hữu sau đây trong sự đưa lễ vật: dư biết là theo tục lệ hễ ông bà không đến “uống chén rượu nhạt” hay “xơi lưng cơm thường” với gia chủ thời gia chủ chỉ nhận một phần lễ vật còn bao nhiêu trả lại gọi là nhận tượng trưng, nhận làm thảo mà thôi.

 

Củng Côn khai thác triệt để tục lệ này. Chỉ thị chồng ra cho vợ như sau: phàm lễ vật thì gồm có một món đáng giá để giữa hay ở trên, tuỳ trường hợp, xung quanh hay ở dưới độn những lễ vật phụ rẻ tiền, dĩ nhiên là nhiều. Món đáng giá ấy cũng còn gọi là “món chủ chốt”. Lý thị thực tế hơn gọi là “món đưa ra rồi lại thu về gấp”. Tùy theo mùa tùy theo vụ, món chủ chốt và các món phụ thay đổi: khi thì là buồng chuối to với một mâm vừa ổi xanh vừa mãng cầu cứng như đá, khi là buồng cau với mấy gói chè hạng xoàng, hương, nến v.v…

 

Vợ chồng Củng Côn lại khéo luyện được một anh người nhà để dùng vào công tác tế nhị này. Mỗi khi đem lễ vật đến nó trịnh trọng đặt trước mặt gia chủ, khoanh tay bẩm báo, nói rõ lý do và đọc bảng kê khai lễ vật đàng hoàng rồi chờ khi gia chủ tươi cười nhận đồ lễ tượng trưng thì nhanh như cắt nó nhắc ngay món “chủ chốt” ra, đặt về phía nó rồi để cho gia chủ tự ý lấy món phụ gì thì lấy. Xong đâu đấy nó nhẹ nhàng đặt món chủ chốt vào mâm bưng lên rồi làm ra cái vẻ đau khổ xin gia chủ nhận thêm cho kẻo về nó bị chủ quở mắng.

 

Dĩ nhiên là nó thành công trong chiến thuật ấy rồi, vì chẳng lẽ gia chủ lại bảo nó đặt mâm xuống chọn lại?

 

Khỏi nói, nó được vợ chồng Củng Côn khen ngợi lắm. Chẳng thế lúc vắng mặt nó, Lý thị thường bảo chồng:

 

- Mình tốt tay nuôi người mới được thằng này khéo vun về cho chủ.

 

Nhưng từ hơn tháng nay, nó xin về làm ruộng nên vợ chồng Củng Côn phải nhắn bà con ở miệt quê kiếm cho một người ở trẻ tuổi, nhanh lẹ để thay thế. Người ở mới